Lãnh đạo EU thăm khu vực biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp
Các quan chức cấp cao của Liên minh châu Âu đã đến thăm khu vực biên giới Evros giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong quá trình làm việc với bộ trưởng Ngoại giao Hy Lạp ở khu vực biên giới Hy Lạp – Thổ Nhĩ Kỳ, ông Josep Borell cho rằng, vấn đề người di cư cũng là mối quan tâm của EU chứ không chỉ riêng Hy Lạp. Ông khẳng định quyết tâm cùng Hy Lạp bảo vệ biên giới bên ngoài của EU và ủng hộ mạnh mẽ chủ quyền của Hy Lạp cũng như các vấn đề liên quan về di cư. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh, EU cần bảo vệ các lợi ích của mình và mong muốn tái lập lòng tin với Thổ Nhỹ Kỳ.
Ông Borrell và Bộ trưởng Ngoại giao Hy Lạp Nikos Dendias đã đi bộ gần biên giới Hy Lạp – Thổ Nhĩ Kỳ (Ảnh: knews.kathimerini.com)
Về phần mình. Bộ trưởng Ngoại giao Hy Lạp Nikos Dendias cho biết, sau thời gian dịch Covid-19 có những bước kiểm soát, Thổ Nhĩ Kỳ lại tuyên bố khu vực biên giới trên bộ giữa nước này với châu Âu đã mở cửa… Cùng lúc đó, lực lượng bảo vệ bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ hộ tống các tàu chở người di cư đến các đảo của Hy Lạp. Động thái này làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến vấn đề an ninh và ổn định ở khu vực phía Đông Địa Trung Hải.
Cũng trong ngày 24/6, các nhà lãnh đạo thuộc 3 tổ chức của EU bao gồm Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel và Chủ tịch Nghị viện châu Âu David Sassoli – cũng đã tới thăm khu vực biên giới Evros.
Khu vực biên giới này là nơi xảy ra nhiều vụ đụng độ từ tháng 3 do có hàng nghìn người di cư đổ về đây. Trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố không tiếp tục ngăn cản người di cư vượt biên từ nước này để vào EU khiến cho tình hình tại đây càng trở nên căng thẳng.
Hiện tại, hai quốc gia đang có nhiều bất đồng xung quanh các vấn đề tranh chấp về đường biên giới trên biển, cũng như các hoạt động khai thác tài nguyên tại khu vực phía Đông Địa Trung Hải.
Hy Lạp, Italy ký thỏa thuận về hải giới
Hy Lạp và Italy ngày 9/6 đã ký một thỏa thuận về hải giới với trọng tâm là các quyền đánh bắt cá giữa hai nước, làm mới thỏa thuận có từ 4 thập kỷ trước.
Thuyền chở người di cư từ Thổ Nhĩ Kỳ tới cảng Thermi thuộc đảo Lesvos, Hy Lạp ngày 1/3/2020. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Phát biểu sau lễ ký thỏa thuận với người đồng cấp Italy Luigi Di Maio, Ngoại trưởng Hy Lạp Nikos Dendias nhấn mạnh: "Hôm nay là một ngày lịch sử. Thỏa thuận này khẳng định thỏa thuận về phân định thềm lục địa với Rome được ký hồi năm 1977 và quyền có vùng biển của các đảo".
Điều này cực kỳ quan trọng đối với Hy Lạp trong cuộc tranh cãi ngoại giao đang diễn ra với Thổ Nhĩ Kỳ. Cũng theo quan chức trên, Hy Lạp kiên trì với việc phân định các vùng biển với tất cả các nước láng giềng dựa trên luật pháp quốc tế.
Trước việc Thổ Nhĩ Kỳ có ý định mở rộng hải giới tại Địa Trung Hải, Hy Lạp đã tăng cường các nỗ lực ngoại giao để ngăn chặn ý định này. Trước đó, hồi đầu năm nay, Hy Lạp đã ký thỏa thuận với Cyprus và Israel về việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt EastMed để vận chuyển khí đốt qua vùng biển trên sang châu Âu.
Tranh cãi ngoại giao giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu xảy ra hồi cuối năm ngoái khi Ankara ký Bản ghi nhớ (MOU) với Chính phủ Đoàn kết dân tộc Libya (GNA) về việc thiết lập các ranh giới trên biển. Cuộc tranh cãi này đã gia tăng sau khi Thổ Nhĩ Kỳ ngày 5/6 thông báo triển khai kế hoạch khoan thăm dò dầu khí ở phía Đông Địa Trung Hải trong vòng từ 3 đến 4 tháng.
Hy Lạp tăng cường tuần tra khu vực biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ Ngày 27/5, một quan chức Hy Lạp cho biết nước này sẽ tăng cường cảnh sát tuần tra khu vực biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ trong bối cảnh có nhiều dự báo về khả năng lượng người di cư trái phép sẽ gia tăng trở lại. Người di cư mắc kẹt tại khu vực biên giới Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ,...