Lãnh đạo Ngân hàng Quân Đội (MBB) mua vào 1 triệu cổ phiếu
Lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân Đội (Mã chứng khoán: MBB – sàn HOSE) đã mua vào cổ phiếu để tăng sở hữu.
Theo đó, ông Lê Quốc Minh, Phó tổng giám đốc MBB đã mua vào 1 triệu cổ phiếu để nâng sở hữu từ 1,3 triệu cổ phiếu lên 2,3 triệu cổ phiếu. Giao dịch được thực hiện ngày 02/12.
Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu liên quan tới Dragon Capital vừa bán ra 1 triệu cổ phiếu để giảm sở hữu từ 5% về còn 4,97% vốn điều lệ MBB và chính thức không còn là cổ đông lớn của Ngân hàng.
Trong 9 tháng, MBB ghi nhận tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh đạt 19.648 tỷ đồng, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Thu nhập lãi thuần đạt 14.484 tỷ đồng, tăng 10,5%. Lợi nhuận trước thuế đạt 8.134 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 6.596, lần lượt tăng 6,8% và 7,4%.
Năm 2020, MBB đặt chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 9.032 tỷ đồng, giảm 10% so với thực hiện năm 2019. Tuy nhiên, trong điều kiện thị trường thuận lợi, Ngân hàng sẽ đề ra kế hoạch lợi nhuận tương đương năm 2019, khoảng 10.000 tỷ đồng.
Dù dự trù kế hoạch lợi nhuận giảm 10% trong năm nay do ảnh hưởng của dịch bệnh, song sau 3 quý, MBB đã thực hiện được 90% mục tiêu lợi nhuận trước thuế cả năm.
Tính đến ngày 30/9/2020, tổng tài sản của MBB tăng 4% so với đầu năm, ở mức 421.175 tỷ đồng. Trong đó, cho vay khách hàng tăng 7% trong khi dự phòng cho vay tăng 50%.
Về nguồn vốn, MBB ghi nhận tiền gửi của khách hàng giảm nhẹ 1,3% so với đầu năm. Tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng giảm 4,6%, phát hành giấy tờ có giá tăng 33%.
Xét chất lượng cho vay, ngân hàng có tổng cộng 4.035,5 tỷ đồng nợ xấu, tăng 39% so với đầu năm, tỷ lệ nợ xấu theo đó tăng từ 1,16% lên mức 1,50%.
Video đang HOT
Từ đầu năm đến hết quý III, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của MBB âm hơn 15.636 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái dòng tiền dương 2.364 tỷ đồng.
Nguyên nhân chủ yếu là do tiền gửi của khách hàng bao gồm cả Kho bạc Nhà nước giảm hơn 3.510 tỷ đồng; phát hành giấy tờ có giá chỉ tăng 8.730 tỷ đồng, thấp hơn 4.200 tỷ đồng so với cùng kỳ.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 07/12, cổ phiếu MBB giảm 100 đồng về 20.900 đồng/cổ phiếu.
Lan tỏa hai thông điệp lớn
Lễ trao giải Chương trình bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2020 cuối tuần qua lan tỏa hai thông điệp lớn: doanh nghiệp niêm yết cần nỗ lực hơn nữa để nâng cao chất lượng quản trị công ty và thực hiện chiến lược, mục tiêu phát triển bền vững trong môi trường ngày càng nhiều biến động.
Không thể chỉ có một Vinamilk
Theo Hội đồng bình chọn, kết quả chấm điểm quản trị công ty năm 2020 cho thấy, các doanh nghiệp có điểm quản trị tốt có giá cổ phiếu cao hơn các doanh nghiệp có điểm quản trị ở mức thấp và cũng là nhóm có hiệu quả kinh doanh tốt nhất.
Kết quả đánh giá giai đoạn 2018 - 2020 đều tương đồng, là bằng chứng thuyết phục: quản trị tốt giúp doanh nghiệp ngăn ngừa rủi ro, hệ thống vận hành ổn định, có thể kiểm soát tốt chi phí, giúp doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng và phục hồi nhanh.
Điểm số bình quân về quản trị công ty của các doanh nghiệp niêm yết ở mức dưới 50/100 điểm tối đa và các tiêu chí chấm chủ yếu là về tuân thủ quy định, còn ít tiêu chí áp dụng thông lệ tốt. Theo đó, các doanh nghiệp niêm yết có nhiều việc làm để nâng cao chất lượng quản trị công ty.
Ông Trần Văn Dũng Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhấn mạnh, sau nhiều năm nỗ lực, Việt Nam đã có Vinamilk là doanh nghiệp đầu tiên lọt vào Top các doanh nghiệp có điểm quản trị cao trong khu vực ASEAN, nhưng cả thị trường chứng khoán không thể chỉ có một doanh nghiệp làm được như Vinamilk.
Theo thống kê của Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE), đến thời điểm này, có 29 doanh nghiệp niêm yết đạt giá trị vốn hóa 1 tỷ USD.
Phát triển bền vững giúp tăng trưởng bền vững
Vẫn theo thống kê của HOSE, trong một năm có nhiều biến động, chỉ số phát triển bền vững VNSI, gồm những doanh nghiệp áp dụng tiêu chí phát triển bền vững, ít biến động hơn so với chỉ số chung cho thấy, các doanh nghiệp phát triển bền vững ổn định trước khủng hoảng.
Bà Trần Anh Đào, Phó tổng giám đốc HOSE khuyến nghị, bên cạnh chỉ tiêu sản xuất - kinh doanh, doanh nghiệp niêm yết cần tập trung hơn nữa vào các tiêu chí phát triển bền vững.
Theo ông Dominic Scriven, Chủ tịch Dragon Capital, bắt đầu từ năm 2017 đến nay, công cụ đo lường tìm kiếm trên Google cho biết, sự quan tâm đến môi trường, xã hội và quản trị công ty (ESG) tăng vọt. Các quốc gia đang đẩy mạnh yêu cầu công bố thông tin ESG và những tổ chức đầu tư lớn có xu thế đầu tư có trách nhiệm, đầu tư xanh.
Quỹ đầu tư nước ngoài lớn nhất ở thị trường Việt Nam này đang gặp một số khó khăn trong thực hiện đầu tư có trách nhiệm do chưa thể đo lường chỉ số phát thải carbon trong danh mục đầu tư vì không có số liệu từ các doanh nghiệp.
Dragon Capital mong muốn các doanh nghiệp, đặc biệt là các ngân hàng đi đầu trong việc áp dụng thực thi ESG trong các hoạt động sản xuất - kinh doanh, nhất là vào danh mục cho vay của các ngân hàng.
Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, trong thời gian tới, các doanh nghiệp sẽ phải áp dụng quy định đo lường phát thải carbon trong hoạt động.
Quy định này được các nhà đầu tư đánh giá là một bước tiến của Việt Nam trong việc bắt kịp với xu thế của thị trường phát triển trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên, đây sẽ là thách thức không nhỏ với nhiều doanh nghiệp niêm yết.
Để thị trường chứng khoán phát triển bền vững và cạnh tranh trong thu hút dòng vốn đầu tư quốc tế, doanh nghiệp niêm yết cần rút ngắn khoảng cách với các thị trường phát triển ở hoạt động đo lường phát thải carbon.
Như tại thị trường Hồng Kông (Trung Quốc), chỉ cần gõ mã chứng khoán là nhà đầu tư có thể tra cứu chỉ số phát thải carbon của doanh nghiệp để đo lường chỉ số phát thải carbon trong danh mục đầu tư.
Vinh danh các doanh nghiệp đoạt giải
Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất, nhóm vốn hóa lớn.
Trong số hàng trăm doanh nghiệp niêm yết, chỉ có khoảng 40 doanh nghiệp vượt qua các vòng chấm điểm bài bản, bước lên bục vinh danh trong Lễ trao giải Chương trình bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2020 diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Vinpearl Phú Quốc ngày 4/12/2020 cho thấy, giải thưởng này xứng đáng là niềm tự hào của các doanh nghiệp đoạt giải.
Các doanh nghiệp được xướng lên trong buổi lễ là những doanh nghiệp hàng đầu trên thị trường chứng khoán Việt Nam như Tập đoàn Bảo Việt, Vinamilk, Ngân hàng Quân đội, Tổng công ty Phân bón và Hóa c hất Dầu khí, Chứng khoán TP.HCM, Chứng khoán SSI, Dược Hậu Giang...
Đây là những tên tuổi nhiều năm có mặt trong danh sách vinh danh của giải thưởng. Dù tiêu chí bình chọn của giải thưởng được nâng cao mỗi năm nhưng các doanh nghiệp này vẫn luôn giữ vững thứ hạng trong bảng xếp hạng.
Năm nay, khi dịch bệnh Covid-19 hoành hành, các doanh nghiệp lớn "vững tay chèo" là cơ sở quan trọng để thị trường chứng khoán có sự phục hồi ấn tượng.
Nền tảng của thị trường chứng khoán chính là sự minh bạch, sự chuyên nghiệp hơn của các doanh nghiệp, trong đó các doanh nghiệp đoạt giải trong Cuộc bình chọn là các doanh nghiệp đi đầu.
Blog chứng khoán: Trụ xoay quá khéo Thị trường tiếp tục mạnh lên về chiều và các cổ phiếu vốn hóa lớn làm rất tốt nhiệm vụ đẩy chỉ số. Cơ hội tăng cao hơn đang rộng mở. Chỉ số Vn30-Index Trading hôm nay tốt buổi sáng nhưng kém trong buổi chiều. F1 có những đợt nới basis rất nhanh tạo nên thua lỗ. VN30 trong chiều tăng có cản...