Lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ gửi thư đề nghị EU hỗ trợ, chia sẻ vaccine cho Việt Nam
Để tiếp tục đẩy mạnh triển khai ngoại giao vaccine, ngày 18/8, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có thư gửi ông Charles Michel, Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EU) đề nghị EU hỗ trợ, chia sẻ vaccine cho Việt Nam.
Một lô vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca do COVAX Facility cung cấp về đến sân bay Nội Bài (Hà Nội). Ảnh: Minh Quyết/TTXVN
Trong thư, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã cảm ơn sự quan tâm và hỗ trợ của Liên minh châu Âu dành cho Việt Nam trong thời gian qua, đặc biệt đã viện trợ 2,4 triệu liều vaccine thông qua cơ chế COVAX.
Chủ tịch nước nhấn mạnh, Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn để có đủ số lượng vaccine cho gần 100 triệu người dân và trang thiết bị y tế phòng, chống dịch. Theo đó, trên cơ sở quan hệ Đối tác và Hợp tác toàn diện đang phát triển hết sức tốt đẹp giữa Việt Nam và EU, Chủ tịch nước đề nghị EU hỗ trợ tối đa cho Việt Nam thông qua các hoạt động viện trợ, nhượng lại vaccine, chia sẻ công nghệ, cung cấp trang thiết bị y tế điều trị bệnh nhân COVID-19 và chia sẻ kinh nghiệm trong ứng phó với đại dịch.
Về vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đã có thư gửi Bà Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ủy ban châu Âu. Trong thư, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao đà phát triển tích cực trong quan hệ giữa Việt Nam và EU trong bối cảnh hai bên chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Video đang HOT
Thủ tướng Chính phủ mong muốn EU xem xét hỗ trợ vaccine cho Việt Nam, có tiếng nói đề nghị COVAX ưu tiên phân bổ vaccine cho Việt Nam và các nước ASEAN trong giai đoạn dịch COVID-19 diễn biến phức tạp hiện nay trong khu vực.
Củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh toàn dân tộc đồng lòng ngăn chặn, đẩy lùi, không để dịch Covid-19 lan rộng, bảo vệ sức khỏe, tính mạng và chăm lo tốt nhất cho đời sống nhân dân
Sáng 16-8, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp với các tổ chức thành viên tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai chương trình hành động của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Tham dự hội nghị ở điểm cầu Trung ương có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng, các Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng; lãnh đạo các ban, bộ, ngành... cùng hơn 2.000 đại biểu tại 64 điểm cầu trên cả nước.
Cùng Đảng, Chính phủ chống dịch Covid-19
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên đã chủ động, kịp thời nghiên cứu xây dựng chương trình hành động và phối hợp tổ chức hội nghị triển khai chương trình hành động trong toàn hệ thống. Đây là việc làm rất thiết thực, thể hiện tinh thần quyết tâm của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên nhằm cụ thể hóa và sớm đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sống.
"Với vai trò là tổ chức đại diện của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng trong hệ thống chính trị ở nước ta, MTTQ Việt Nam, các tổ chức thành viên cần làm tốt hơn nữa vai trò là nòng cốt chính trị, có trách nhiệm vẻ vang trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tập hợp, vận động nhân dân đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, thực hành dân chủ, xây dựng đồng thuận xã hội để góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu chính trị của đất nước trong giai đoạn mới" - Tổng Bí thư nhấn mạnh.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo tại hội nghị Ảnh: QUANG VINH
Hiện nay, đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, tốc độ lây lan rất nhanh, gây tổn hại lớn về sức khỏe và tính mạng của người dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội và mọi mặt của đời sống. Với tinh thần "chống dịch như chống giặc", bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, trước hết, Tổng Bí thư đề nghị MTTQ và các tổ chức thành viên cùng toàn thể các tầng lớp nhân dân cùng đồng lòng, nhất trí cao nhất tham gia phòng chống dịch với tinh thần: Chúng ta đã cố gắng càng cố gắng hơn nữa, đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa; đã quyết tâm càng quyết tâm cao hơn nữa, nhất định phải dập được dịch, để giữ vững được truyền thống dân tộc Việt Nam anh hùng. Toàn dân tộc muôn người như một, đồng lòng cùng Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành tìm mọi cách quyết ngăn chặn, đẩy lùi bằng được, không để dịch lan rộng, bùng phát trong cộng đồng, bảo vệ sức khỏe, tính mạng và chăm lo tốt nhất cho đời sống của nhân dân.
Bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân
Tổng Bí thư đề nghị MTTQ Việt Nam cần làm tốt hơn nữa vai trò giám sát và phản biện xã hội; tiếp tục chủ động tham gia sâu hơn, toàn diện, hiệu quả hơn và động viên nhân dân tích cực tham gia vào công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Phát huy vai trò tích cực trong tham gia kiểm soát quyền lực, giám sát để quản lý xã hội công khai, minh bạch. Phối hợp đề xuất, xây dựng các cơ chế, phương thức phù hợp phản ánh tới cấp ủy, chính quyền và trực tiếp đấu tranh phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí ở ngay tại mỗi địa bàn dân cư, cơ quan, đơn vị.
Đặc biệt, MTTQ Việt Nam phải làm tốt hơn nữa vai trò tập hợp, lắng nghe ý kiến nhân dân để phản ánh với các cơ quan Đảng và Nhà nước ở Trung ương cũng như các địa phương. Chủ động phối hợp với chính quyền các cấp giải quyết có hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc ngay tại cơ sở, góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Luôn đối thoại, lắng nghe, học hỏi, tiếp thu ý kiến, giải quyết khó khăn, vướng mắc và yêu cầu chính đáng của nhân dân; tin dân và tôn trọng dân.
Đặc biệt, các cơ quan nhà nước cần quan tâm nghiên cứu, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, pháp luật, tạo mọi điều kiện để nhân dân phát huy quyền làm chủ, tham gia có hiệu quả vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội; hoàn chỉnh cơ sở pháp lý cho các hoạt động của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên; tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện pháp luật về giám sát và phản biện xã hội, tạo điều kiện thật tốt để phát huy vai trò giám sát của nhân dân, giám sát trực tiếp và giám sát thông qua vai trò của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể nhân dân.
Chủ tịch nước: Bình Dương cần sớm vận hành khu điều trị dã chiến 5.000 giường Đi thăm khu điều trị COVID-19 quy mô lớn đang được xây dựng tại Bình Dương, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao cách làm của tỉnh, đề nghị sớm đưa khu điều trị vào hoạt động. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc (thứ hai từ phải qua) kiểm tra tại công trường xây dựng khu điều trị dã chiến 5.000...