Làng quất Bàu Ốc kỳ vọng thu 16 tỷ đồng từ vụ Tết
Còn gần 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán nhưng hiện nay không khí xuân mới đã rộn ràng khắp nơi ở làng trồng quất truyền thống thôn Bàu Ốc, xã Cẩm Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Nhà nhà, người người bận rộn chăm tỉa, uốn cành, bắt sâu, tưới nước, bón phân… cho các chậu quất chờ đón xuân mới.
Hơn 70% quật tết của người trồng quất Bàu Ốc đã được đặt mua.
Theo thống kê của ông Nguyễn Bình – Trưởng thôn Bàu Ốc, vụ quất tết năm nay có 250/650 hộ gia đình tham gia trồng quất tết, tăng 40 hộ so với vụ Tết 2021. Ước tính, vụ quất năm nay, làng sẽ cung ứng khoảng 36.000 cây với nhiều mức giá từ 200 nghìn đồng đến 5 triệu đồng/chậu, cây. Dự kiến, vụ Tết năm nay sẽ cho người dân trồng quất làng Bàu Ốc doanh số khoảng 16 tỷ đồng. Sau khi trừ đi chi phí giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, điện… thì bà con còn lãi hơn 5 tỷ đồng.
Nhiều người trồng cho biết, mặc dù thời tiết năm nay không thuận lợi, mưa, nắng không đều nhưng nhờ kinh nghiệm, chăm sóc chu đáo nên cây quất phát triển tốt, tán rộng, quả lớn và đều. Đặc biệt, không xuất hiện sâu bệnh phá hại nên cây khỏe, phát triển tốt.
Người lớn tuổi ở thôn Bàu Ốc cho biết, không rõ nghề trồng quất bán Tết có từ khi nào nhưng mọi người trong thôn đều xem đây là nghề truyền thống, đem lại lộc và may mắn cho mọi nhà mỗi dịp xuân về.
Từ lâu, quất Tết Bàu Ốc đã trở thành thương hiệu quen thuộc được người dân trong và ngoài tỉnh Quảng Nam ưu tiên lựa chọn để bày dịp Tết và làm quà biếu bạn bè, người thân. Hàng năm, quất Tết Bàu Ốc luôn là mặt hàng được người chơi hoa săn đón. Thông thường, từ 15-25 tháng Chạp là quất Bàu Ốc đã “cháy chợ”.
Ông Trần Ngọc Trung ở thành phố Tam Kỳ cho biết, hơn 10 năm nay, cứ mỗi dịp Tết đến, ông đều đặt mua hơn 10 chậu quất của làng nghề Bàu Ốc để làm quà biếu.
Video đang HOT
Theo ông Nguyễn Bình, còn gần 1 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng hiện nay hơn 70% số quất của tại Bàu Ốc đã được các thương lái, người mua trong và ngoài tỉnh đến đặt trước.
Nhờ trồng quất, hầu hết kinh tế của các gia đình trong làng đều khá giả, có điều kiện để chăm sóc con cái học hành đến nơi đến chốn, mua sắm được nhiều trang thiết bị, phương tiện sinh hoạt và đi lại.
Đặc biệt, nhiều hộ gia đình trồng diện tích rộng, đầu tư lớn, chủ động áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất lớn như hộ ông Nguyễn Bình, trồng hơn 1.000 chậu quật, đạt doanh số khoảng 1,7 tỷ đồng, lãi hơn 400 triệu đồng. Hộ ông Bùi Ngọc trồng 1.000 chậu, đạt doanh số 1 tỷ đồng, lãi 300 triệu đồng…
Hàng năm, xã Cẩm Hà đều tạo điều kiện cho các hộ gia đình tiếp cận với nhiều nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư vào sản xuất; phối hợp với Trạm khuyến nông – khuyến lâm thành phố tổ chức tập huấn kỹ thuật dâm chiết cây giống, cách trồng và chăm sóc quất cho bà con.
Ngoài trồng quất, người dân thôn Bàu Ốc còn trồng hoa cúc, hoa cảnh các loại, cây bonsai phục vụ nhu cầu chơi tết, ước doanh số đạt khoảng 4 tỷ đồng/năm; sau khi trừ đi chi phí vẫn còn lãi khoảng 2 tỷ đồng.
Hậu Giang: Nuôi cá ruộng kiểu gì mà chả phải cho ăn cá vẫn to bự, nông dân bắt hàng tấn
Mô hình 2 vụ lúa - 1 vụ nuôi cá ruộng ở xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy (tỉnh Hậu Giang) mang lại hiệu quả "kép" do cá và lúa có quan hệ cộng sinh, cùng hỗ trợ nhau phát triển.
Với tình hình giá phân bón và thuốc bảo vệ thực vật thời gian gần đây tăng cao và để cắt đứt nguồn bệnh từ vụ lúa này sang vụ lúa kế tiếp, đồng thời giảm việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu độc hại cho con người và môi trường trong sản xuất lúa vụ 3, người dân trong xã Vị Thủy (huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang) đã thực hiện mô hình 2 lúa - 1 vụ nuôi cá ruộng, mang lại hiệu quả cao.
Nông dân xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy (tỉnh Hậu Giang) thu hoạch cá ruộng.
Xã Vị Thủy có diện tích đất đất nông nghiệp 1.682,89ha, trong đó diện tích đất trồng lúa 1.277ha, chiếm 75,8% diên tích đất nông nghiệp.
Trong đó, có khoảng 30-40% diện tích đất ruộng không sản xuất lúa vụ 3, tập trung chủ yếu là ở ấp 2, 6, 7 và ấp 8 do đất trũng, không thuận lợi nhiều trong sản xuất lúa vào mùa mưa lũ, nên sau khi thu hoạch vụ hè thu bà con để lúa trét bán cho vịt và để đất trống.
Đến vụ đông xuân sản xuất lúa, có những hộ thì lên bờ bao để cá tự nhiên vào mùa nước lũ và thu hoạch. Nhưng những năm gần đây cá tự nhiên ngày càng cạn kiệt, giá bán cá đồng cao và cũng không đủ nhu cầu.
Nhận thấy tiềm năng đó nhiều nông dân không sản xuất lúa vụ 3 thã cá để có thu nhập, đảm bảo cuộc sống cho gia đình chờ đến vụ lúa Đông Xuân tiếp theo, đồng thời duy trì và phát triển nguồn cá đồng ngày càng bị khan hiếm.
Xã Vị Thủy có diện tích nuôi cá ruộng hàng năm trên 30 ha, tiên phong trong phong trào này là Anh Nguyễn Văn Tám, ấp 7 xã Vị Thủy.
Anh Tám có nhiều năm nuôi cá ruộng chia sẻ: Gia đình tôi có diện tích 52.000 m2 thả cá mè hoa, cá chép, cá trê vàng, mật độ từ 1-1,5 con/m2. Sau thời gian 4- 4,5 tháng nuôi cá mè hoa đạt trọng lượng bình quân 1,2-1,3 kg, cá chép đạt từ 500-700g, cá trê vàng 5-6 con kg.
Anh cho biết thêm với năng suất cá ruộng đạt 2 tấn/ha giá bán cá mè hoa 10.000 đồng/kg, cá chép 50.000 đồng/kg, cá trê vàng 70.000 đồng kg. Bên cạnh đó, còn thu hoạch thêm các loại cá đồng như cá lóc, cá rô, cá sặc,.. thì lợi nhuận trên 8,5 triệu đồng/ha sau khi trừ các khoản chi phí.
Mô hình 2 lúa vụ - 1 cá ruộng của anh Nguyễn Văn Tám, ấp 7 xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang.
Mô hình 2 vụ lúa - 1 vụ nuôi cá ruộng mang lại hiệu quả "kép" do cá và lúa có quan hệ cộng sinh, cùng hỗ trợ nhau phát triển.
Cá ruộng ăn sâu bọ hại lúa, sục bùn, diệt cỏ dại và các loại chất thải của cá tích tụ có tác dụng làm phân bón, tăng độ mùn cho ruộng lúa, giảm công làm cỏ, công làm đất sau mỗi vụ thu hoạch.
Cùng với đó, ruộng lúa cung cấp rơm rạ mục, sâu bọ làm thức ăn cho cá nên tiết kiệm được nhiều chi phí thức ăn. Bên cạnh đó, cá sẽ ăn trứng ốc bươu vàng nên ốc không thể phát triển để hại lúa.
Ngoài ra, việc ít phải sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật sẽ làm giảm chi phí trong quá trình canh tác lúa. Với lợi ích kinh kinh tế và môi trường đã được khẳng định qua thực tế tại địa phương giúp bà con nông dân có thu nhập cao hơn gấp 1,5 lần so với trồng lúa vụ 3.
Thời gian tới, UBND xã Vị Thủy sẽ phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Vị Thủy (tỉnh Hậu Giang) tạo điều kiện để các hộ dân được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, tận dụng diện tích ruộng trũng để nuôi cá ruộng trong vụ 3.
Nuôi cá ruộng vụ 3 là mô hình dễ thực hiện, đem lại hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích, tận dụng được diện tích mặt nước để không trong vụ mùa của người dân. Từ những kết quả thực tế, đã cho thấy mô hình phù hợp với điều kiện nuôi thủy sản của xã, giúp người dân vươn lên làm giàu.
Syngenta Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình "Môi trường sạch, cuộc sống xanh" tại 7 tỉnh ĐBSCL Từ ngày 21 đến 22/12, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam và Chi cục trồng trọt và BVTV các địa phương gồm An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hậu Giang và Vĩnh Long phát động chiến dịch "Môi trường sạch - Cuộc sống xanh" lần 7 (năm 2021). Tiếp nối thành công trong suốt 6 năm qua,...