Lãnh đạo Mỹ – Pháp điện đàm, thống nhất ‘cần phải cải tổ WHO’
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vừa có cuộc điện đàm, thống nhất ý kiến cải tổ WHO.
Sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron, Phó Thư ký Nhà Trắng Judd Deere cho biết, lãnh đạo 2 nước đồng ý về vấn đề cải tổ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
“Hai nhà lãnh đạo bày tỏ hy vọng sẽ sớm triệu tập 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc để thảo luận về phản ứng với đại dịch COVID-19. Tổng thống Trump và Tổng thống Macron cũng trao đổi về các vấn đề quan trọng trong khu vực và về quan hệ song phương”, Phó Thư ký Nhà Trắng cho hay.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đồng ý cải tổ WHO. (Ảnh: EPA-EFE)
Cũng theo Phó Thư ký Nhà Trắng, ông Trump và ông Macron thảo luận về “những phát triển tích cực trong việc chống lại đại dịch COVID-19 và tiến tới mở cửa lại các nền kinh tế thế giới”.
Video đang HOT
Đầu tháng 4, Tổng thống Trump tuyên bố, Mỹ sẽ ngừng tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khi cho rằng, tổ chức này phải chịu trách nhiệm vì cảnh báo chậm đại dịch COVID-19. Đồng thời, nhấn mạnh rằng tổ chức này “cần phải cải tổ”.
Hôm 23/4, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố, Washington có thể không bao giờ khôi phục tài trợ cho tổ chức này. Ông Pompeo cũng xem xét khả năng thiết lập một giải pháp thay thế cho cơ quan liên chính phủ của Liên hợp quốc và yêu cầu “thay đổi cấu trúc của WHO”.
Người đứng đầu WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, ông lấy làm tiếc về quyết định cắt ngân sách của Mỹ đối với tổ chức này và bày tỏ hy vọng Washington sẽ tiếp tục hợp tác với cơ quan này trong tương lai.
KÔNG ANH
'Giấy chứng nhận miễn dịch' không đáng tin
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo các quốc gia không nên cấp "giấy chứng nhận miễn dịch" cho người từng nhiễm nCoV.
Đại diện WHO cho biết: "Hiện tại chưa có đủ bằng chứng về miễn dịch dựa trên kháng thể, không đảm bảo được tính chính xác của 'giấy chứng nhận miễn dịch'".
Trước đây, tiến sĩ Maria Van Kerkhove, chuyên gia WHO cũng cho rằng chưa chắc những người từng mắc Covid-19, đã hồi phục, hoàn toàn miễn dịch với căn bệnh. Thông báo mới của tổ chức một lần nữa nhấn mạnh quan điểm này.
Trong cuộc họp hôm 24/4, Hiệp hội Các bệnh Truyền nhiễm Mỹ (IDSA) cũng cảnh báo chưa đủ cơ sở cho thấy xét nghiệm miễn dịch có thể khẳng định khả năng chống lại Covid-19 ở người.
Tiến sĩ Mary Hayden, đại diện của IDSA, Trưởng khoa Các bệnh Truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế Đại học Rush, cho hay: "Chúng ta chưa biết liệu những người bệnh mang kháng thể có thể tái nhiễm Covid-19 hay không. Tại thời điểm này, tôi nghĩ rằng vẫn nên đưa họ vào diện có nguy cơ tái nhiễm".
Hiệp hội cũng khuyến cáo những người có kháng thể với Covid-19 không nên thay đổi hành vi sinh hoạt của bản thân, tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội. Việc hiểu sai về tác dụng của kháng thể có thể khiến bản thân cũng như xã hội gặp nguy hiểm, theo tiến sĩ Hayden.
Tiến sĩ Maria Van Kerkhove, chuyên gia dịch tễ của WHO. Ảnh: Reuters
Trung Quốc, Hàn Quốc, cả Việt Nam đã ghi nhận các trường hợp dương tính trở lại. Ông Jeong Eun-kyeong, giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC), cho rằng virus tái hoạt động trong cơ thể bệnh nhân chứ không phải bị nhiễm từ người khác. Nguyên nhân khác có thể là độ nhạy của xét nghiệm. Nhiều nhà khoa học lại nhận định trong cơ thể bệnh nhân vẫn còn sót lại tàn dư của virus, song chúng không gây nguy hiểm cho cơ thể hoặc lây nhiễm sang người khác.
Chính điều này làm các chuyên gia lo ngại "giấy chứng nhận miễn dịch" có thể dẫn tới các vấn đề về kinh tế và xã hội, thậm chí làm tăng nguy cơ lây nhiễm khi có những người cố tình mắc bệnh để hồi phục, được cấp giấy và đi làm trở lại.
Trung Quốc hiện là nước duy nhất thực hiện rộng rãi chính sách "giấy chứng nhận miễn dịch". Những quốc gia khác vẫn đang lo lắng về độ tin cậy và tính khả thi của kế hoạch nếu chỉ một phần nhỏ dân số từng nhiễm virus.
Trong vòng 4 tháng sau khi dịch bệnh bùng phát ở Vũ Hán, virus đã giết chết hơn 200.000 người và lây nhiễm cho gần 3 triệu người. Tuy vậy, chưa quốc gia nào có "miễn dịch cộng đồng", vốn từng là chính sách đối phó của Anh.
Thục Linh
WHO: 'Không có bằng chứng' rằng người ta không thể tái nhiễm Covid-19 Tổ chức Y tế Thế giới ngày 25/4 nói rằng hiện "không có bằng chứng nào cho thấy những người hồi phục khỏi virus corona sẽ không bị nhiễm lại", ngay cả khi họ đã có kháng thể. Cơ quan y tế của Liên Hợp Quốc đã cảnh báo về "miễn dịch cộng đồng", "chứng chỉ không có nguy cơ đối với những...