Lãng phí gỗ quý
Hàng chục mét khối gỗ thủy tùng quý hiếm bị hỏng do phơi mưa nắng trong 5 năm qua, trong khi các ngành chức năng loay hoay chưa tìm ra cách giải quyết.
Đống gỗ thủy tùng ở H.Krông Năng đang hư hỏng do phơi mưa nắng nhiều năm – Ảnh: T.N.Q
Ngay phía sau khuôn viên Trung tâm văn hóa – thể thao H.Krông Năng (Đắk Lắk), hàng chục khúc gỗ thủy tùng được chất thành đống, xung quanh cỏ dại mọc um tùm. Ông Đoàn Văn Hùng, người dân ở đây, cho biết đã chứng kiến đống gỗ này phơi mưa nắng mấy năm nay, nhiều khúc gỗ đã bị mục ruỗng mà không thấy ai xử lý hoặc có cách bảo quản tốt hơn. Theo một cán bộ Hạt kiểm lâm H.Krông Năng, mỗi tháng Hạt phải chi 300.000 đồng để thuê người canh giữ đống gỗ.
Thủy tùng (còn gọi là thông nước), có giá trị đặc biệt về khoa học, môi trường, số lượng quần thể còn khoảng 250 cây trong tự nhiên ở Đắk Lắk và có nguy cơ tuyệt chủng cao. Những năm qua, cơn sốt gỗ thủy tùng làm vật trang trí đã làm rộ lên nạn săn lùng, khai thác trái phép loài cây này. Theo một số cán bộ trong ngành lâm nghiệp, hiện nay gỗ thủy tùng trên thị trường được bán với giá hàng trăm triệu đồng/m3, nhưng khó tìm vì rất hiếm.
Video đang HOT
Ông Y Rít Buôn Yă, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Đắk Lắk, cho biết số gỗ thủy tùng ở H.Krông Năng là do kiểm lâm tịch thu trong các vụ khai thác, vận chuyển, mua bán gỗ trái phép, hiện chưa có nhà kho bảo quản, đành để tạm ngoài trời kéo dài từ năm 2007 đến nay. Cũng theo ông Y Rít, hiện trên địa bàn Đắk Lắk có 3 huyện thu giữ gỗ thủy tùng với tổng cộng hơn 77 m3 gồm: Krông Năng: gần 46 m3, Krông Búk: 17,1 m3 và Ea Hleo: 14,1 m3. Hầu hết số gỗ này có nguồn gốc khai thác tại khu vực hồ Ea Ral (H.Ea Hleo) và rừng đặc dụng Trấp Ksơr (H.Krông Năng).
Cũng theo ông Y Rít, các cơ quan chức năng còn khá lúng túng trong việc thanh lý số gỗ thủy tùng tịch thu nói trên, do loại gỗ này thuộc nhóm 1A, cực kỳ quý hiếm, theo quy định là cấm khai thác, mua bán, sử dụng. “Tháng 4.2012, Chi cục Kiểm lâm Đắk Lắk có văn bản đề nghị giao Sở VH-TT-DL Đắk Lắk gần 40 m3 gỗ thủy tùng ở H.Krông Năng về làm hiện vật trưng bày, trang trí nội thất tại bảo tàng tỉnh, tuy nhiên Sở VH-TT-DL từ chối sử dụng số gỗ này”, ông Y Rít cho hay.
Ông Trương Bi, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL Đắk Lắk, lý giải trong thời gian xây dựng mới bảo tàng tỉnh, UBND tỉnh chỉ đạo sử dụng một lượng gỗ thủy tùng nhưng theo thiết kế ban đầu, không có hạng mục làm bằng gỗ thủy tùng nên bảo tàng tỉnh chỉ lấy một phách gỗ nhỏ trưng bày trong phòng đa dạng sinh học. Ông Bi nói thêm: “Cũng có ý kiến đề nghị sử dụng gỗ thủy tùng làm thành vườn tượng điêu khắc trong khuôn viên bảo tàng. Tuy nhiên, kinh phí khá lớn trong khi Sở không có tiền dành cho hoạt động này. Hơn nữa, vườn tượng gỗ quý để ngoài trời sẽ rất khó bảo vệ, quản lý; do đó Sở quyết định không nhận”.
Ông Bi cũng cho biết, mới đây Sở VH-TT-DL đã cùng một số đơn vị liên quan họp bàn và thống nhất bán đấu giá thanh lý hơn 77 m3 gỗ tịch thu nói trên để sung công quỹ nhà nước. Tuy nhiên còn phải chờ quyết định cho phép của UBND tỉnh Đắk Lắk.
Theo Thanh Niên
Phát hiện hơn 1m3 gỗ lậu tập kết ở xưởng cưa
Thời gian gần đây, trên địa bàn huyện miền núi Nam Đông (Thừa Thiên - Huế), nhiều lâm tặc thường xuyên lén lút vào rừng đặc dụng và rừng phòng hộ đầu nguồn chặt phá rừng để lấy gỗ.
Toàn bộ số gỗ được phát hiện và thu giữ trong đợt cao điểm tại trạm kiểm lâm Hương Giang
Ông Cao Xuân Thành - Cán bộ phụ trách bộ phận pháp chế Hạt Kiểm lâm huyện Nam Đông cho biết, mở đợt cao điểm trong khi đi tuần tra kiểm soát thuộc hai địa bàn xã Hương Hữu và Hương Giang, lực lượng Kiểm lâm đã phát hiện thu giữ hơn 1m3 gỗ gõ lậu đã xẻ phách tập kết tại xưởng cưa của anh Đỗ Xuân Hương (32 tuổi), trú tại thôn 6 (xã Hương Giang, Nam Đông) làm chủ.
Lực lượng kiểm lâm lập biên bản và tịch thu số gỗ trên.
Hiện số gỗ quý này đã được chuyển về Trạm Kiểm lâm xã Hương Giang để điều tra làm rõ. Được biết, thời gian qua kiểm lâm huyện Nam Đông đã tuyên truyền vận động đến tận thôn bản và các chủ rừng không được chặt phá rừng trái phép ở các khu rừng đặc dụng và rừng phòng hộ đầu nguồn, nhưng "lâm tặc" vẫn thường xuyên lén lút đốn hạ rừng ở các khu vực này. Sau đó, dùng xe bò vận chuyển đưa về cất giấu ở các khe suối rồi bán lại cho các xưởng cưa trên địa bàn huyện.
Theo NDT
Đăk Lăk: Đề nghị tỉnh bán đấu giá 77m3 gỗ thủy tùng Tại cuộc họp liên ngành do Sở Tài chính Đăk Lăk chủ trì ngày 5.7, các đơn vị liên quan đã thống nhất đề nghị UBND tỉnh cho bán đấu giá 77,141m3 gỗ thủy tùng. Đây là tang vật tịch thu trong quá trình xử lý các vụ khai thác, vận chuyển, mua bán trái phép gỗ thủy tùng từ năm 2007 đến...