Lăng Ông Bà Chiểu đẹp cổ kính gợi nhớ thương những ngày Sài Gòn chưa ‘đổ bệnh’
Yêu thích chụp ảnh và nét đẹp cổ kính của Lăng Ông Bà Chiểu, Nguyễn Kỳ Anh (26 tuổi) đã chụp lại nét kiến trúc độc đáo tại nơi đây.
Bộ ảnh gợi nhớ, gợi thương một Sài Gòn những ngày chưa đổ bệnh.
Những chi tiết khảm sành sứ, điêu khắc đặc sắc của Lăng Ông Bà Chiểu được Kỳ Anh tập trung mô tả qua góc ảnh đầy nghệ thuật
Với mong muốn lưu giữ lại nét đẹp cổ kính của các công trình kiến trúc có từ lâu đời tại TP.HCM. Chàng trai Nguyễn Kỳ Anh, làm nghề thiết kế nội thất (Q. 7, TP.HCM) đã lên kế hoạch thực hiện dự án” Sài Gòn: Trăm năm di sản” nhưng vì giãn cách xã hội nên phải tạm dừng. Bộ ảnh Lăng Ông nằm trong dự án này của Kỳ Anh.
Trong những ngày TP.HCM giãn cách theo Chỉ thị 16 tăng cường, Kỳ Anh đã đăng tải bộ ảnh chụp lại nét độc đáo trong kiến trúc của Lăng Ông Bà Chiểu (Q. Bình Thạnh, TP.HCM) mà anh thực hiện hồi tháng 3.
Bộ ảnh gợi cho người xem cảm giác bình yên, hoài cổ, nét trầm mặc hiếm có giữa một thành phố vốn nhộn nhịp, hiện đại. Một khu lăng miếu cổ xưa bậc nhất nhưng luôn thu hút nhiều người trẻ đến chụp ảnh với trang phục truyền thống.
Xem từng tấm ảnh của Kỳ Anh người xem không khỏi chạnh lòng mà thương nhớ những ngày thành phố không phải gồng mình chống dịch Covid-19.
Là một người làm việc trong ngành thiết kế nội thất và đam mê kiến trúc nên Kỳ Anh rất tập trung trong việc quan sát, mô tả từng chi tiết nhỏ như viên gạch, mái ngói… ” Công trình mang đậm lối kiến trúc nhà Nguyễn, đặc trưng là kỹ thuật chạm khắc gỗ, đá, nhiều bức tượng nhỏ, tranh được khảm sành sứ. Mái ngói âm dương, màu sắc chủ đạo của miếu thờ là vàng, đỏ trông rất rực rỡ và bắt mắt dưới ánh sáng mặt trời vào giữa trưa”, Kỳ Anh nhận xét về kiến trúc của Lăng Ông Bà Chiểu.
Ngoài yêu thích kiến trúc, Kỳ Anh còn dành nhiều thời gian để tìm hiểu về câu chuyện lịch sử của Lăng Ông:”Tên gọi Lăng Ông Bà Chiểu không phải là tên gọi chính thống của khu lăng này mà do nó được nằm cạnh bên chợ Bà Chiểu nên dần dà ai cũng gọi với cái tên này. Tên gọi chính xác của khu lăng mộ này là Thượng Công miếu, là khu đền và mộ của Tả Quân Lê Văn Duyệt- Tổng trấn thành Gia Định và vợ ông bà Đỗ Thị Phẫn. Ngoài khuôn viên lăng còn có ngôi mộ của hai cô hầu” Kỳ Anh kể lại.
Video đang HOT
Bộ ảnh được Kỳ Anh thực hiện vào khoảng thời gian từ giữa trưa đến chiều nên ánh sáng mặt trời lúc này khá gay gắt, chiếu rọi trực diện làm cho tông màu vàng đỏ vốn nổi bật lại càng thêm rực rỡ. Ngoài những góc ảnh rộng mô tả một cách bao quát khuôn viên miếu thờ thì tác giả còn rất tinh tế khi tập trung vào chi tiết nhỏ như các bức tượng trên mái nhà, họa tiết khảm sành sứ trên các bức tranh tường,…
Theo Kỳ Anh để được vào tham quan, chụp hình tại Lăng Ông thì phải được sự cho phép của quản lý và lưu ý không được phép quay phim, chụp hình bên trong khu vực thờ cúng.
Trong những ngày giãn cách xã hội, mọi hoạt động điều phải tạm dừng nên Kỳ Anh thèm cái cảm giác được tự do khám phá các công trình kiến trúc mang nét đẹp tĩnh lặng, nhuốm màu thời gian trong thành phố.
Đăng tải bộ ảnh Lăng Ông lên
, Kỳ Anh mong muốn lan tỏa thông điệp ”
“, góp phần xoa dịu nỗi nhớ của người dân nơi đây về những ngày thành phố “khỏe mạnh”, nhộn nhịp.
Góc ảnh chợ Bình Tây đẹp cổ kính trong ngày Sài Gòn chưa 'đổ bệnh'
Yêu thích chụp ảnh và nét đẹp cổ kính của chợ Bình Tây, Nguyễn Kỳ Anh (26 tuổi) đã ghi lại những khoảnh khắc bình dị nơi đây.
Bộ ảnh gợi nhớ, gợi thương một Sài Gòn những ngày chưa "đổ bệnh".
Nét đẹp bình dị ở chợ Bình Tây
Trong những ngày TP.HCM giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 tăng cường, chàng trai Nguyễn Kỳ Anh (Thiết kế nội thất tại quận 7, TP.HCM, quê Đồng Tháp) đã đăng tải bộ ảnh ghi lại nét đẹp cổ kính của chợ Bình Tây (Quận 6, TP.HCM) mà anh này thực hiện hồi tháng 5.
Bộ ảnh khiến người xem xúc động khi mô tả một nhịp sống bình dị của khu chợ có bề dày lịch sử, gợi nhớ lại những ngày an yên, thành phố không phải gồng mình chống dịch Covid-19.
Lối kiến trúc cổ kính của chợ Bình Tây được đặc tả đầy nghệ thuật qua ống kính của Kỳ Anh
Từng tốt nghiệp thủ khoa ngành thiết kế nội thất của Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM năm 2019 nên lối kiến trúc của chợ Bình Tây được Kỳ Anh đặc biệt chú ý và đặc tả đầy nghệ thuật qua những khung hình. Các chi tiết tưởng chừng quen thuộc ít được chú ý thường ngày như tấm phù điêu trước cổng chợ, hay mái nhà lợp ngói âm dương,...lại được Kỳ Anh ghi lại qua góc chụp đầy nghệ thuật.
"Chợ Bình Tây được khởi công từ năm 1928 và hoàn thành vào năm 1930. Chợ được xây dựng bằng xi măng cốt thép theo kỹ thuật phương Tây nhưng lại mang đậm nét kiến trúc Trung Hoa. Cổng chợ có hình một tháp lầu cao, kiến trúc gần giống kiểu cách của một ngôi chùa, máy lợp ngói âm dương. Bốn phía của tòa lầu đều có đồng hồ lớn, trên góc mái và đỉnh có hình rồng đắp nổi. Mặt trước cổng có hình phù điêu khảm sành màu xanh hình "lưỡng long chầu châu". Chính giữa sân trời là đài thờ ông Quách Đàm, người sáng lập và cũng được coi là vị thần của chợ" Kỳ Anh nhận xét.
Những chi tiết độc đáo trong lối kiến trúc của chợ Bình Tây được Kỳ Anh khai thác một cách triệt để qua những khung hình
Anh cho biết chợ Bình Tây gây được ấn tượng sâu sắc với anh qua bài giảng của học phần Cơ sở văn hóa khi còn là sinh viên. Nhưng vì không có nhiều thời gian nên Kỳ Anh chưa có cơ hội đến tham quan và chụp ảnh. Sau khi đọc một bài viết về chợ Bình Tây trên Facebook, anh tiến hành thực hiện bộ ảnh hồi tháng 5.
Bộ ảnh được Kỳ Anh chụp vào buổi sáng, khoảng thời gian có ánh sáng đẹp, được cộng hưởng với tông màu trầm, ấm của tường, gạch góp phần tạo nên tổng thể bức ảnh hài hòa.
"Ngoài kiến trúc khá đặc biệt thì chợ Bình Tây còn gây ấn tượng với tôi bởi bề dày lịch sử, nét đẹp cổ kín vẫn được giữ gìn mặc cho thành phố có bao nhiêu điều đổi thay. Đằng sau một khu chợ hơn trăm năm tuổi là vô số những câu chuyện, kỷ niệm của người Sài Gòn", Kỳ Anh chia sẻ.
Nếp sống bình dị của người dân nơi đây
Trong những ngày giãn cách xã hội, nhiều chợ truyền thống phải đóng cửa khiến bản Kỳ Anh cảm thấy chạnh lòng, thèm được hòa vào không khí nhộn nhịp, tấp nập của buổi chợ sáng. Thông qua bộ ảnh, anh muốn gửi gắm thông điệp: "Sài Gòn mau khỏi bệnh".
"Tôi yêu Sài Gòn vì nó là nơi tôi chọn để thực hiện ước mơ và không biết tự bao giờ nơi này níu chân tôi ở lại. Tôi mượn nhiếp ảnh để trả ơn Sài Gòn vì nơi đây đầy sự tử tế, có những con người nồng hậu và các công trình nhuốm màu thời gian" Kỳ Anh bộc bạch.
Chân dung chàng trai tài năng Nguyễn Kỳ Anh
Bộ ảnh chợ Bình Tây nằm trong dự án"Sài Gòn: Trăm năm di sản" mà Kỳ Anh đang thực hiện nhưng dang dở vì giãn cách xã hội.
Gợi ý nơi chụp ảnh áo dài Tết đẹp ở Sài Gòn Những điểm tham quan có kiến trúc cổ kính, đền chùa thường được chọn để thực hiện bộ ảnh Tết truyền thống tại TP HCM. Bảo tàng Mỹ Thuật toạ lạc tại số 97 đường Phó Đức Chính (quận 1). Bảo tàng hút khách nhờ phong cách kiến trúc kết hợp hài hòa giữa nét Á Đông và châu Âu. Đây vốn là...