Lăng Ông Bà Chiểu: Giá trị tâm linh độc đáo của người Sài Gòn
Lăng Ông Bà Chiểu là một trong những công trình tâm linh nổi tiếng tại Sài Gòn. Với hơn 200 năm tồn tại, nơi đây đã chứng kiến bao thăng trầm và sự đổi thay của thành phố cũng như con người nơi đây.
1. Đôi nét về Lăng Ông Bà Chiểu
Địa chỉ: Số 1 đường Vũ Tùng, Phường 3, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Lăng Ông Bà Chiểu là một trong những ngôi đền cổ nhất tại Sài Gòn, được xây dựng vào năm 1848. Thực chất thì đây là lăng Tả quân Lê Văn Duyệt, nhưng vì vị trí nằm ở khu vực Bà Chiểu nên người ta gọi chung là Lăng Ông – Bà Chiểu (Lăng Ông ở Bà Chiểu). Nhiều người không biết nên hay nhầm lẫn về nhân vật lịch sử và tên gọi, khiến những thông tin lan truyền bị sai lệch. Vậy nên đòi hỏi mọi người phải đọc thật kỹ và tìm những nguồn tin thật uy tín.
Tả quân Lê Văn Duyệt là một trong những vị tướng có công rất lớn đối với triều nhà Nguyễn, được gọi là công thần dưới thời vua Gia Long. Nhưng dưới thời Minh Mạng, năm 1835 xảy ra sự kiện thành Phiên An, kết cục ông Duyệt bị buộc tội che đậy phản quốc gây nên bạo loạn. Sau này khi ông mất, vua còn cho san bằng lăng mộ. Cho đến đời vua Thiệu Trị 1841 ông mới được giải oan, được đắp lại phần mộ và từ đó trở thành nơi thờ cúng linh thiêng của người Sài Gòn về sau.
2. Nên đi Lăng Ông vào thời gian nào?
Lăng Ông Bà Chiểu mở cửa từ 7:00 – 17:00 các ngày trong tuần
Bạn có thể đi vào bất cứ thời gian nào trong năm, tuy nhiên vào các dịp lễ mùng 1, 15 và ngày Tết thì ở đây rất đông.
Thường đi Lăng Ông sẽ vào một buổi sáng hoặc chiều. Nên nếu du khách từ các tỉnh đi tour thì có thể xếp lăng là một trong những địa điểm đáng để ghé qua.
3. Lăng Ông Bà Chiểu có gì thú vị?
Lăng Ông là một trong những công trình kiến trúc độc đáo, được xây dựng từ hơn 200 năm trước. Cho đến nay, nơi đây vẫn giữ cho mình kiểu kiến trúc xưa cũ, chấm phá giữa một Sài Gòn hiện đại và hoa lệ.
Kiến trúc lăng tẩm độc đáo
Lăng Ông rộng 18.501m trên một gò đất cao, bao gồm nhà bia, lăng mộ và miếu thờ. Bên trong có khu mộ đôi của Tả Quân Lê Văn Duyệt – Tổng trấn thành Gia Định và vợ ông là bà Đỗ Thị Phận. Ngoài ra còn có 2 ngôi mộ của 2 cô hầu ngoài khuôn viên. Trước mộ ông bà còn có Thượng công linh miếu, nơi mà người ta tổ chức các hoạt động tín ngưỡng thờ cúng.
Nét độc đáo trong kiến trúc lăng Ông Bà Chiểu chính là những di tích cổ xưa, mang đậm hình thái thế kỷ 19 – 20. Với sắc vàng phai theo thời gian, chấm phá thêm những đường nét hoa văn cầu kì nhấn nhá sắc đỏ, xanh, cam, trắng, lăng tạo nên một cái nhìn vừa lạ mắt vừa rất linh thiêng.
Video đang HOT
Khuôn viên được trồng rất nhiều dải cây nên không khí lúc nào cũng mát mẻ. Vì là lăng tẩm nên nơi đây mang vẻ trầm mặc vốn có. Bằng một cách nào đó mà chỉ cần vào đây là người ta thấy lòng nhẹ nhàng, thảnh thơi đi nhiều. Hơn hết, với người Sài Gòn nơi đây rất linh thiêng, họ hay tới cúng bái và cầu xin được phù hộ.
Hoạt động tín ngưỡng
Xin Xăm Tả Quân là một trong những hình thức phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là ở Lăng Ông. Mọi người đến đây để xin về sức khỏe, chữa lành bệnh tật. Mọi người có thể qua khu nhà Hương, Trung điện hoặc Tây điện để xin.
Lễ khai Hạ vào các ngày mùng 7 Tết cũng là lễ hội truyền thống được tổ chức hằng năm. Mọi người đến đây để cầu an đầu năm mới, xin có nhiều may mắn, lộc tài, ăn nên làm ra.
Vào các ngày 29/7 – 2/8 Âm lịch hằng năm tại đây cũng tổ chức lễ giỗ tướng Lê Văn Duyệt. Sự kiện này thu hút được rất nhiều trong và ngoài tỉnh tham gia. Mọi người cũng tranh thủ thời gian này đến đây để cầu sức khoẻ, bình an thậm chí là tình duyên.
Ngoài ra, ở đây còn tổ chức các chương trình hát bội, chương trình vẽ nghệ thuật hát. Nếu bạn nào quan tâm có thể tìm hiểu lịch để qua thưởng thức.
Cảm hứng cho những bộ hình đậm chất Việt
Để nói Sài Gòn cho một địa điểm chụp hình áo dài hay cảm hứng xưa thì Lăng Ông Bà Chiểu luôn là lựa chọn lý tưởng. Với khu lăng tẩm cổ kính, cộng thêm không gian rộng rãi, màu sắc nhuộm thời gian bạn có thể tìm cho mình hàng trăm góc chụp xinh xẻo và đầy ý vị. Ở địa điểm này chụp áo dài là xinh nhất, nên bạn hãy chọn cho mình chiếc áo ưng ý nhé.
4. Một số lưu ý khi đi Lăng Ông Bà Chiểu
Khách thăm quan đặc biệt là giới trẻ thường xuyên đến đây chụp hình nên cần phải giữ tôn nghiêm của chốn linh thiêng, lựa chọn quần áo, cách tạo dáng và tránh gây ồn ào.
Lăng Ông Bà Chiểu là một trong những giá trị tâm linh quan trọng. Vậy nên mỗi một người đến đây phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ, đặc biệt tránh xả rác bừa bãi.
Trước khi đi vào các ngày lễ trọng, thời gian lăng tổ chức lễ hội bạn nên tìm hiểu trước để tránh làm sai những điều cấm kỵ.
Chùa Cao Linh: Giá trị tâm linh hơn 300 năm tại Hải Phòng
Chùa Cao Linh là ngôi chùa lâu đời nổi tiếng linh thiêng tại thành phố phượng đỏ. Chùa gắn liền với nhiều thế hệ và cũng là chứng nhân cho sự thay đổi và phát triển của một mảnh đất.
1. Đôi nét về chùa Cao Linh Hải Phòng
Địa chỉ: L10, Bắc Sơn, An Dương, Hải Phòng
Chùa Cao Linh còn có tên gọi khác là Bạch Đằng Giang, một trong những địa điểm tâm linh lâu đời nổi tiếng của Hải Phòng. Chùa được xây dựng vào khoảng 300 năm trước, mới đây được trùng tu lại trên nền chùa cổ nên trông mới và khang trang, tráng lệ hơn rất nhiều. Trước đây, trong thời kì chiến tranh, chùa cũng trải qua một giai đoạn tàn phá. Nhưng đến nay nơi đây vẫn còn lưu giữ lại nhiều kỷ vật vô giá.
Hiện nay, ngoài nổi tiếng với niên đại thì chùa còn nổi tiếng với độ hoành tráng từ ngũ quan cho tới bảo điện. Sự nguy nga và tráng lệ nơi đây khiến ai bước vào cũng mang cho mình một vẻ tôn kính. Nhiều người họ tìm về chùa để tìm được cảm giác bình yên, an lạc trong tâm hồn. Ngoài ra còn coi đây là một địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng. Đến chùa có thể tìm được 1001 góc chụp ảnh sống ảo triệu like. Nếu bạn đang và sẽ đến với Hải Phòng thì nhất định phải ghé đến đây một lần.
2. Cách di chuyển đến chùa Cao Linh Hải Phòng
Chùa cách trung tâm thành phố khoảng 12km đi về phía Tây, người ta còn gọi nơi đây là "cửa ngõ" của thành phố. Đường đến với Cao Linh rất dễ đi, bạn có thể đi bằng xe máy, ô tô cá nhân, xe du lịch hay xe bus.
Với phương tiện cá nhân, xe du lịch, từ trung tâm thành phố bạn đi theo đường Đình Đông về phía Lạch Tray rồi rẽ vào đường Nguyễn Văn Linh. Đi tầm 10km thì đi vào QL10, tầm 1km thì rẽ trái, đi tầm 200m nữa là tới chùa.
Còn nếu đi xe công cộng, bạn có thể bắt taxi hoặc xe ôm từ trung tâm thành phố, một cuốc xe như thế chỉ giao động trong khoảng 20 - 40k. Nếu đi xe bus thì lên xe số 07. Bạn có thể dùng Google Map để biết điểm dừng hoặc nhờ lơ xe chỉ.
3. Nên đến chùa vào thời gian nào?
Vì là chốn tâm linh dành cho tất cả mọi người nên bạn có thể đến chùa bất cứ lúc nào, chùa mở cửa cả ngày và không mất phí tham quan. Đi đến chùa Cao Linh thường là đi trong ngày, khoảng 1 buổi sáng hoặc chiều nhưng theo kinh nghiệm của nhiều người thì bạn đi vào buổi sáng sẽ thích hơn.
Nhiều người sẽ chọn đến chùa vào mùa xuân, đặc biệt những ngày đầu năm vì quan niệm rằng nơi đây rất linh thiêng, cầu được ước thấy. Họ đến đây để cầu an lành, tài lộc cho bản thân và gia đình. Nếu đầu năm hay các ngày mùng 1, rằm bạn chưa biết đi đâu thì đây là địa chỉ cực kì lý tưởng.
4. Chùa Cao Linh Hải Phòng có gì?
Mảng kiến trúc nguy nga, đồ sộ
Chùa Cao Linh có diện tích lên tới 49.000m2. Chùa gây ấn tượng với nhiều mảng kiến trúc độc đáo, vừa thể hiện hình ảnh Phật giáo truyền thống, vừa có nét pha trộn với tính thẩm mỹ đương thời.
Đầu tiên là cổng ngũ quan được dát vàng như một cung điện xa hoa. Bên dưới là 6 linh vật làm bằng đá, chạm khắc các họa tiết rồng phượng cực kì tinh tế. Kiến trúc mái cong hai đầu, đỉnh mái có bánh xe pháp luân cùng bông hoa sen tinh khiết. Tất cả tạo nên ấn tượng Phật giáo cho du khách ngay từ khi bước vào.
Tiếp đến là tòa Đại Hùng Bảo Điện, phần quan trọng nhất của chùa Cao Linh. Bên trong trưng bày một dãy tượng Phật uy nghi, nhiều màu sắc như: Phật Thích Ca Mâu Ni, Lợi Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát... Bảo điện có 3 gian tiền đường và 1 gian hậu cung, nơi đây vẫn còn giữ nhiều vết tích thời xưa, như phần mái vẫn còn phủ đầy rêu phong.
Điểm được nhiều khách du lịch yêu thích nhất chính là vườn tháp. Các bảo tháp ở đây được xây dựng và khắc tác một cách tỉ mỉ, giống như những hình rồng đang vươn mình bay lên trời xanh. Trong mỗi tháp đều có tượng phật, đóa hoa sen, xung quanh là những chậu cây hoa cảnh, lối đi cũng trồng nhiều cây xanh. Một vài bảo tháp còn là nơi lưu giữ di cốt của các vị trụ trì qua các đời. Ngoài việc vãn cảnh, lễ bái thì mọi người có thể chọn làm điểm check in khi đến chùa.
Các hoạt động tâm linh khác
Hàng năm, chùa Cao Linh đón hàng nghìn lượt khách đến hành hương khấn Phật, đặc biệt các ngày rằm, mùng 1, đầu năm, lễ Vu Lan hoặc các ngày trọng đại của tín ngưỡng Phật giáo.
Chùa có tổ chức các khóa tu mùa hè, giảng đạo, các hoạt động phóng sinh, cầu siêu để giúp cho mọi người có thêm một niềm tin vào cuộc sống, vui vẻ, lạc quan và có ích cho xã hội
5. Một số lưu ý khi đi chùa Cao Linh bạn nên biết
Chùa là một nơi tâm linh nên khi đến đây bạn phải ăn mặc gọn gàng, không được hở hàng, đi nhẹ nói khẽ cười duyên. Không nên gây ồn ào và giữ gìn cảnh quan chung.
Đến chùa bạn nên đi vào bằng cổng bên, tránh đi công chính vì đây là điều kiêng kỵ trong Phật giáo.
Hạn chế thắp nhiều hương và không đốt nhiều vàng mã ảnh hưởng đến không gian chùa
Nên lựa chọn địa điểm chụp ảnh, tránh gây ảnh hưởng đến mọi người và không nên tạo các dáng phản cảm, không phù hợp với nơi tu hành.
Bạn nên chuẩn bị một số món lễ nếu như có ý định đến đây để cầu phước lộc, may mắn và bình an cho gia đình, bạn bè.
Quán ốc hẻm khiến dân văn phòng bỏ bữa để xếp hàng vào ăn trưa Dân văn phòng TP.HCM thi thoảng sẽ chọn đổi món ăn trưa bằng thực đơn khá kỳ lạ: ăn ốc chế biến. Từ trước đến nay đi làm có khi thay bữa chính cơm canh, bún miến đàng hoàng bằng các món nhẹ như ngũ cốc, bánh mì ngọt, súp cua... thế nhưng ăn trưa bằng các món ốc chế biến đã bao...