Lãnh cảm ở nữ, cải thiện thế nào?
Chứng lãnh cảm ở phụ nữ có ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt tình dục và hạnh phúc gia đình. Nắm rõ những nguyên nhân gây lãnh cảm ở phụ nữ sẽ có cách điều trị căn bệnh này hiệu quả nhất.
Người chồng có vai trò quan trọng trong điều trị lãnh cảm cho vợ.
Lãnh cảm là hiện tượng không có hứng thú với hành vi tình dục, một số trường hợp cảm thấy ghê sợ chuyện tình dục mặc dù đó là người chồng hoặc người tình. Nhiều chị em không chỉ không có cảm giác đỉnh điểm mà cả ham muốn và khoái cảm tình dục. Theo thống kê, có đến 70 – 80% số nữ giới trải nghiệm vài lần giao hợp trước đây phần nhiều là “đau mà không sướng”. Tuy 62,7% số phụ nữ cho rằng rối loạn khả năng tình dục là một chứng bệnh, nhưng 97,6% bạn gái chưa từng nhờ sự trợ giúp của chuyên gia về căn bệnh này. Thực tế, nữ giới rối loạn khả năng tình dục ngoài rối loạn khoái cảm, suy giảm ham muốn, co thắt âm đạo, còn có lãnh cảm, giao hợp gây đau… đều làm cho chị em “không hứng thú” tình dục và thường trong tình trạng chiều chồng cho đúng nghĩa vụ.
Bạn thật sự bị lãnh cảm?
Bình thường, đàn ông trong sinh hoạt phòng the đều biểu hiện háo hức, ngoài việc mong muốn mình được tận hưởng khoái cảm tình dục, họ cũng kỳ vọng bạn tình nữ cũng đạt được “khoái cảm bồng bềnh”. Thế nhưng, khi đàn ông bất kể “nhóm lửa, thổi gió, sưởi ấm…” như thế nào mà bạn nữ vẫn không hề có cảm giác thì không chỉ đàn ông sẽ hoài nghi khả năng tình dục của mình, bạn gái cũng sẽ có cảm giác tội lỗi hoặc cảm giác tự ti, không thể không tự hỏi “phải chăng mình đã bị lãnh cảm?”.
Để nhận biết một phụ nữ có bị lãnh cảm không, cần dựa vào những đặc trưng của nữ giới lãnh cảm: trong quá trình nhiều lần sinh hoạt tình dục, trải qua kích thích bằng ve vuốt, khêu gợi, hôn hít, tiếp xúc cơ quan sinh dục…, nữ giới vẫn không thấy hưng phấn, âm vật không sung huyết, âm đạo cũng không có “phản ứng” bài tiết dịch thì có thể nói là không có cảm giác tình dục hoặc cơ bản là mất đi ham muốn.
Nguyên nhân gây lãnh cảm ở phụ nữ thường đa dạng và phức tạp, được chia thành các loại: hoàn toàn không hoặc rất ít ham muốn tình dục; lãnh cảm do tâm lý: ghê sợ sự chung đụng; nhu cầu tình dục bị lu mờ do bệnh tật, do lo toan cuộc sống hoặc vì say mê thể thao, nghệ thuật; lãnh cảm do nam giới xuất tinh quá sớm; do cá tính: không đạt được cực khoái với những tư thế quan hệ thông thường. Tuy nhiên, để thuận tiện trong quá trình điều trị, lâm sang chia lãnh cảm làm 2 nguyên nhân chính:
Nguyên nhân do bệnh lý: Thường gặp ở phụ nữ có khiếm khuyết ở cơ quan sinh dục như: âm đạo hẹp hay quá ngắn, do âm vật bé hay người có màng trinh dày. Do tình trạng thiếu hụt nội tiết tố nữ như estrogen ở quanh tuổi mãn kinh. Do các bệnh phụ khoa, viêm đường tiết niệu, đái tháo đường, tăng huyết áp…
Video đang HOT
Nguyên nhân tâm lý: Đa phần các yếu tố tâm lý là nguyên nhân chính gây lãnh cảm ở phụ nữ, ước tính chiếm đến 90%. Thường đa dạng và phức tạp như những vấn đề mâu thuẫn trong quan hệ vợ chồng, trong gia đình, trong tranh chấp quyền hành – kinh tế, những thay đổi trong đời sống như: sinh con, thay đổi chỗ ở, quá khó khăn trong đời sống, người phụ nữ phải gánh quá nặng trong gia đình… Những mặc cảm kéo dài, tự cho mình có khiếm khuyết không thỏa mãn cho chồng, mặc cảm bị cưỡng hiếp… Do thiếu hiểu biết kiến thức cơ bản trong tình dục, ảnh hưởng tôn giáo, gia đình phong kiến; những ký ức đáng buồn trong quan hệ tình dục; những tức giận, sợ hãi, lơ đễnh; Do nam giới nghiện rượu, ma túy, cờ bạc, sao lãng, thiếu trách nhiệm với gia đình, thiếu kiến thức cơ bản về sinh hoạt tình dục…
Điều trị lãnh cảm ở nữ giới
Với lãnh cảm do bệnh lý: Người vợ cần đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa khám và chữa bệnh.
Đối với lãnh cảm do yếu tố tâm lý: cần có sự hợp tác của người chồng. Trước hết, hai vợ chồng cùng chia se thẳng thắn về lý do khiến vợ giảm ham muốn. Vì chức năng tình dục có thể ảnh hưởng tới tâm lý phụ nữ khi nuôi và dạy con, do đó, người chồng cần giải quyết tâm lý cho người vợ triệt để, giúp vợ thoải mái hơn trong “chuyện ấy”. Người chồng cần tâm sự nhẹ nhàng với vợ những cảm xúc của mình, luôn sát cánh cùng vợ để điều trị; giữ thái độ và tinh thần lạc quan, không nên trách móc, nghi kị hay ghen tuông vợ, tránh tạo áp lực trong chuyện chăn gối. Vợ chồng cũng cần được bác sĩ chuyên khoa tư vấn và điều trị với tinh thần cởi mở, không giấu giếm, cùng thảo luận để đưa đến phương pháp điều trị tốt nhất sao cho phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, sinh hoạt làm việc của gia đình.
Bên cạnh đó, người vợ cần có một chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý, bổ sung nội tiết tố nữ tư thiên nhiên kết hợp với những điều trị về tâm lý và bệnh lý để đạt được hiệu quả cao nhất.
Theo Dân Trí
Chứng xoắn tinh hoàn: Những điều cần cảnh giác
Xoắn tinh hoàn là bệnh lý do tinh hoàn tự xoay quanh trục gây tắc nghẽn đột ngột thừng tinh, làm giảm hoặc tắc lượng máu đến tinh hoàn, gây đau và sưng.
Nếu kéo dài có thể dẫn đến hoại tử tinh hoàn và các mô xung quanh. Vì vậy, xoắn tinh hoàn cần được phẫu thuật cấp cứu trong vài giờ đầu. Nếu để lâu hơn, tinh hoàn bị tổn thương vĩnh viễn, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản hoặc phải cắt bỏ.
Khi tinh hoàn quay làm xoắn thừng tinh và giảm lưu lượng máu. Nếu tinh hoàn xoay nhiều lần, lưu lượng máu đến nó có thể bị tắc nghẽn hoàn toàn, gây hoại tử, biến chứng rất nhanh chóng. Nam giới bị xoắn tinh hoàn có đặc điểm di truyền và thường ảnh hưởng đến cả 2 tinh hoàn. Xoắn tinh hoàn thường xuất hiện khi bị chấn thương bìu; hoạt động thể chất và khi ngủ.
Tinh hoàn bị xoắn theo chiều mũi tên.
Dấu hiệu phát hiện bệnh
Bệnh nhân bị xoắn tinh hoàn thường có các triệu chứng như sau: cơn đau dữ dội và đột ngột ở một bên tinh hoàn, kéo dài dưới 6 giờ; bìu sưng to; buồn nôn và nôn; đau bụng; một tinh hoàn có thể ở vị trí cao hơn bình thường; đau tinh hoàn có thể đột ngột hết đau dù chưa điều trị do tư thế của bệnh nhân khiến tinh hoàn được tháo xoắn. Cần chú ý rằng, những triệu chứng nêu trên có thể xuất hiện bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, nhất là trong hoặc sau khi bị chấn thương bìu hay hoạt động thể chất.
Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh
Tuổi: thường gặp nhất ở nam giới từ 10 - 25 tuổi.
Tiền sử bị xoắn tinh hoàn: nếu bệnh nhân đã từng bị xoắn tinh hoàn nhưng các triệu chứng đã thuyên giảm không cần điều trị vẫn có khả năng mắc bệnh trở lại.
Thời tiết: xoắn tinh hoàn thường xuất hiện khi thời tiết lạnh, chẳng hạn bạn đi nghỉ mát ở vùng núi cao có nhiệt độ lạnh.
Bất thường bẩm sinh: bất thường quả lắc chuông (Bell clapper deformity) dẫn đến trục dài của tinh hoàn nằm ngang thay vì theo trục thẳng của cơ thể, khiến tinh hoàn xoay trên thừng tinh, gây tắc tĩnh mạch và tụ máu, với hệ quả là thiếu máu động mạch và hoại tử tinh hoàn.
Xoắn tinh hoàn là trường hợp khẩn cấp nên phải nhanh chóng phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. Thầy thuốc kiểm tra phản xạ của bệnh nhân bằng cách chà xát hoặc véo mặt trong đùi phía bên tinh hoàn bị xoắn: bình thường tinh hoàn co lại, nếu bị xoắn tinh hoàn thì phản xạ này không xảy ra. Xét nghiệm nước tiểu, công thức máu, siêu âm Doppler màu có thể thấy tổn thương do xoắn tinh hoàn, hình ảnh cho thấy thiếu máu nuôi tinh hoàn, mào tinh và thừng tinh căng to. Chụp Scan phóng xạ (Radionuclide scans) để phát hiện lưu lượng máu đến tinh hoàn, phân biệt xoắn với các nguyên nhân khác có độ chính xác 90 - 100%.
Xoắn tinh hoàn cần phân biệt với một số bệnh khác như: viêm ruột thừa cấp; viêm mào tinh; tràn dịch màng tinh hoàn; thoát vị; vỡ, tụ máu tinh hoàn do chấn thương.
Biến chứng
Xoắn tinh hoàn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng: hoại tử tinh hoàn, mất tinh hoàn, nhiễm khuẩn, vô sinh thứ phát do mất tinh hoàn, biến dạng tinh hoàn.
Những lưu ý trong điều trị và phòng ngừa
Việc điều trị kịp thời bằng phẫu thuật có thể phòng ngừa những biến chứng nghiêm trọng như hoại tử tinh hoàn. Tháo xoắn bằng tay: một số trường hợp thầy thuốc có thể sử dụng phương pháp này. Tuy nhiên, để phòng ngừa bệnh tái phát, tốt nhất vẫn nên phẫu thuật để điều trị. Phẫu thuật tháo xoắn tinh hoàn là phẫu thuật ít phức tạp và ít xâm lấn. Phẫu thuật được thực hiện: rạch da bìu; tháo xoắn thừng tinh; khâu một hoặc cả hai tinh hoàn vào bìu để phòng ngừa sự xoay của tinh hoàn. Bạn cần chú ý rằng, xoắn tinh hoàn là một cấp cứu ngoại khoa, bệnh nhân cần được phẫu thuật can thiệp kịp thời. Tháo xoắn tinh hoàn càng sớm thì khả năng điều trị thành công càng cao: nếu trước 6 giờ, tỷ lệ thành công là 90 - 100%; từ trên 6 giờ đến trước 12 giờ, tỷ lệ là 50%; từ trên 12 giờ đến 24 giờ, chỉ 10% là cứu được tinh hoàn, lúc này, khả năng rất cao là phải cắt bỏ tinh hoàn bị xoắn. Sau phẫu thuật vài tuần, bệnh nhân cần tránh các hoạt động gắng sức, chưa nên quan hệ tình dục; nếu xoắn tinh hoàn ở trẻ sơ sinh, cần phẫu thuật để phòng ngừa những vấn đề về sinh sản hay sản xuất nội tiết tố nam sau này.
Ở những cơ sở y tế không có chuyên khoa ngoại niệu, cần chuyển ngay bệnh nhân đến bệnh viện có chuyên khoa này để kịp thời điều trị cho bệnh nhân.
Bác sĩ và nhân viên y tế cần hướng dẫn người nhà và bản thân bệnh nhân nhận biết sớm các triệu chứng của xoắn tinh hoàn; nắm vững các nguyên nhân khác có thể gây đau tinh hoàn như viêm tinh hoàn do biến chứng quai bị, viêm mào tinh hoàn...
Nhiều nghiên cứu cho biết, xoắn tinh hoàn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng gặp nhiều nhất ở nam giới từ 10 - 25 tuổi; có tới 65% trường hợp xoắn tinh hoàn xảy ra ở thanh thiếu niên từ 12 - 18 tuổi; tỷ lệ mắc bệnh đối với nam giới trước 25 tuổi là 1/4000. Nếu được chẩn đoán sớm, tỷ lệ cứu được tinh hoàn có thể đạt 100%. Phẫu thuật cố định tinh hoàn có giảm tỷ lệ tái xoắn, nhưng không loại trừ được khả năng tái xoắn tinh hoàn sau này.
ThS. Trần Tất Thắng
Theo Suckhoedoisong.vn
8 rắc rối về sức khỏe các mẹ vừa đi làm vừa chăm con dễ mắc phải nhất Yêu cầu công việc và nuôi dạy con cái thực sự tác động rất lớn đến cơ thể và gây ra những rắc rối về sức khỏe cho những bà mẹ bận rộn này. Theo thống kê tại Mỹ, gần 70% các bà mẹ giờ đây là một phần của lực lượng lao động. Trong khi đó, họ vẫn phải đảm đương trọng...