Lãnh đạo Bộ Xây dựng dự báo thị trường BĐS năm 2020: Hà Nội và TPHCM đồng loạt tăng giá, đất nền tỉnh lẻ sụt giảm mạnh
Nhà đầu tư và người tiêu dùng đều e ngại việc mua – bán bất động sản đất nền, dự báo nguồn cung và lượng giao dịch đất nền có thể sụt giảm mạnh.
Ông Hà Quang Hưng, Phó Cục trưởng, Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản – Bộ Xây dựng vừa đưa ra những dự báo về thị trường BĐS trong năm 2020 tại Diễn đàn BĐS Việt Nam thường niên lần thứ hai được tổ chức sáng 27/11 tại Hà Nội.
Theo đó, ông Hưng cho biết dự báo thị trường bất động sản năm 2020 sẽ không có nhiều biến động, nhu cầu về nhà ở tiếp tục gia tăng, đặc biệt đối với phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá thấp. Thị trường bất động sản 2020 dự báo tiếp tục phát triển ổn định, bền vững.
Đối với thị trường bất động sản Hà Nội, nguồn cung bất động sản nhà ở duy trì ổn định, nguồn cung mới vẫn chủ yếu ở phân khúc trung cấp, giá bất động sản tăng 1-2%. Tại Tp. Hồ Chí Minh, nguồn cung bất động sản nhà ở giảm do không có nhiều dự án mới được phê duyệt triển khai, đặc biệt là đối với phân khúc nhà ở giá thấp, giá bất động sản tăng 4-5%.
Đối với thị trường bất động sản đất nền khu vực các tỉnh miền Đông Nam bộ, sau diễn biến từ vụ việc của Công ty Alibaba, công tác quản lý của chính quyền sẽ chặt chẽ hơn, khó có Dự án mới ra hàng. Nhà đầu tư và người tiêu dùng đều e ngại việc mua – bán bất động sản đất nền, dự báo nguồn cung và lượng giao dịch đất nền có thể sụt giảm mạnh.
Với thị trường bất động sản du lịch tại một số địa phương như: Quảng Ninh, Đà Nẵng, Nha Trang, Quảng Nam, Kiên Giang, … dự báo thị trường tiếp tục chững lại, trầm lắng hơn so với giai đoạn 2017-2018.
Cùng với việc dự báo thị trường BĐS năm 2020, Phó Cục trưởng, Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản cũng đưa ra 6 tồn tại của thị trường bất động sản hiện nay.
Video đang HOT
Thứ nhất, thị trường bất động sản phát triển chưa thật sự ổn định. Vẫn còn khá nhiều dự án chậm hoàn thành hoặc không đủ điều kiện hạ tầng để đưa vào sử dụng, bị bỏ hoang, gây lãng phí nguồn lực của xã hội. Cơ cấu hàng hóa bất động sản, nhất là nhà ở (tại các thành phố lớn như Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh,…) còn mất cân đối, chưa phù hợp với nhu cầu của đa số người dân. Giá cả hàng hóa bất động sản, nhất là giá nhà ở chưa ổn định, khá cao so với thu nhập của người dân.
Thứ hai, thị trường bất động sản phát triển thiếu minh bạch, từ khâu quy hoạch, lựa chọn nhà đầu tư, giao dự án đến giao dịch bất động sản. Hệ thống thông tin, dự báo về tình hình thị trường bất động sản chưa đầy đủ, thiếu minh bạch. Chưa có hệ thống quản lý và thống kê dữ liệu về sở hữu bất động sản, giao dịch bất động sản đồng bộ để đáp ứng nhu cầu công tác quản lý nhà nước từ Trung ương tới địa phương về lĩnh vực bất động sản.
Thứ ba, việc tổ chức triển khai thực hiện phát triển nhà ở xã hội đang gặp vấn đề tồn tại lớn nhất là ngân sách nhà nước chưa bố trí đủ nguồn vốn cho nhà ở xã hội, đặc biệt là chưa bố trí được nguồn vốn để cấp bù lãi suất cho 4 ngân hàng thương mại cho vay nhà ở xã hội. Hiện nay và trong thời gian tới nguồn cung về nhà ở xã hội còn rất hạn chế, chưa thể đáp ứng nhu cầu của người nghèo, người thu nhập thấp, chính vì vậy mà nhu cầu về nhà ở thương mại có quy mô vừa và nhỏ, giá thấp là rất lớn, trong khi pháp luật lại chưa có cơ chế, chính sách ưu đãi để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào phân khúc này.
Thứ tư, trong vài năm trở lại đây, nhiều địa phương ven biển đã cho phép doanh nghiệp đầu tư kinh doanh các dự án du lịch nghỉ dưỡng có loại hình công trình (condotel). Tuy nhiên, việc đầu tư, xây dựng, quản lý vận hành và kinh doanh các Kỷ yếu diễn đàn Bất động sản Việt Nam 69 loại hình bất động sản mới này vẫn còn một số vướng mắc như: quy định pháp luật chưa quy định rõ về chế độ sử dụng đất, thời hạn sở hữu khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; còn thiếu quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng; quy chế quản lý vận hành, kinh doanh với các bất động sản mới (căn hộ du lịch, văn phòng kết hợp lưu trú…).
Thứ năm, nguồn lực tài chính cho đầu tư các dự án bất động sản nói chung còn rất hạn chế, chưa đa dạng, chủ yếu dựa vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng và tiền ứng trước của khách hàng. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì dư nợ tín dụng đầu tư kinh doanh bất động sản liên tục tăng từ năm 2014 đến nay. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là dư nợ tín dụng chủ yếu tập trung vào một số nhà đầu tư lớn và phân khúc bất động sản cao cấp, trên thị trường tín dụng có dấu hiệu một số hoạt động không lành mạnh; bên cạnh đó lại đang thiếu nguồn vốn tín dụng vào phân khúc bất động sản nhà ở giá thấp, nhà ở xã hội mà số đông người dân đang cần.
Thứ sáu, công tác rà soát, điều chỉnh, chuyển đổi cơ cấu các dự án bất động sản cho phù hợp với nhu cầu của thị trường đã được triển khai, nhưng nhiều địa phương còn thiếu quyết liệt trong việc thu hồi dự án theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc tạm dừng các dự án không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch và nhu cầu thực của thị trường
Thanh Ngà
Theo Trí thức trẻ
Cả nước mới thực hiện được khoảng 33% kế hoạch phát triển nhà ở xã hội
Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu Phát triển Tp.HCM, có 81.000 hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu nhà ở xã hội trong giai đoạn 2016-2020.
Trong đó, cán bộ công chức: 10.000; hộ thu nhập nghèo, cận nghèo: 39.000; lao động trong khu công nghiệp: 17.000. Hầu hết các nhóm đối tượng đều có xu hướng chọn phương thức thuê mua nhà ở xã hội chiếm tỷ lệ từ 65% đến 94%.
Tuy vậy, theo kết quả thực hiện của các địa phương, đến nay cả nước mới thực hiện được khoảng 33% kế hoạch phát triển nhà ở xã hội đã đề ra và đã có hơn 80.000 hộ gia đình tạo lập được nhà ở xã hội.
Riêng Tp.HCM đang triển khai kế hoạch xây dựng 39 dự án nhà ở xã hội với tổng số 44.701 căn hộ, và đến năm 2020, có thể hoàn thành 20.000 căn. Nhưng trên thực tế, do nguồn lực ngân sách có hạn, kể cả khi thực hiện phương thức xã hội hóa nên vẫn thiếu nguồn cung nhà ở xã hội chưa thể đáp ứng được nhu cầu nhà ở rất lớn của xã hội, nhất là tại Hà Nội, Tp.HCM và các tỉnh công nghiệp hóa cao, mà cần phải có lộ trình, kế hoạch và các giải pháp thực hiện đồng bộ.
Trong 14 năm qua (2004-2019) tại Tp.HCM đã hỗ trợ tín dụng ưu đãi cho khoảng 4.600 cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, cán bộ lực lượng vũ trang được vay ưu đãi để mua nhà ở, và đã giải ngân khoảng 1.960 tỷ đồng (Giai đoạn đầu, suất vay là 400 triệu đồng, hiện nay suất vay là 900 triệu đồng với lãi suất vay 4,7%/năm trong 15 năm).
Đã có nhiều doanh nghiệp tư nhân hoặc cá nhân tại Tp.HCM tích cực tham gia phát triển các dự án nhà ở xã hội bằng nguồn vốn của doanh nghiệp, điển hình như các công ty Nam Long, Lê Thành, Đầu tư Thủ Thiêm, Thuận Kiều, Thiên Phát, Sài Gòn Res, Hoàng Quân...
Theo số liệu tổng hợp của Bộ Xây dựng, nhu cầu nhà ở xã hội toàn quốc trong giai đoạn từ năm 2011-2020 cần khoảng 440.000 căn hộ. Trong đó, Tp.HCM khoảng 134.000 căn; Hà Nội khoảng 110.000 căn; Bình Dương 41.250 căn; Đồng Nai 36.700 căn; Đà Nẵng 11.500 căn.
Nhu cầu nhà ở của đối tượng thu nhập thấp đô thị còn rất lớn
Cũng theo thống kê của Sở Xây dựng năm 2018, toàn thành phố có gần 500.000 hộ chưa có sở hữu nhà ở, ngoài ra còn có nhiều hộ gia đình đông người trong những căn nhà nhỏ có diện tích ở bình quân thấp hơn 10m2/người.
Theo đánh giá của Hiệp hội BĐS Tp.HCM, khi thị trường BĐS bị khủng hoảng đóng băng giai đoạn 2011-2013, để giải quyết hàng tồn kho, nợ xấu và hỗ trợ người có thu nhập thấp đô thị tạo lập nhà ở, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 02/2013/NQ-CP ngày 07/01/2013 với gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng áp dụng từ 2013-2016, trong đó 70% tương đương 21.000 tỷ đồng hỗ trợ cho người mua nhà ở xã hội, nhà ở thương mại có giá bán không quá 1,05 tỷ đồng; và 30% gói tín dụng ưu đãi tương đương với 9.000 tỷ đồng hỗ trợ cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội. Áp dụng lãi suất vay ưu đãi 6%/năm 2013; và 5%/năm từ năm 2014 đến năm 2019.
Sau 3 năm thực hiện gói 30.000 tỷ đồng, đến hết năm 2016, đã giải ngân được hơn 32.000 tỷ đồng, tạo điều kiện cho 56.186 người mua được nhà ở, trong đó có khoảng 1/3 là nhà ở xã hội. Riêng tại Tp.HCM, đã có 10.316 đối tượng được vay gói 30.000 tỷ đồng với tổng số tiền được vay là 7.032 tỷ đồng, trong đó, có 10.308 cá nhân (chiếm tỷ lệ 18,3% đối tượng được vay ưu đãi cả nước), đã vay 5.575 tỷ đồng và 8 chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội được vay 1.456 tỷ đồng, tổng cộng đã giải ngân trên địa bàn thành phố được 8.488 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 26,5% gói tín dụng ưu đãi cả nước).
Tuy nhiên, việc chấm dứt gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng (ngày 30/06/2016 đối với chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội; ngày 31/12/2016 đối với cá nhân), đã có tác động tiêu cực, gây khó khăn rất lớn đối với 2 đối tượng là chủ đầu tư dự án và người mua nhà ở xã hội.
"Hiệp hội kiến nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, bổ sung "Danh mục chi thực hiện chính sách nhà ở xã hội" vào Nghị quyết số 1023/NQ-UBTVQH13 ngày 28/08/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để có nguồn ngân sách hỗ trợ thực hiện chính sách nhà ở xã hội. Trên cơ sở đó, đề nghị Chính phủ tùy theo điều kiện ngân sách nhà nước để bố trí khoảng 1.000 - 2.000 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước để thực hiện chính sách nhà ở xã hội", đại diện Hiệp hội BĐS Tp.HCM nhấn mạnh.
Hạ Vy
Theo Nhịp sống kinh tế
Bắc Ninh dẫn đầu về thu hút vốn FDI tạo lực đẩy thị trường bất động sản "cất cánh" Sự phát triển vượt bậc trong thu hút vốn FDI của Bắc Ninh thời gian qua đã thúc đẩy mạnh mẽ thị trường BĐS công nghiệp phát triển. Đặc biệt, sự tác động này sẽ còn mạnh mẽ hơn nữa trong giai đoạn mới từ năm 2020. Theo số liệu mới nhất từ Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch & Đầu...