Lang thang An Giang, “lạc vào thiên đường” ẩm thực chợ Châu Đốc
Chợ Châu Đốc hay còn được gọi là “vương quốc mắm” An Giang là điểm du lịch thú vị và bạn sẽ không thể bỏ qua “thiên đường” ẩm thực này.
An Giang là một trong những địa điểm thú vị, mang nhiều dấu ấn văn hóa đặc biệt của người miền Tây sông nước. Ngoài cánh đồng thốt nốt, rừng tràm Trà Sư, các ngôi chùa cổ thì nơi đây còn có chợ Châu Đốc, một điểm khám phá độc đáo dành cho khách du lịch.
Vốn là người thích khám phá văn hóa, ẩm thực của từng vùng miền, cậu bạn Nguyễn Ngọc Hùng – thành viên danh dự group Việt Nam Ơi vừa đăng tải những khoảnh khắc rất ấn tượng về địa điểm này.
Chợ Châu Đốc mang những vẻ đẹp dân dã, bình dị về cuộc sống của người An Giang.
Những thước phim về chợ Châu Đốc
Thành viên danh dự group Việt Nam Ơi , đồng thời cũng là chủ nhân của kênh YouTube Đi Cùng Hùng Nhé đã mang đến những thước phim cực nghệ về chợ Châu Đốc. Nơi được xem như “thiên đường” đậm nét văn hóa và ẩm thực, lối sống của người địa phương An Giang.
Nguyễn Ngọc Hùng chia sẻ: ” Mình đi một vòng chợ thấy ấn tượng nhất vài món, như mắm ba khía, đường thốt nốt, me sấy. Đặc biệt là mê nhất món bún cá Dì Lệ. Nếu có dịp tới An Giang, mọi người đừng bỏ lỡ địa điểm này nhé “.
Khám phá “vương quốc mắm” và “ thiên đường ẩm thực” tại chợ Châu Đốc
Không đơn thuần là một khu buôn bán, chợ Châu Đốc còn nổi bật với hai biệt danh khá thú vị: “thiên đường ẩm thực” và “vương quốc mắm”. Bởi tại chợ Châu Đốc, bạn có thể thưởng thức rất nhiều món ăn ngon của miền Tây với giá cả vô cùng “hạt dẻ”. Đồng thời, các món ăn ở đây cũng rất phong phú, đa dạng với sự đan xen nền ẩm thực của nhiều dân tộc. Hầu hết các món ăn đặc sặc ở đây đều được chế biến tại chỗ, tạo hương vị khó lẫn đi đâu được.
Video đang HOT
Dạo chợ Châu Đốc, nhất định không quên thử món bún gỏi gà và bún cá. Đây là hai món ăn hấp dẫn bậc nhất, hội tụ rất nhiều hương vị độc đáo của ẩm thực An Giang. Ngoài ra, bạn cũng có thể thưởng thức một vài món ăn vặt quen thuộc như nước thốt nốt, bánh bò, trái mây Lào…
Có rất nhiều món ăn ngon tại chợ Châu Đốc mà bạn nhất định phải thưởng thức.
Những đồ ăn vặt đậm vị miền Tây như chuối nướng nước dừa, bánh bò thốt nốt…
Tại chợ Châu Đốc, thứ nổi bật và cũng được trưng bày nhiều nhất chính là mắm. Mắm tại chợ Châu Đốc được bài trí gọn gàng, ghi tên đầy đủ theo từng loại cá để người mua có thể dễ dàng nhận biết.
Có đa dạng loại mắm được trưng bày, nhập từ nhiều nơi lân cận như Campuchia, Thái Lan như mắm cá lóc, mắm Thái, mắm ba khía… Cũng tùy vào mỗi người cảm nhận, theo từng sở thích riêng nên bạn có thể ghé tới đây để lựa chọn mắm về làm quà cho gia đình khi du lịch An Giang. Người bán hàng tại đây khá thân thiện nên nếu có thắc mắc hay cần lựa chọn kỹ càng thì đừng ngại ngần lên tiếng nhé!
Cuộc sống dung dị tại đây sẽ khiến bạn cảm thấy bình yên hơn rất nhiều.
Ngoài mắm Thái, mắm ba khía là món quà “best-seller” tại chợ Châu Đốc mà bạn có thể mua về làm quà.
Một vòng hành trình của anh bạn Hà Nội khi đến với chợ Châu Đốc (An Giang) hẳn đã làm bạn cảm thấy thú vị hơn về vùng đất “bảy núi” này. Còn chần chừ gì nữa mà không khám phá ngay “thiên đường ẩm thực” chợ Châu Đốc khi có dịp đến với An Giang nhỉ?
Đừng quên gia nhập ngay cộng đồng du lịch Việt Nam Ơi và cùng anh bạn Ngọc Hùng (Đi Cùng Hùng Nhé) khám phá nhiều điều thú vị hơn về thiên nhiên, con người, văn hóa, ẩm thực đất nước nhé!
2 món bún cá nức tiếng miền Tây
Bún cá An Giang có nước dùng vàng tươi, thơm mùi nghệ, còn bún cá Kiên Giang nước dùng trong, vị thanh ngọt.
Bún cá là món ăn dân dã của đồng quê, không quá cầu kỳ nhưng mỗi vùng, mỗi miền đều góp chút gia vị đặc trưng, nên mỗi món có chút khác biệt, như bún cá Ninh Hòa (Khánh Hòa) sẽ khác với bún cá tại Sóc Trăng, Kiên Giang hay Châu Đốc (An Giang).
Ở miền Tây, nhiều món bún cá có nguồn gốc từ Campuchia, dần dà được người dân biến tấu cho hợp khẩu vị, trong đó bún cá Châu Đốc (An Giang) giữ được gần như nguyên vị so với bản gốc.
Bún cá Châu Đốc xưa dùng con cá linh nấu lấy nước ngọt, thêm tôm khô cho đậm đà và không thể thiếu ngải bún, mắm ruốc, sả, ớt, tỏi, nghệ tươi. Bún cá Châu Đốc ngày nay vẫn giữ gần như nguyên bản, mộc mạc với cá lóc, nước lèo và bún tươi. Nước lèo được nấu bằng xương ống ninh lấy nước ngọt, vừa ninh phải vừa vớt bọt để nước dùng luôn trong. Con cá lóc đồng làm sạch luộc chín trong nước luộc sả và củ nghệ đập dập nên không tanh, lại có mùi thơm thoang thoảng. Thịt cá được gỡ xương, đem ướp gia vị rồi xào sơ với nghệ để thịt săn lại, có màu vàng đẹp mắt.
Bún cá Châu Đốc đặc trưng với nước dùng màu vàng tươi, vị đậm đà. Ảnh: Quang Thiện
Gia vị nêm nếm cho nước dùng có mắm cá linh, mắm ruốc lược bỏ xác, thêm ngải bún, nghệ giã nát lọc lấy nước. Bếp lửa để liu riu, hương vị của các nguyên liệu hòa vào phần nước xương hầm trước đó tạo ra thứ nước dùng quyến rũ, đậm đà.
Tô bún dọn ra thơm nồng mùi cá và nghệ, nước lèo vàng phủ lên cọng bún trắng, kèm theo từng thớ thịt cá lóc, thịt heo quay cắt miếng vừa ăn. Ai thích ăn đầu cá thì gọi để riêng trong tô nhỏ, đầu cá lóc ăn beo béo còn nguyên bộ lòng chấm với muối ớt chanh hay nước mắm ngon dầm ớt hiểm. Đĩa rau xanh ăn với bún cá là điển hình cho sự trù phú của vùng Tây Nam Bộ, có bông điên điển, bông súng, rau đắng, bắp chuối hột, rau muống bào nhuyễn và có khi còn thêm ít cọng đậu đũa, rau nhút bẻ khúc.
Bún cá ở Búng Bình Thiên có thêm trứng vịt lộn ăn lạ miệng. Ảnh: Di Vỹ
Búng Bình Thiên ở huyện An Phú cũng có món bún cá ngon, nơi này là địa bàn sinh sống chủ yếu của người Chăm theo đạo Hồi nên họ không ăn thịt heo quay như vùng Châu Đốc, mà tô bún cá đôi khi có thêm trứng vịt lộn, vị ngon lạ, hài hòa không kém.
Bún cá Kiên Giang thì không cầu kỳ như bún cá An Giang, món ăn có nước lèo, bún tươi, thịt cá lóc đồng, đĩa rau xanh và nước mắm ngon. Kiên Giang nằm ven biển nên tô bún cá có thêm ít tôm biển.
Cá lóc chọn con lớn, làm sạch bỏ mật, giữ nguyên bộ lòng rồi luộc chín, thịt và xương cá làm phần nước có vị ngọt thanh. Sau khi luộc chín, cá được lấy ra để nguội tách từng miếng thịt trắng để người ăn không mắc xương. Muốn miếng thịt cá thơm hơn thì bỏ vào xào sơ cùng ít mỡ tỏi cho dậy hương vị. Tùy theo cách chế biến, có người cũng nấu nước dùng bún cá bằng xương heo hầm nhiều giờ với tôm khô, hớt bọt liên tục để nồi nước thanh trong.
Bún cá Kiên Giang không cầu kỳ nhưng có hương vị riêng níu chân thực khách. Ảnh: Ngoisao
Công đoạn sơ chế phần thịt tôm để nấu bún cá cũng không kém phần hấp dẫn. Tôm tươi được bóc sạch vỏ, giữ nguyên phần gạch tôm rồi đem rim với dầu điều để hỗn hợp có màu cam bắt bắt, nêm nếm gia vị cho vừa miệng. Một số nơi thay phần gạch tôm bằng lòng đỏ trứng đánh tan, cũng tạo thêm vị ngon.
Tô bún cá Kiên Giang nóng hổi có cọng bún tươi được chần mềm chan ngập nước dùng thanh ngọt, bên trên là thịt cá lóc trắng ngần, ít con tôm rim có sắc cam nổi bật, không thể thiếu rau răm trang trí làm dậy mùi thơm và nhúm bông điên điển hay cọng bông súng để tươi. Đĩa rau ăn kèm cũng đa dạng với các loại rau giá, bắp chuối, rau muống như bún cá Châu Đốc vậy. Món bún cá ngon bội phần nhờ chén nước mắm cá cơm Phú Quốc.
Gắp một đũa bún cá kèm cọng rau răm, vừa ăn vừa thấy được cả vị ngọt của thịt cá và cay nồng của rau răm quyện vào nhau khiến ai ăn một lần cũng nhớ mãi.
5 thức bánh sắc màu của người miền Tây Từ những loại rau củ trong vườn, người miền Tây khéo léo tạo nhiều màu tự nhiên cho món ăn thêm đẹp mắt, ngon miệng. Khác chiếc bánh xèo cỡ to thường thấy ở miền Tây, bánh xèo ngũ sắc nhỏ hơn, vừa đủ một người dùng. Vỏ bánh được làm từ bột gạo pha lỏng trộn với màu tự nhiên của rau...