Làng nước mắm nhĩ Phú Yên
Với chiều dài bờ biển dài gần 190km, Phú Yên là địa phương nổi tiếng ở khu vực Nam Trung bộ với nguồn cá cơm dồi dào nguyên liệu để làm ra sản phẩm nước mắm nhĩ thơm ngon đặc trưng.
Cá cơm được thu gom rửa sạch và phơi trên bờ biển.
Nổi tiếng khắp cả nước và cũng hình thành từ hàng trăm năm nay là làng nước mắm Gành Đỏ. Tại đây có hơn 70 hộ chuyên làm nghề mắm với những tên gọi khá nổi tiếng như nước mắm Ông Già, Bà Mười, Vạn Tín, Tân Lập… Mỗi năm làng nghề nước mắm Gành Đỏ đưa ra thị trường không dưới 2 triệu lít. Người tiêu dùng đưa nước mắm “bay” qua tận Canađa, Pháp.
Nước mắm có chất lượng tốt phải ủ trong thùng gỗ mới giữ được hương vị đậm đà nguyên bản. Thùng gỗ phải làm từ gỗ bằng lăng, bời lời mới chịu được mặn.
Ngoài những làng mắm đã có tên tuổi, Phú Yên còn có nhiều làng nghề mắm mới nổi như làng nghề nước mắm Mỹ Quang (xã An Chấn, huyện Tuy An); Long Thủy (xã An Phú, thành phố Tuy Hòa); Hòa Hiệp Trung (thị trấn Hòa Hiệp Trung, huyện Đông Hòa)…
Không dừng lại ở việc xây dựng nhãn hiệu cho từng cơ sở chế biến mắm, từ năm 2011 đến nay, Phú Yên đã có nhãn hiệu tập thể “ Nước mắm Phú Yên”. Nhãn hiệu này được 33 doanh nghiệp và cơ sở chế biến, kinh doanh mắm sử dụng. Những doanh nghiệp, cơ sở muốn gắn nhãn hiệu tập thể “Nước mắm Phú Yên” vào sản phẩm phải có đủ điều kiện về nguyên liệu, chất lượng sản phẩm do Hội Nghề cá tỉnh kiểm tra, xác nhận. Cách làm này đã tạo niềm tin cho người tiêu dùng.
Video đang HOT
Trong công đoạn muối, không chỉ muối mình cá cơm mà người làng nghề thường trộn với cá nục, thường thì 1 tấn cá cơm thì trộn 100kg cá nục, hai loại nước cốt khi ủ chảy ra “bắt” lại với nhau tạo ra mùi vụ thơm ngon.
Ướp cá với muối rồi ủ cá để một thời gian cho thịt cá “chín” rồi rút lù (bộ lọc, đảm bảo nước mắm trong khi kéo rút ra và không bị tắc) lấy nước đầu tiên gọi là “nước máu”. Từ thùng ủ cá người ta đưa “nước máu” đó chuyển sang bể dang nắng. Nước mắm chế biến theo phương pháp truyền thống phải dang nắng mất thời gian từ 6 đến 7 tháng. Khoảng thời gian này đủ để tiêu “nước máu” và chuyển thành đạm. Đây là yếu tố quyết định đến giá trị dinh dưỡng, mùi, vị của nước mắm.
Nước mắm mới nhỏ lù ra có màu trắng lợt, sau đó dang nắng sẽ chuyển sang màu đỏ, mà đòi hỏi phải dang “đủ nắng” nếu yếu nắng nước mắm có thể “trở mùi”.
Ông Phạm Văn Cảnh, chủ cơ sở chế biến nước mắm Tân Lập, chia sẻ trước đây người dân Gành Đỏ đi biển đánh được cá, ruốc ăn không hết thì phơi khô hoặc làm mắm cất ăn dần. Từ một số nhà rồi cả làng học cách làm của nhau để chế biến. Cứ như thế truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, làng nghề nước mắm Gành Đỏ được hình thành, phát triển.
Theo kinh nghiệm của nhiều người, nước mắm truyền thống thứ thiệt người rành ăn biết liền, mùi thơm ngon lưu giữ ở đầu lưỡi, còn nước mắm pha chế theo kiểu công nghiệp thì có mùi thơm nhưng ăn vô chưa qua khỏi miệng tan biến liền. Ông Phạm Văn Cần, ở phường 5, TP Tuy Hòa, Phú Yên cho hay: “Vừa rồi tôi đi qua bên Canada thăm vợ chồng đứa con trai, khi đi mang theo 10 lít nước mắm Mỹ Quang gói bao bì thật kỹ. Cộng đồng người Việt ở bên nhiều người rất thích, dặn có qua nữa đưa nước mắm ‘bay’ theo”.
Theo thesaigontimes
Kiểu thưởng thức bắp nướng rất thú vị ở Phú Yên, tuy có hơi "nặng mùi" nhưng ăn một lần là nhớ mãi
Không ngậy béo như khi ăn cùng mỡ hành, bắp nướng mắm nêm ở Phú Yên mang đến hương vị tinh tế, nồng nàn khác lạ.
Bắp nướng đã không còn xa lạ với ẩm thực đường phố nước ta. Những trái bắp cháy xém, còn ấm nóng lan tỏa mùi thơm dịu nhẹ luôn làm người ta phải xuýt xoa, say sưa gặm nhấm. Mỗi vùng miền sẽ có cách thưởng thức khác nhau, nơi thì rưới ngập mỡ hành bóng bẩy, chỗ thì tỉ mỉ tách hạt rồi cho thêm ruốc để nhấn nhá thêm hương vị... Và đến Phú Yên, bạn sẽ trải nghiệm hương vị này trong sự kết hợp rất mới lạ, bắp nướng ăn cùng mắm nêm.
Mỗi chiều tối đi dọc theo những con đường ở thành phố Tuy Hòa, bạn sẽ dễ bắt gặp những xe bắp bình dân đang tỏa hương nghi ngút. Nhìn những trái bắp xếp đều bên vỉ nướng, lớp ngoài vàng ươm làm người ta bất giác phải ghé lại.
Thật ra nguyên liệu chính của món ăn này chẳng có gì cao sang, vẫn là loại bắp nếp nhưng được lựa chọn cẩn thận sao cho hạt đều tăm tắp, căng mướt. Bắp nướng trực tiếp trên than hồng, xoay trở liên tục để chín đều. Lâu lâu có vài hạt nổ lách tách lại khiến người ta nôn nao.
Điểm nhấn hương vị của món lại chính là mắm nêm và hẹ. Sau khi đã "đủ lửa" người bán sẽ rưới lên vài muỗng mắm để quyện đều vào từng hạt bắp. Đi kèm với đó không thể thiếu lớp hẹ xắt nhuyễn, hai thành phần tuy phụ nhưng lại mang đến mùi thơm khó cưỡng cho món ăn dân dã.
Ăn ngay khi còn nóng, bạn mới cảm nhận trọn vẹn từng tầng hương vị đan xen hài hòa. Không ngậy béo như sốt mỡ hành, mắm nêm mang đến cái mằn mặn, nồng nàn lan tỏa khắp khoang miệng. Và rồi hạt bắp dẻo ngọt hòa lẫn trong mùi thơm thanh của hẹ cũng đã cân bằng một cách tinh tế.
Ngoài mắm nêm và hẹ, người Phú Yên còn có kiểu bắp nướng chấm muối lá é cũng độc đáo không kém. Lá é được giã nhuyễn rồi trộn cùng muối mang đến cái chua chua, thanh thanh đặc trưng.
Dung dị, bình dân là thế nhưng một lần thưởng thức món bắp nướng mắm nêm này bạn sẽ cứ vương vấn mãi. Đối với thực khách phương xa, được ngồi vừa thổi vừa hít hà trái bắp thơm nồng như thế đã là trải nghiệm đáng nhớ khi đến Phú Yên. Còn với người dân miền Trung, hương vị mộc mạc, chân quê này đã gắn bó và gợi lên nhiều kí ức thân thuộc.
Theo Trí Thức Trẻ
Ai bảo đến Phú Yên cũng phải tìm cho bằng được xỏ lòi, món gì đọc tên đã chẳng thấy "hứng thú" thì liệu hương vị có hấp dẫn được không? Xỏ lòi là một món ăn vặt bình dân nhưng bắt vị được nhiều người yêu thích khi đến thăm vùng đất "hoa vàng trên cỏ xanh" này. Một món ăn muốn thu hút thực khách ngoài hương vị thì tên gọi cũng là một "điểm nhấn" để tạo ấn tượng ban đầu. Ấy vậy mà ở Phú Yên có một món nghe...