Lãnh đạo các tập đoàn thuộc Bộ Công Thương có mức lương “khủng”
Ngoài PVN, lãnh đạo các tập đoàn khác như EVN, Vinacomin nhận được trung bình gần 650 triệu đồng/năm.
Mức lương của lãnh đạo các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty thuộc khối doanh nghiệp Nhà nước luôn được xã hội quan tâm. Nhìn vào mức thu nhập của lãnh đạo các doanh nghiệp lớn này, người ta đánh giá được mức độ hoạt động của doanh nghiệp, mức chi trả tiền lương có tương xứng với công sức điều hành của lãnh đạo các doanh nghiệp đó hay không.
Năm 2013, mỗi cá nhân lãnh đạo PVN nhận được khoảng 726,6 triệu đồng.
Đơn cử ngay như ở Bộ Công Thương – cơ quan chủ quản nhiều Tập đoàn, tổng công ty lớn và bao trùm nhiều lĩnh vực quan trọng về công nghiệp, khai khoáng, năng lượng, thương mại…đã có thể thấy mức lương của lãnh đạo các doanh nghiệp này không phải là thấp.
Có lãnh đạo PVN thu nhập trên 700 triệu đồng/năm
Theo một báo cáo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), nếu năm 2013, tập đoàn này chỉ có 14 viên chức quản lý chuyên trách thì đến năm 2014, con số này đã tăng lên 19 thành viên.
Trong khi đó, mức tiền lương bình quân của các thành viên quản lý PVN năm 2013 đạt khoảng 50,7 triệu đồng/tháng. Nếu cộng thêm tiền thưởng, mức thu nhập bình quân của mỗi sếp PVN năm 2013 là 60,55 triệu đồng/tháng. Như vậy, năm 2013, trong tập thể lãnh đạo PVN mỗi cá nhân nhận tối thiểu 726,6 triệu đồng.
Giảm sút hơn năm 2013 nhưng trong năm 2014, quỹ lương dành cho viên chức quản lý chuyên trách PVN vẫn là 10,62 tỷ đồng trong đó dành 1,39 tỷ đồng cho các kiểm soát viên. Như thế, lương bình quân của lãnh đạo tập đoàn này vẫn rơi vào khoảng 48,29 triệu đồng/tháng. Cộng với các khoản tiền thưởng là 54,52 triệu đồng/tháng thì tổng thu nhập của 1 lãnh đạo PVN trong năm 2014 cũng lên đến tầm 654 triệu đồng/năm.
Ngoài mức lương cơ bản, trên thực tế, các lãnh đạo PVN còn được nhận thêm nhiều khoản khác như hệ số tiền lương tăng thêm dựa trên chức danh chuyên trách và thời gian công tác.
Báo cáo của PVN cho biết, trong năm 2014, ông Phùng Đình Thực – Chủ tịch HĐTV khi đó được nhận 270 triệu đồng sau 5 tháng công tác trước khi nghỉ hưu vào ngày 1/6/2014. Tương tự, ông Đỗ Văn Hậu, Tổng giám đốc tập đoàn cũng nhận được 525 triệu đồng sau 10 tháng công tác trước khi nghỉ hưu vào ngày 1/11/2014.
Người có thu nhập cao của PVN không thể không nói đến là ông Nguyễn Xuân Sơn – người kế nhiệm vị trí Chủ tịch HĐTV, kiêm Phó Tổng giám đốc tập đoàn PVN từ ngày 8/7/2014 đã được nhận tổng cộng 612 triệu đồng/năm.
Ở các vị trí khác như ông Nguyễn Quốc Khánh – Phó Tổng giám đốc được nhận 513,6 triệu đồng sau 10 tháng công tác. Đến khi ông Khánh được bổ nhiệm là Tổng giám đốc tập đoàn này đã được nhận thêm 68,25 triệu đồng. Tính chung trong cả năm 2014, tổng thu nhập của ông Khánh lên tới 581,85 triệu đồng.
Ngoài ban lãnh đạo chủ chốt, các thành viên thuộc HĐTV của PVN trong năm 2014 đều nhận được mức lương 576 triệu đồng, trong khi các phó TGĐ nhận 576 triệu đồng. Kế toán trưởng của PVN sau 9 tháng công tác cũng được nhận 391,5 triệu đồng, nếu công tác 2 tháng cũng nhận được 87 triệu đồng.
Không chênh lệch quá lớn đối với đội ngũ lãnh đạo tập đoàn, đối với những người lao động ở PVN, mức thu nhập bình quân của theo số thực chi năm 2013 là 30,54 triệu đồng/người/tháng, năm 2014 thu nhập vào khoảng 31,88 triệu đồng/người/tháng.
Chủ tịch EVN nhận lương trên 600 triệu đồng/năm
Không chỉ có lãnh đạo PVN được nhận mức lương cao, các lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng có mức thu nhập đáng kể. Trong số 13 thành viên quản lý tập đoàn, thu nhập bình quân của mỗi lãnh đọ đều ở mức trên dưới 600 triệu đồng trong năm 2015.
Người giữ chức vụ cao nhất và có thâm niên công tác lâu năm tại EVN là ông Dương Quang Thành, Chủ tịch HĐTV EVN có mức thu nhập lên đến 618 triệu đồng/năm. Kế đến là ông Phạm Mạnh Thắng có thu nhập 518 triệu đồng/năm và ông Đào Hiếu nhận được 647 triệu đồng/năm 2015.
Video đang HOT
Các lãnh đạo chủ chốt khác của EVN như Tổng giám đốc Đặng Hoàng An, Phó Tổng giám đốc Đinh Quang Tri, Nguyễn Tấn Lộc, Nguyễn Cường Lâm đều có thu nhập khoảng 600 triệu đồng. Ở mức thấp hơn là Kiểm soát viên có mức lương thấp hơn khoảng 400 triệu đồng. Ở mức thấp hơn là các Kiểm soát viên có mức lương thấp hơn được khoảng 400 triệu đồng.
Sếp Vinacomin cũng không kém cạnh
Báo cáo xác định quỹ tiền lương thực hiện Công ty Mẹ Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) cho thấy, mức lương cơ bản bình quân của mỗi thành viên lãnh đạo Vinacomin năm 2014 là 31,3 triệu đồng/tháng, năm 2015 dự kiến là 32,3 triệu đồng/tháng. Mức tiền lương bình quân năm 2014 là 46,9 triệu đồng/người/tháng, năm 2015 dự kiến là 48,4 triệu đồng/người/tháng.
Trong khi viên chức quản lý doanh nghiệp của Vinacomin năm 2014 là 17 người, năm 2015 là 16 người, nhưng tổng quỹ tiền lương đơn vị này chi trả cho 17 lãnh đạo trong năm 2014 là 9,456 tỷ đồng, năm 2015 dự kiến là 9,288 tỷ đồng.
Cũng trong năm 2014, Vinacomin cũng đã dành 721 triệu đồng làm quỹ tiền thưởng cho các lãnh đạo, còn năm 2015 theo kế hoạch con số đó là 697 triệu đồng. Như vậy, tổng quỹ tiền thưởng, thu nhập cho các lãnh đạo Vinacomin năm 2014 là 10,177 tỷ đồng, năm 2015 dự kiến là 9,985 tỷ đồng.
Trên thực tế, mức thu nhập bình quân của mỗi cá nhân lãnh đạo Vinacomin năm 2014 là 50,5 triệu đồng/tháng, năm 2015 theo kế hoạch là 52 triệu đồng/người/tháng. Tính thu nhập bình quân cả năm của mỗi lãnh đạo Vinacomin sẽ lên tới 600 triệu đồng.
Trong khi đó, năm 2014, tiền lương bình quân của hơn 50.000 lao động Vinacomin đạt khoảng 10 triệu đồng/người/tháng. Theo kế hoạch, năm 2015, mức lương bình quân của người lao động là 9,89 triệu đồng/người/tháng.
Tổng quỹ tiền lương dành cho người lao động của Vinacomin năm 2014 theo kế hoạch là 6,15 tỷ đồng, nhưng thực tế đơn vị này đã chi 6,48 tỷ đồng để trả lương cho nhân viên. Đến năm 2015, theo kế hoạch, quỹ tiền lương của họ tăng lên thành 6,64 tỷ đồng.
Cùng với đó, quỹ tiền thưởng, phúc lợi cấp cho các đơn vị trực thuộc Vinacomin năm 2014 là 365,7 triệu đồng, năm 2015 dự kiến là 368,7 triệu đồng. Thu nhập bình quân của mỗi người lao động Vinacomin năm 2014 là 10,6 triệu đồng/tháng, năm 2015 dự kiến là 10,4 triệu đồng/tháng./.
Theo_VOV
Lương khủng của các sếp VNPT, PVN, VICEM, Vinacomin
Ở 4 doanh nghiệp lớn gồm VNPT, VICEM, PVN, Vinacomin, có nơi lãnh đạo nhận trung bình gần 650 triệu đồng/năm vẫn đề xuất tăng lương, thưởng cho "xứng" với mức trên thị trường.
Sếp VNPT nhận gần 650 triệu đồng/người/năm
Ngày 31/3 vừa qua, trong báo cáo chế độ tiền lương, tiền thưởng của doanh nghiệp, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) cho biết, tổng số người quản lý doanh nghiệp là 14. Mức lương cơ bản bình quân của 14 vị trên là 32,31 triệu đồng/người/tháng.
Nhưng nếu như tổng quỹ tiền lương năm 2014 dành cho các lãnh đạo DN này là 6,89 tỷ đồng thì đến năm 2015, theo kế hoạch con số giảm xuống còn 4,59 tỷ đồng.
Mỗi sếp VNPT nhận trung bình 643 triệu đồng/năm. Ảnh: Lê Hiếu
Mức tiền lương bình quân của lãnh đạo đơn vị này qua nhiều năm vẫn ổn định ở mức 48,4 triệu đồng/người/tháng, trong khi tổng quỹ tiền thưởng vẫn là 874 triệu đồng.
Trung bình số tiền thưởng, thu nhập của mỗi vị trí quản lý DN khoảng 62,3 triệu đồng/tháng.
Như vậy, các lãnh đạo VNPT nhận trung bình 643 triệu đồng/người/năm.
Đánh giá về mức thu nhập trên, ông Tô Mạnh Cường, Phó Tổng Giám đốc VNPT cho rằng mức tiền lương, tiền thưởng của viên chức quản lý doanh nghiệp đang "thấp hơn mặt bằng tiền lương, tiền thưởng trên thị trường và chưa quy định, phân loại theo quy mô, hiệu quả của doanh nghiệp".
Ông Cường kiến nghị Nhà nước tăng lương, thưởng cho lãnh đạo VNPT cho "xứng" với mặt bằng tiền lương, thưởng trên thị trường.
Trong khi đó, thu nhập bình quân của khoảng 40.000 người lao động ở đây khoảng hơn 17 triệu đồng/người/ tháng. Tổng quỹ tiền lương chi trả cho người lao động khoảng hơn 8 tỷ đồng/năm.
Ở mục quỹ tiền thưởng, phúc lợi phân phối trực tiếp cho người lao động, VNPT để trống trong khi con số đó với các sếp là 874 triệu đồng/năm.
Sếp Vinacomin nhận tối thiểu 600 triệu đồng/năm
Thu nhập bình quân của mỗi sếp thuộc đơn vị này là hơn 600 triệu đồng/năm. Ảnh: Cafe F
Theo "báo cáo xác định quỹ tiền lương thực hiện Công ty Mẹ Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin)", viên chức quản lý đơn vị năm 2014 là 17 người, năm 2015 là 16 người.
Mức lương cơ bản bình quân của mỗi sếp Vinacomin năm 2014 là 31,3 triệu đồng/tháng, năm 2015 dự kiến là 32,3 triệu đồng/tháng. Mức tiền lương bình quân năm 2014 là 46,9 triệu đồng/người/tháng, năm 2015 dự kiến là 48,4 triệu đồng/người/tháng.
Tổng quỹ tiền lương đơn vị này chi trả cho 17 sếp trong năm 2014 là 9,456 tỷ đồng, năm 2015 dự kiến là 9,288 tỷ đồng.
Năm 2014, đơn vị này cũng đã dành 721 triệu đồng làm quỹ tiền thưởng cho nhóm lãnh đạo, còn năm 2015 theo kế hoạch con số đó là 697 triệu đồng.
Tổng quỹ tiền thưởng, thu nhập cho các sếp Vinacomin năm 2014 là 10,177 tỷ đồng, năm 2015 dự kiến là 9,985 tỷ đồng.
Trên thực tế, mức thu nhập bình quân của mỗi sếp Vinacomin năm 2014 là 50,5 triệu đồng/tháng, năm 2015 theo kế hoạch là 52 triệu đồng/người/tháng.
Như vậy, thu nhập bình quân của mỗi sếp thuộc đơn vị này là hơn 600 triệu đồng/năm.
Trong khi đó, năm 2014, tiền lương bình quân của hơn 50.000 lao động ở đây khoảng 10 triệu đồng/người/tháng. Theo kế hoạch, năm 2015, mức lương bình quân của họ là 9,89 triệu đồng/người/tháng.
Tổng quỹ tiền lương dành cho người lao động của Vinacomin năm 2014 theo kế hoạch là 6,15 tỷ đồng, nhưng thực tế đơn vị này đã chi 6,48 tỷ đồng để trả lương cho nhân viên. Đến năm 2015, theo kế hoạch, quỹ tiền lương của họ tăng lên thành 6,64 tỷ đồng.
Quỹ tiền thưởng, phúc lợi cấp cho các đơn vị trực thuộc năm 2014 là 365,7 triệu đồng, năm 2015 dự kiến là 368,7 triệu đồng.
Thu nhập bình quân của mỗi người lao động ở đây năm 2014 là 10,6 triệu đồng/tháng, năm 2015 dự kiến là 10,4 triệu đồng/tháng.
Sếp VICEM nhận 572 triệu đồng/năm
Mỗi sếp VICEM nhận tối thiểu 572 triệu đồng/năm trong khi đó người lao động của đơn vị này nhận mức thu nhập bình quân 26,2 triệu đồng/người/tháng vào năm 2015. Ảnh: Diễn đàn Doanh nghiệp
Theo báo cáo của Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM), trong 2 năm (2015 - 2016), số người quản lý tổng công ty là 13.
Mức thu nhập bình quân của mỗi sếp VICEM năm 2015 là 47,66 triệu đồng/tháng, năm 2016 dự kiến là 44,66 triệu đồng/người/tháng. Quỹ tiền thưởng dành cho các sếp thuộc doanh nghiệp này trong năm qua là 500 triệu đồng.
Như vậy mỗi sếp VICEM nhận tối thiểu 572 triệu đồng/năm trong khi đó người lao động của đơn vị này nhận mức thu nhập bình quân 26,2 triệu đồng/người/tháng vào năm 2015 và dự kiến là 25,67 triệu đồng/người/tháng vào năm 2016.
Sếp PVN nhận tối thiểu 726 triệu đồng/người/năm vào 2013
Năm 2014, theo báo cáo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), quỹ lương dành cho viên chức quản lý chuyên trách tập đoàn là 10,62 tỷ đồng trong đó dành 1,39 tỷ đồng cho các kiểm soát viên.
Nếu như năm 2013, tập đoàn chỉ có khoảng 14 viên chức quản lý chuyên trách thì đến năm 2014, con số này đã tăng lên thành 19.
Mức tiền lương bình quân của mỗi sếp PVN năm 2013 là 50,7 triệu đồng/tháng, năm 2014 là 48,29 triệu đồng/tháng. Cộng thêm tiền thưởng, mức thu nhập bình quân của mỗi sếp PVN năm 2013 là 60,55 triệu đồng/tháng, năm 2014 là 54,52 triệu đồng/tháng.
Như vậy, năm 2013, mỗi sếp PVN nhận tối thiểu 726,6 triệu đồng/năm, năm 2014, con số đó là 654 triệu đồng/năm.
Trên thực tế, lãnh đạo PVN còn được nhận thêm nhiều khoản khác nữa ngoài mức lương cơ bản như hệ số tiền lương tăng thêm dựa trên chức danh chuyên trách và thời gian công tác.
Cụ thể, trong năm 2014, theo báo cáo của PVN, trước khi nghỉ hưu vào ngày 1/6/2014, ông Phùng Đình Thực - Chủ tịch HĐTV khi đó được nhận 270 triệu đồng sau 5 tháng công tác.
Ông Nguyễn Xuân Sơn - tân Chủ tịch HĐTV từ 8/7/2014 kiêm Phó TGĐ tập đoàn được nhận tổng cộng 612 triệu đồng.
Ông Đỗ Văn Hậu - TGĐ nhận 525 triệu đồng sau 10 tháng công tác trước khi nghỉ hưu vào ngày 1/11/2014.
Ông Nguyễn Quốc Khánh - Phó TGĐ được nhận 513,6 triệu đồng sau 10,7 tháng công tác, đến khi được bổ nhiệm là TGĐ vào ngày 18/11, ông nhận thêm 68,25 triệu đồng. Như vậy năm 2014, tổng thu nhập của ông Khánh là 581,85 triệu đồng.
Các thành viên HĐTV đều nhận được mức lương 576 triệu đồng trong năm 2014 trong khi các phó TGĐ nhận 576 triệu đồng. Kế toán trưởng của PVN sau 9 tháng công tác được nhận 391,5 triệu đồng, 2 tháng công tác được 87 triệu đồng.
Đáng chú ý, mức thu nhập bình quân của người lao động ở PVN theo số thực chi năm 2013 là 30,54 triệu đồng/người/tháng, năm 2014 là 31,88 triệu đồng/người/tháng.
Theo_Zing News
Lương lãnh đạo SCIC hơn trăm triệu/tháng: Làm ít, hưởng... nhiều? PGS.TS Ngô Trí Long khẳng định lãnh đạo SCIC đang hưởng mức lương hơn trăm triệu/tháng trong khi hiệu quả công việc đạt được chưa tương xứng. Nghịch lý làm ít, hưởng nhiều Thời gian gần đây dư luận xôn xao trước thông tin lãnh đạo Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) nhận mức nước hơn 100...