Lãnh đạo Anh-Pháp nỗ lực dàn xếp những khác biệt
Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thủ tướng Anh David Cameron ngày thứ Ba cố gắng tìm cách dàn xếp những khác biệt giữa họ sau một khởi đầu đầy thách thức trong việc chung tay giải quyết cuộc khủng hoảng khu vực đồng tiền chung châu Âu ( Eurozone).
Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thủ tướng Anh David Cameron. (Nguồn: EPA)
Hollande cũng sẽ gặp Nữ hoàng Anh Elizabeth II tại lâu đài Windsor Castle gần London trong chuyến thăm một ngày của ông, chuyến đi đầu tiên của nhà lãnh đạo xã hội tới nước láng giềng bên kia eo biển Anh kể từ khi đắc cử vào tháng Năm.
Sau các cuộc hội đàm ở đường Downing, Hollande và Cameron nhấn mạnh họ có chung lập trường về các vấn đề đối ngoại và trình bày những khác biệt giữa hai bên trong chính sách kinh tế và thuế khóa.
Hollande đã đùa rằng ông Cameron có “khiếu hài hước kiểu Anh” khi ông tuyên bố vào tháng trước sẽ “trải thảm đỏ” đón những người dân Pháp sang nước này vì muốn né tránh thuế đánh lên người giàu mà ông Hollande dự kiến sẽ ban bố.
Video đang HOT
“Tôi đánh giá cao óc hài hước, nhất là hài hước kiểu Anh. Tôi không thấy phiền lòng, và vui lòng được nhận một tấm thảm đỏ”, ông Hollande nói trong một cuộc họp báo chung với ông Cameron. Thủ tướng Anh đáp lại: “Nói về thảm đỏ thì hôm nay chỉ có một tấm cho Francois.”
Hai nhà lãnh đạo cũng cố gắng dàn xếp các bất đồng về khu vực đồng tiền chung euro. “Chúng ta thấy rằng châu Âu có những tốc độ phát triển khác nhau và mỗi nước được hưởng lợi từ liên minh khác nhau”, ông Hollande nói. Ông Cameron trong khi đó nói muốn có sự hợp tác giữa Anh và Pháp.
“Sẽ luôn có những điểm bất đồng, nhưng hôm nay chúng tôi tìm được nhiều lập trường chung”, Thủ tướng Anh nói. “Chúng tôi đều muốn châu Âu tăng trưởng, chia sẻ quan điểm về những vấn đề như Syria, Libya hay Iran. Chúng tôi muốn có sự hợp tác giữa chính phủ và người dân hai nước, nên tôi rất vui vì chúng ta đang xây dựng một mối quan hệ mạnh mẽ”.
Sau cuộc gặp ông Cameron, ông Hollande đã tới lâu đài Windsor, tây London, để dùng trà với nữ hoàng trong một cuộc gặp kéo dài nửa giờ đồng hồ.
Nhà quân chủ 86 tuổi, mặc một bộ váy vàng, bắt tay với người đứng đầu nền cộng hòa Pháp và trao cho ông hai món quà, những bức tranh đóng khung có ký tặng của chính bà và chồng bà, hoàn thân Philip.
Những vấn đề kinh tế vẫn là khác biệt lớn nhất giữa Anh và Pháp khi Cameron nhấn mạnh thắt chặt chi tiêu, còn Hollande muốn tăng chi tiêu để thúc đẩy tăng trưởng.
Kể từ khi đánh bại đối thủ cánh hữu Nicolas Sarkozy trong cuộc bầu cử tổng thống hồi tháng Năm, ông Hollande đã nhanh chóng thực thi các chính sách thiên tả, tăng thuế với người giàu, cam kết tạo ra hàng nghìn việc làm trong lĩnh vực công và cho phép chi tiêu công tăng nhẹ.
Ông Cameron thì tiếp tục hối thúc các thành viên trong khối đồng euro, mà Anh không phải thành viên, cắt giảm chi tiêu để vượt qua khủng hoảng kinh tế./.
Theo NLD
Tây Ban Nha và Cyprus xin EU viện trợ
Tây Ban Nha và đảo Cyprus hôm 25.6 đồng loạt lên tiếng xin viện trợ tài chính từ Liên minh châu Âu (EU) nhằm vượt qua cơn khủng hoảng nợ công.
AFP nhận định việc bơm một khoản tiền lớn cho Tây Ban Nha, nền kinh tế lớn thứ tư trong khối eurozone, sẽ làm teo tóp quỹ viện trợ cho Ireland, Hy Lạp và Bồ Đào Nha, đồng thời cũng sẽ làm kiệt quệ tài nguyên của khối này.
Cho đến nay, đã có 5 quốc gia xin viện trợ tài chính từ Liên minh châu Âu để vượt qua cơn khủng hoảng nợ công, gồm Ireland, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và đảo Cyprus - Ảnh: Reuters
Được biết, Tây Ban Nha đang cần tiền để giải cứu hệ thống ngân hàng trong nước, vốn đã lâm vào khủng hoảng do các khoản nợ xấu khổng lồ phát sinh từ bong bóng bất động sản vỡ hồi năm 2008.
Lãnh đạo Liên minh châu Âu nhiều khả năng sẽ xem xét thực thi các chính sách thống nhất về kinh tế và tiền tệ tại hội nghị thượng đỉnh diễn ra vào cuối tuần này nhằm giải quyết cơn khủng hoảng nợ công trong khu vực.
Thị trường tài chính toàn cầu hôm 25.6 tỏ ra nghi ngại về khả năng Liên minh châu Âu có thể bỏ qua các khác biệt trong chính sách điều hành kinh tế để cùng đưa ra một giải pháp toàn diện khi mà giá cổ phiếu trên các sàn giao dịch chứng khoán châu Âu đồng loạt giảm điểm.
Đảo Cyprus đã trở thành thành viên thứ năm trong khối sử dụng đồng tiền chung châu Âu yêu cầu được viện trợ tài chính. Mặc dù chính phủ đảo quốc này không cho biết con số cụ thể, nhưng giới truyền thông địa phương phỏng đoán Cyprus cần khoảng 5 tỉ euro.
Hiện cũng chưa rõ Cyprus cần tiền cho các ngân hàng trong nước hay cho chính phủ, nhưng đảo quốc này trước đây từng tuyên bố đang cần viện trợ tài chính của EU để giúp hệ thống ngân hàng tái cấp vốn sau khi xóa nợ cho chính phủ Hy Lạp.
Theo Thanh Niên
Hy Lạp bắt đầu cuộc bầu cử sống còn Ngày 17/6, Hy Lạp tiến hành cuộc tổng tuyển cử có ý nghĩa then chốt trong việc quyết định tương lai bám trụ Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) của nước này. Đây là cuộc tổng tuyển cử thứ hai ở Hy Lạp chỉ trong vòng 6 tuần qua. Người dân Hy Lạp trước áp phích cổ động bầu...