Lạng sơn Xứ sở của thịt quay
Lạng Sơn là cái tên nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh như thành nhà Mạc, động Tam Thanh, Nhị Thanh, Ải Chi Lăng,
Cùng với những loại hoa quả đã trở thành thương hiệu của Lạng Sơn trong đó không thể thiếu na Chi Lăng, hồng Bảo Lâm, vải, rượu Mẫu Sơn,… Những cái tên món ăn đặc sản Lạng Sơn không bao giờ bị lãng quên trong lòng du khách, đó là thịt lợn quay, thịt vịt quay, là phở chua là bánh cao sằng….
Thịt quay đã trở thành thương hiệu ẩm thực của xứ Lạng.
Đối với thịt vịt quay, người ta hay nhớ đến cái tên vịt quay Thất Khê, đó là vùng đất ở Tràng Định. Vịt để làm món thịt quay là giống vịt bầu ở Thất Khê được lựa chọn cẩn thận, làm sạch và sẽ được nhồi nguyên liệu vào bên trong bụng. Nguyên liệu để nhồi quan trọng nhất ở đây không thể thiếu đó là lá mắc mật, hạt tiêu, hành, ngoài ra còn một số loại nguyên liệu khác tùy người làm.
Nguyên liệu được nhồi vào trong con vịt và khâu lại, còn bên ngoài được phủ một lớp mật ong rừng và để khoảng 10 phút, tiếp đó con vịt được đem lên quay ở bếp than hoa khoảng 15 phút rồi công đoạn cuối cùng mới đem chao trong chảo mỡ thêm 15 phút. Thịt vịt quay phải vàng ruộm đều và đặc biệt không bị cháy đen. Thịt được quay càng lâu thì càng ngon. Khi thưởng thức thịt quay phải có vị ngọt của mật, vị thơm của hương liệu đó mới là thịt quay ngon.
Video đang HOT
Một vài cái tên khi các bạn đến xứ Lạng du lịch có thể ghé qua thưởng thức món vịt quay đó là: Quán vịt quay Mật Mật 15 Bắc Sơn – Tp Lạng Sơn; Quán vịt quay Hùng Hưng 13 Bắc Sơn – Tp Lạng Sơn; Quán vịt quay Hà Nga 157 Hùng Vương – Tp Lạng Sơn.
Không chỉ có vịt quay, mà thịt lợn quay ở Lạng Sơn cũng rất đặc biệt, ngay từ khâu lựa chọn lợn để quay. Lợn có trọng lượng không quá to và cũng không quá bé từ 25 đến 40 kilogam. Sau khi lựa chọn, lợn cũng được làm sạch và nhồi nguyên liệu vào bên trong và khâu lại. Nguyên liệu được chuẩn bị rất nhiều trong đó lá mắc mật là nguyên liệu chính.
Thịt quay được quay trên máng quay than hoa, trong lúc vừa quay vừa phải có người trông để liên tục quyệt lên xung quanh da của con lợn một lớp dầu có trộn cả mật ong, giấm. Công đoạn quay lợn rất mất thời gian đòi hỏi người làm bếp phải đều tay, và quyệt liên tục nguyên liệu lên da lợn nếu không thịt lợn sẽ bị cháy hoặc da lợn bị vỡ. Lửa quá to sẽ khiến thịt quay không chín đều vào bên trong hoặc có thể bị cháy bên ngoài.
Thịt lợn quay ngon nhất là ăn nóng, đặc biệt là lớp da giòn tan cùng với miếng thịt ngấm đủ gia vị, được thưởng thức thịt quay lúc mới ra lò là điều không thể cưỡng lại.
Dọc đường quốc lộ, lúc chiều luôn có chỗ bán thịt quay để du khách tiện đường mua về làm quà, hoặc có thể thưởng thức luôn tại chỗ.
Nước chấm ăn với thịt quay phải dùng quả mắc mật để dầm với tỏi cùng một số loại nguyên liệu khác mới đúng điệu thịt quay xứ Lạng.
Những ai chưa ngang qua xứ Lạng, hãy thử ghé qua một lần để được thưởng thức những món thịt quay cực kỳ hấp dẫn, dấu ấn ẩm thưc khó quên.
Theo Homnayangi
Địa chỉ cuối tuần: Ba kiểu phở được phục vụ với nước dùng riêng ở Sài Gòn
Phở chua, phở khô, phở trộn được ăn khô, kèm chén nước súp riêng.
Phở chua Lạng Sơn
Tiệm phở chua nằm sâu trong hẻm trên đường Nguyễn Thiện Thuật do một người phụ nữ gốc Lạng Sơn mở, suốt mấy chục năm nay vị vẫn không thay đổi nên có khá nhiều khách quen. Tô phở trông có vẻ ít nhưng vừa đủ cho một người lớn ăn no. Sợi phở mềm như sợi mì cán mỏng, ăn chung với rau muống bào sợi, thịt gà, lòng gà rồi rưới một lớp nước sốt gia truyền đặc sánh lên trên. Thêm tép hành, sa tế, da lợn, bánh phồng và một ít rau thơm là chuẩn vị. Chén nước súp nấu từ nước luộc gà có lớp váng mỡ nhưng vị lại thanh, không quá béo, thêm ngò thơm là hết ý. Một tô có giá 50.000 đồng, bên cạnh những món khác như bánh giò, cháo sườn, gỏi gà ăn cũng khá ổn. Quán bán từ 15h đến 20h30 nhưng thường hết sớm và luôn đông khách.
Địa chỉ: 242/101 Nguyễn Thiện Thuật, phường 3, quận 3.
Phở khô Gia Lai
Gọi là phở nhưng sợi của phở khô Gia Lai lại giống sợi hủ tiếu, tròn và mảnh làm từ bột gạo. Sợi cứng nên khi trụng nước sôi không bị bở. Cách chế biến khá giống với món hủ tiếu khô của người miền Nam, người ta nêm nếm nước tương, giấm, rắc thêm tiêu, tép mỡ và thịt heo băm vào tô phở và giá trụng rồi trộn đều lên trước khi ăn. Có người gọi đây là món "phở hai tô" bởi một set phở khô gồm tô phở trộn và chén nước tái đi kèm. Nước súp có vị giống nước phở thông thường, thêm thịt bò thái mỏng tái, đậm đà nhưng ít dầu mỡ nên ăn không bị ngán. Hành tây và hành lá giúp át đi mùi tanh của thịt tươi, ăn với các loại rau xà lách, rau thơm... Tô đầy đủ có giá 30.000 đồng, người ăn khỏe có thể ăn đến 2 tô.
Địa chỉ: 47 Hoa Sứ, quận Phú Nhuận.
Phở trộn
Đúng như cái tên của nó, món này bạn phải trộn trước khi ăn. Sợi phở mềm cho vào tô trước tiên, sau đó đến thịt gà rồi rưới nước tương đã nêm nếm lên. Thêm đu đủ bào, rau thơm, đậu phộng và tép hành cho đỡ ngấy. Khi ăn, bạn đảo đều mọi thứ và do nước tương không có độ kết dính nên sợi phở rời rạc, bạn phải ăn ngay. Nếu để lâu thì dễ bị mặn do sợi phở mềm, mau thấm vị. Chén súp nấu từ nước luộc gà ăn kèm là không thể thiếu. Thịt gà chấm chung với muối tiêu chanh, thêm tương ớt tự làm cay xè là đúng điệu. Một tô có giá 45.000 đồng, nếu chọn đùi gà thì đắt hơn.
Địa chỉ: 211 Nguyễn Cư Trinh, quận 1.
Theo Ngôi sao
Kinh ngạc bởi các loại bánh có tên lạ độc ở Việt Nam Trên khắp các vùng miền Việt Nam, có rất nhiều loại bánh có tên lạ độc mà có thể bạn chưa từng nghe tới. Những món bánh này hấp dẫn từ màu sắc, hình dáng và quyến luyến thực khách ngay từ lần thưởng thức đầu tiên. Bánh gật gù: Đây là loại bánh có tên lạ độc của Quảng Ninh. Bánh gật...