Lãnh đạo Facebook xin lỗi, đề nghị quay lại đàm phán với Australia
Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết Facebook sẽ quay lại bàn đàm phán với nước này sau khi cấm người dân xem và chia sẻ tin tức.
Quyết định thô bạo nhằm ngăn cản người dân Australia chia sẻ tin tức trên Facebook và xóa sổ bài viết trên các trang của báo chí trong nước, quốc tế đã thổi bùng lửa giận ở nước này. Không chỉ có vậy, Facebook còn vô tình gây ảnh hưởng đến một số trang của tổ chức chính phủ và phi lợi nhuận.
Trong cuộc họp báo hôm 20/2 tại Sydney, Thủ tướng Morrison cho biết, Facebook có ý định “kết bạn với chúng ta một lần nữa. Điều làm tôi hài lòng là Facebook sẽ quay lại bàn đàm phán”.
Giám đốc cấp cao Facebook Châu Á – Thái Bình Dương Simon Milner hôm 19/2 đã phải xin lỗi sau khi công ty vô tình cấm truy cập tài khoản của cơ quan chính phủ và tổ chức y tế quốc gia. Từ 22/2, Australia sẽ tiến hành tiêm vaccine Covid-19 trên toàn quốc. Ông Morrison hoan nghênh lời xin lỗi của Milner song bổ sung việc Facebook đóng các tài khoản thông tin công cộng là không thể biện hộ được.
Trước đó, Facebook công khai ra hiệu sẽ tiếp tục phản đối dự luật báo chí mới, buộc các công ty công nghệ lớn phải trả tiền nội dung cho báo chí.
Hôm 19/2, Bộ trưởng Ngân khố Josh Frydenberg nói, đã thảo luận với CEO Facebook Mark Zuckerberg về các vấn đề còn tồn tại và sẽ tiếp tục nói chuyện vào cuối tuần. Không rõ những cuộc thương thảo này đã diễn ra hay chưa.
Ông Frydenberg kêu gọi các quốc gia khác ủng hộ Australia trong nỗ lực buộc các gã khổng lồ kỹ thuật số trả tiền cho tin tức sản xuất tại địa phương. Theo Bộ trưởng, lãnh đạo Ấn Độ, Canada, Anh đang theo sát phản ứng của Facebook với luật truyền thông mới.
Video đang HOT
Vụ chạm trán xảy ra trong bối cảnh Australia thề tiếp tục luật báo chí mới, có thể đặt ra tiền lệ trên toàn cầu. Canada cũng bày tỏ ý định thực hiện hành động tương tự. Dự luật của Australia yêu cầu các nền tảng như Facebook, Google ký thỏa thuận thương mại với các nhà xuất bản cho liên kết dẫn tới nội dung tin tức xuất hiện trên Bảng tin hay kết quả tìm kiếm. Nếu không, họ phải đồng ý với mức phí mà trọng tài bắt buộc đưa ra. Hạ viện Australia đã thông qua dự luật và dự kiến Thượng viện cũng sẽ làm như vậy vào tuần tới.
Bộ trưởng Di sản Canada Steven Guilbeault khẳng định Canada sẽ áp dụng quy định như Australia trong vài tháng tới.
Google, dù ban đầu dọa rút dịch vụ tìm kiếm tại Australia, lại thông báo một loạt thỏa thuận tuần này, trong đó có giao dịch toàn cầu với News Corp, đế chế truyền thông của Australia.
Theo hãng phân tích Chartbeat, hành động của Facebook đã ngay lập tức ảnh hưởng tới lượng truy cập website tin tức tại Australia, làm giảm khoảng 13% so với trước khi phong tỏa.
Bước đột phá lớn trong cuộc chiến bản quyền tin tức
Australia sẽ bỏ phiếu thông qua đạo luật buộc các gã khổng lồ công nghệ thương lượng tiền bản quyền tin tức với các nhà xuất bản và đài truyền hình địa phương.
10 năm trở lại đây, khi Google, Facebook bắt đầu lớn mạnh thì cũng là lúc các hãng thông tấn báo chí đứng trước những thách thức to lớn bởi tiền quảng cáo ngày càng đổ dồn vào các nền tảng mạng xã hội.
Theo nghiên cứu, khoảng 40% số lượt nhấp vào công cụ tìm kiếm của Google là tìm đọc tin tức, đem lại hàng chục tỷ USD lợi nhuận, trong khi họ không phải trả đồng nào cho các đơn vị báo chí, xuất bản. Nhưng nay, nghịch lý này đang dần thay đổi.
Vài ngày qua, Google đã đồng ý trả cho các tập đoàn truyền thông của Australia hơn hàng chục triệu USD mỗi năm để được sử dụng nội dung tin tức của họ. Đây được xem là một bước đột phá lớn trong cuộc chiến bản quyền tin tức.
Google trả tiền cho hãng tin trong nước tại Australia
Seven West Media - một tập đoàn truyền thông lớn của Australia - thông báo, họ đã ký một biên bản ghi nhớ với Google về việc sử dụng nội dung tin tức của tập đoàn. Theo đó, Google sẽ trả cho tập đoàn này khoảng 23 triệu USD một năm.
Tiếp đó, Nine là tập đoàn truyền thông lớn thứ hai của Australia đạt được thỏa thuận với Google hơn 23 triệu USD mỗi năm, trong đó bao gồm một phần là tiền quảng cáo và doanh thu từ việc sử dụng nội dung trên YouTube.
Mới đây nhất, Google đã ký thỏa thuận 3 năm với News Corp - tập đoàn sở hữu 2/3 hãng báo chí tại Australia. Việc chi trả thực hiện qua ứng dụng News Showcase phiên bản Australia. Đây cũng chính là mô hình trả tiền mua tin mà Google đã triển khai ở Anh, Đức, Brazil, Argentina, Canada, Nhật Bản và mới nhất là Pháp.
Google chấp nhận nhượng bộ trả phí mua tin từ các tập đoàn truyền thông lớn tại Australia
Những gì đang diễn ra ở Australia là bước đột phá nhưng không phải là bước đầu tiên bắt đầu quá trình nhượng bộ của các khổng lồ công nghệ. Sự kiện đầu tiên là việc Nghị viện châu Âu vào tháng 3/2019 đã thông qua Luật Cải cách bản quyền, yêu cầu các nền tảng công nghệ truyền thông trực tuyến như Google, Facebook phải trả phí bản quyền cho việc dẫn lại tin tức của các cơ quan thông tấn báo chí. Tháng 7/2020, Pháp đã trở thành nước châu Âu đầu tiên phê chuẩn Luật Cải cách bản quyền của EU.
Hệ quả là, Google buộc chi ra 76 triệu USD chi trả cho 121 tòa soạn báo của Pháp trong vòng 3 năm. Cũng trước sức ép của dư luận, tháng 10/2020 Google ra mắt ứng dụng News Showcase, là mô hình trả tiền mua tin ở Anh, Đức, Brazil, Argentina, Canada, Nhật Bản Pháp và mới nhất là Australia. Gã khổng lồ công nghệ Mỹ dự kiến đầu tư khoảng 1 tỷ USD cho mô hình này trên toàn cầu trong 3 năm tới
Facebook chặn truy cập nội dung tin tức tại Australia
Kết quả có được đối với các quốc gia kể trên cũng nhờ vào sự đấu tranh của các hãng tin và báo chí địa phương, cùng với đó là sự ủng hộ từ phía chính quyền. Tuy nhiên, tới thời điểm này cũng mới chỉ có Google đồng ý trả phí còn Facebook thì chưa. Thậm chí mới đây, nền tảng này còn đáp trả chính phủ và cộng đồng sử dụng Facebook tại Australia một cách mạnh mẽ
Chỉ trong một đêm, Facebook đã xóa toàn bộ nguồn cấp dữ liệu của hàng chục trang thông tin truyền thông của Australia. Một số dịch vụ khẩn cấp của Australia thông báo đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau lệnh cấm của Facebook, trong đó có các trang đưa thông tin về dịch COVID-19, cháy rừng hay lốc xoáy.
Đây là phản ứng của Facebook trước việc Quốc hội Australia chuẩn bị thông qua dự luật yêu cầu Google và Facebook phải trả tiền cho các cơ quan báo chí Australia. Facebook cho rằng, dự luật này là sự hiểu lầm căn bản về mối quan hệ giữa nền tảng này với các cơ quan báo chí. Facebook cũng tái khẳng định, những lợi ích mà công ty thu được từ việc các cơ quan báo chí chia sẻ tin tức là rất ít, chỉ chiếm khoảng 4% so với những gì mà mọi người nhìn thấy trên bảng tin.
"Hành động của Facebook là sai lầm và không cần thiết. Facebook đã làm quá tay và sẽ tổn hại danh tiếng tại Australia. Facebook đã quyết định chặn người Australia truy cập vào các trang web của chính phủ, những trang cung cấp thông tin về đại dịch, sức khỏe tinh thần hay các dịch vụ khẩn cấp dù không liên quan đến dự luật mà thậm chí vẫn chưa được thông qua. Hành động này cho thấy sức mạnh thị trường to lớn của những gã khổng lồ truyền thông kỹ thuật số ngày nay" - ông Josh Frydenberg - Bộ trưởng Tài chính Australia nhấn mạnh.
Bộ trưởng Tài chính Australia Josh Frydenberg
Nói về dự luật thu phí truyền thông, Bộ trưởng tài chính Australia từng phát biểu: "Đây là cải cách vĩ đại, là đầu tiên trên thế giới. Thế giới đang dõi theo những gì đang diễn ra tại Australia. Luật của chúng tôi sẽ giúp bảo đảm quy tắc của thế giới ảo phản ánh quy tắc của thế giới thực và cuối cùng giúp thị trường báo chí bền vững" .
Theo ước tính, có khoảng 17 triệu người Australia, tương đương 2/3 dân số nước này, sử dụng Facebook hàng tháng.
Thế lực ngầm của các BigTech: Vì sao Facebook quyết chiến với Australia còn Google thì không? Vụ lùm xùm này (mà còn lâu mới kết thúc) chỉ là phần nổi của cuộc chiến giữa 1 bên là những ông trùm truyền thông mới đến từ thung lũng Silicon và 1 bên là truyền hình và báo chí truyền thống. Ngày nay, độc giả có nhiều nguồn để đến với 1 bài báo. Có thể là đọc trên chính tờ...