Lãnh đạo Belarus và Đức thảo luận về cuộc khủng hoảng người di cư
Cơ quan báo chí của Tống thống Belarus ngày 15/11 cho biết Tổng thống Alexander Lukashenko và Thủ tướng tạm quyền của Đức Angela Merkel đã có cuộc điện đàm kéo dài 50 phút thảo luận về biện pháp giải quyết cuộc khủng hoảng người di cư tại biên giới Belarus với Liên minh châu Âu (EU).
Người di cư tại khu vực Grodno, biên giới Belarus – Ba Lan, ngày 8/11/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Thông báo viết: “Cuộc điện đàm diễn ra chiều ngày 15/11 và kéo dài 50 phút. Hai nhà lãnh đạo thảo luận một loạt vấn đề trước hết là tình hình người di cư tại biên giới Belarus – Ba Lan, Belarus – Litva và Belarus – Latvia”.
Thông báo cũng cho biết hai nhà lãnh đạo đã thảo luận chi tiết về các biện pháp hỗ trợ nhân đạo và triển vọng giải quyết vấn đề người di cư nhằm ngăn chặn leo thang căng thẳng tại khu vực biên giới. Hai nhà lãnh đạo nhất trí tiếp tục các cuộc tiếp xúc để giải quyết tình hình.
Đây là cuộc tiếp xúc đầu tiên giữa Tổng thống Belarus và một nhà lãnh đạo phương Tây kể từ khi ông Lukashenko giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống hồi tháng 8/2020.
Video đang HOT
Cuộc khủng hoảng người di cư tại biên giới Belarus với Latvia, Litva và Ba Lan bắt đầu từ đầu năm 2021 và trở nên căng thẳng ngày 8/11. Hàng nghìn người di cư tiến tới biên giới Belarus – Ba Lan và không chịu rời khu vực giáp ranh, nhiều người đã phá đổ hàng rào dây thép gai để vào lãnh thổ Ba Lan. EU cáo buộc Minsk để cho dòng người di cư đến Belarus và vượt biên giới vào Ba Lan cũng như các nước thành viên khác trong khối này nhằm đáp trả việc EU áp đặt các biện pháp trừng phạt Belarus liên quan tình hình chính trị tại nước này. Phía Belarus luôn bác bỏ, coi đây là cáo buộc vô căn cứ. Tổng thống Belarus Lukashenko cho rằng các nước phương Tây phải chịu trách nhiệm về những diễn biến này vì chính hành động can thiệp của những nước này đã khiến người dân tại nhiều quốc gia phải sơ tán chiến tranh.
Belarus đóng cửa đại sứ quán tại Canada
Belarus tuyên bố đóng cửa đại sứ quán tại Canada sau khi Thủ tướng Justin Trudeau lên án vụ Minsk chuyển hướng máy bay để bắt nhà báo đối lập.
Theo thông báo trên trang web hôm 25/5, đại sứ quán Belarus tại Canada cho biết cơ quan sẽ đóng cửa vào ngày 1/9 sau 24 năm "hợp tác cùng có lợi", đồng thời tạm dừng các dịch vụ lãnh sự, bao gồm xử lý đơn xin visa, từ tháng 7.
Đại biện lâm thời Evgeny Russak giải thích rằng động thái này "liên quan đến tối ưu hóa sự hiện diện ngoại giao của Belarus" tại những khu vực khác nhau. "Đây không phải một quyết định tự phát, mà dựa trên cơ sở phân tích tác động thực tế của những cuộc tiếp xúc song phương hiện tại", ông cho biết, nói thêm rằng Thủ tướng Belarus Roman Golovchenko đã ký quyết định hôm 22/5.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau phát biểu trong một cuộc họp báo tại Ottawa hôm 18/5. Ảnh: Reuters .
Trước khi quyết định được thông báo, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã chỉ trích chính quyền Tổng thống Alexander Lukashenkko hôm 23/5 điều tiêm kích, ép chuyến bay 4978 của hãng hàng không Ryanair khởi hành từ Athens, Hy Lạp, để tới thủ đô Vilnius của Litva phải chuyển hướng đến Minsk, Belarus.
Nhà báo đối lập Belarus Roman Protasevich và bạn gái Sofia Sapega, hai trong số hơn 170 người trên chuyến bay, đã bị bắt sau khi phi cơ hạ cánh khẩn cấp. Trudeau gọi động thái của Belarus là một hành vi "thái quá, bất hợp pháp và hoàn toàn không thể chấp nhận".
"Đây là một vụ tấn công rõ ràng vào nền dân chủ và tự do báo chí", Thủ tướng Canada cho hay, đồng thời kêu gọi "trả tự do ngay lập tức" cho Protasevich. Ông còn cảnh báo Canada có sẵn các biện pháp trừng phạt Belarus và "sẽ xem xét những lựa chọn khác".
Nhiều nước phương Tây cáo buộc chính quyền Belarus có hành vi "không tặc" với một máy bay châu Âu. Giới lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) cũng đã nhất trí ngừng các tuyến hàng không với Belarus và áp đặt thêm biện pháp trừng phạt kinh tế.
Tuy nhiên, Belarus tuyên bố họ hành động để đảm bảo an toàn cho chuyến bay của Ryanair sau khi nhận cảnh báo có bom trên khoang. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cũng nhận định vụ Belarus bắt nhà báo Protasevich không nên "đánh giá vội vàng và phải dựa vào các thông tin có sẵn".
Protasevich, 26 tuổi, từng làm việc cho hãng tin Ba Lan Nexta và phát nhiều hình ảnh biểu tình phản đối Tổng thống Lukashenko hồi năm ngoái qua ứng dụng Telegram. Anh bị truy nã tại Belarus với cáo buộc khủng bố, tổ chức bạo loạn và kích động thù ghét xã hội, nhưng bác bỏ những cáo buộc này.
Các cuộc biểu tình ở Belarus kéo dài hơn 6 tuần hồi giữa năm ngoái sau khi Lukashenko, người cầm quyền 26 năm, tuyên bố tái đắc cử với hơn 80% phiếu bầu. Phe đối lập ở Belarus và EU không công nhận kết quả bầu cử, cho rằng cuộc bỏ phiếu bị gian lận.
Sau những tranh cãi về bầu cử năm ngoái, Canada đã phối hợp với EU và Anh trừng phạt 54 quan chức Belarus. Thương mại song phương giữa Canada và Belarus năm ngoái cũng chỉ đạt 47,9 triệu USD, theo Bộ Ngoại giao Belarus.
Tổng thống Nga đề xuất giúp giải quyết cuộc khủng hoảng ở biên giới Belarus, Ba Lan Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Moskva sẵn sàng hỗ trợ giải quyết cuộc khủng hoảng người di cư ở biên giới giữa Belarus và Ba Lan. Tổng thống Nga Vladimir Putin tại một cuộc họp ở Moskva ngày 4/10/2021. Ảnh: AFP/TTXVN Hãng tin RIA ngày 14/11 dẫn lời Tổng thống Putin trả lời phỏng vấn một kênh truyền hình nhà nước...