Làng nhạc Việt dạo này ảm đạm đến phát chán, liệu có “cứu tinh” nào dịp cuối năm không?
Không ít khán giả bày tỏ sự lo lắng về guồng quay âm nhạc đang “chậm dần đều” trong khi nhu cầu giải trí mùa dịch lại tăng cao.
Xét về nhiều khía cạnh, thị trường nhạc Việt đang phải bước vào thế “tiến thoái lưỡng nan”.
2021 thực sự là một năm với đầy những thử thách gây ra bởi dịch Covid-19. Gần một năm qua, rất nhiều ngành nghề đã phải “đóng băng hoạt động”, gây thiệt hại nặng nề về cả vật chất lẫn tinh thần. Ngành giải trí, nhất là âm nhạc chắc chắn không là ngoại lệ.
Chúng ta bước vào năm mới với nhiều niềm hi vọng: sau một năm 2020 lao đao vì dịch bệnh, nhiều ekip nghệ sĩ đặt mục tiêu “phục thù” trong năm nay với loạt dự án được lên kế hoạch rầm rộ. Tuy nhiên, làn sóng thứ tư của đại dịch Covid-19 bắt đầu từ khoảng tháng 4/2021 nghiêm trọng hơn 3 làn sóng dịch trước đó đã khiến cho tất cả các kế hoạch bị đảo lộn, quét lên nền âm nhạc Việt Nam thời gian qua một gam màu ảm đạm.
Một ngày đẹp trời cách đây chưa lâu trong thời điểm vẫn còn giãn cách xã hội, người hâm mộ đã gửi đến nữ ca sĩ Tóc Tiên những dòng tin nhắn “bất lực” vì “sống không nổi” khi cứ phải nghe mãi những ca khúc Vpop quen thuộc suốt thời gian qua. Do đó người ấy tha thiết mong vợ chồng Touliver – Tóc Tiên sẽ tận dụng studio tại nhà để “trình làng” các sản phẩm mới: ” Chúc anh chị và các bé mèo thật nhiều sức khỏe để ra bài hát mới cho nền âm nhạc nước nhà vững mạnh.”
Tưởng chừng đó chỉ là lời nói bông đùa của người hâm mộ vì quá nhớ nhung thần tượng, nhưng thực chất lại là “hồi chuông” phản ánh sự ảm đạm, đóng băng của nhạc Việt trong thời buổi dịch bệnh đã và đang diễn biến phức tạp dù chúng ta đang sống trong thời điểm thích ứng an toàn với dịch Covid-19.
Đoạn story mang tính “cảnh tỉnh”, không chỉ riêng cho Tóc Tiên mà còn phản ánh thực trạng chung của nền âm nhạc trong năm vừa qua
Chỉ cần lướt một vòng mạng xã hội lại thấy cảnh dân tình than vãn “nhạc nhẽo quá chán, toàn phải nghe lại bài cũ”, “thuộc hết nền âm nhạc rồi”, hoặc là “réo” thẳng tên các nghệ sĩ như Mỹ Tâm, Sơn Tùng, Đông Nhi, Vũ Cát Tường,… vì quá thèm mùi nhạc mới.
Sự “khổ sở” này là một tâm lý hoàn toàn dễ hiểu, bởi lẽ suốt nhiều tháng trời chỉ quanh quẩn trong bốn bức tường, thỉnh thoảng muốn giải trí sau nhiều giờ học tập, làm việc mà mở ra chỉ thấy một list nhạc “từ thuở nào”, thật sự khiến tâm trạng quá chán ngán!
Nền âm nhạc đóng băng vì dịch bệnh, loạt nghệ sĩ “ém hàng”
Tình hình dịch bệnh ập đến đã khiến cho mọi hoạt động tập trung đông người bị ngưng trệ, ảnh hưởng trực tiếp đến ngành giải trí khi các chương trình, sự kiện, buổi biểu diễn, sản phẩm không thể nào tiếp tục thực hiện theo cách thông thường.
Bên cạnh đó, với nỗi lo lắng thường trực về tình hình dịch bệnh, xu hướng chung của khán giả đại chúng không mặn mà với giải trí. Vì các lí do chủ quan lẫn khách quan nói trên, các ekip đã không thể cho ra mắt các sản phẩm theo đúng tiến độ và lâm vào tình cảnh “đóng băng”, hoặc nếu có hoạt động cũng khá cầm chừng với hiệu ứng kém hơn hẳn so với thời điểm thông thường.
Trước tiên là kể đến sự thiệt hại của các nghệ sĩ khi phải dời lại các chương trình có quy mô đầu tư hàng chục tỷ đồng. Cụ thể, Mỹ Tâm đã hoãn liveshow Tri Âm tại Hà Nội vào ngày 1/5, hoặc Hà Show của ca sĩ Quang Hà với mức đầu tư 11 tỷ đồng dự kiến diễn ra vào 8/5 cũng bị hoãn lại.
Mỹ Tâm phải tạm hoãn liveshow Tri Âm ở Hà Nội vì dịch
Liveshow với mức đầu tư khủng của Quang Hà cũng phải hoãn lại
Và cũng có lẽ vì tình hình dịch bệnh nên Sơn Tùng đã thất hứa với người hâm mộ tận 3 lần khi liên tục dời lịch ra mắt album Chúng Ta. Lịch phát hành dự kiến ban đầu là khoảng giữa năm 2020, sau đó tiếp tục dời lịch vào 1/5/2021, 31/5/2021 và đến tận 31/12/2021.
Album của Sơn Tùng liên tục di dời trong năm nay
Không riêng gì Sơn Tùng, Jack cũng từng hứa hẹn việc tái xuất. Cụ thể, trước khi bùng nổ scandal tình ái không lâu, vào ngày 27/7 Jack đã “đánh tiếng” về vấn đề comeback trên cộng đồng fandom kín của mình. Nhưng liệu rằng, sau vụ bê bối tình cảm chấn động ấy, Jack có ra mắt sản phẩm hay không thì vẫn còn là một ẩn số.
Đoạn status được cho là nhá hàng cho thời điểm giọng ca Hoa Hải Đường comeback
Tóc Tiên cũng ấp ủ một dự án album đáng mong đợi. Theo chia sẻ của nam nhạc sĩ Mew Amazing, đó sẽ là một sản phẩm mang giá trị timeless (vượt thời gian) nhưng cho đến nay, cô cũng chỉ mới hé lộ một sản phẩm âm nhạc mở đường mang tên Em Đã Có Người Mới, còn album hẳn vẫn chưa đến lúc.
Mew Amazing hé lộ album của Tóc Tiên sẽ có nhiều điều đặc biệt
Nhìn lại năm 2020, Vpop đón nhận nhiều sản phẩm âm nhạc lan tỏa năng lượng tích cực bao nhiêu thì từ giữa năm nay lại im ắng, tĩnh lặng bấy nhiêu.
Đơn cử như vào thời điểm này năm ngoái, chúng ta có Có Chắc Yêu Là Đây, Bigcityboy… cùng loạt bản rap cực cháy từ show Rap Việt hay King Of Rap thay phiên nhau khuấy đảo các BXH nhạc số thì năm nay tình hình Vpop lại rơi vào cảnh đìu hiu. Dù cũng có một số ca khúc được cho ra mắt, cũng nhiều hiện tượng nổi lên nhưng cũng không giúp bức tranh chung của nền âm nhạc Việt trở nên náo nhiệt, sôi động. Có chăng chỉ là vài nét chấm phá để cảnh tượng chung của Vpop không quá “chìm” mà thôi.
2020 là năm ghi dấu ấn của nhiều nghệ sĩ với nhiều bản hit đình đám, trong khi đó 2021 lại ảm đạm hoàn toàn
Nhìn vào số lượng MV ra mắt qua cũng như số liệu lượt view trong hơn nửa năm qua, ta mới thấy rõ bức tranh toàn cảnh về thị trường nhạc Việt trầm lắng tới mức nào.
Đơn cử xét 2 sản phẩm được ra mắt trong thời điểm dịch bùng phát: hồi tháng 6, nam rapper Phúc Du đã ra mắt MV Đừng Gọi Anh Dậy nằm trong dự án Trạm Cảm Xúc của 1989s Entertainment nhưng lượt view chỉ quanh quẩn ở mức 1,6 triệu view. Chứng tỏ dù âm nhạc được nhận xét ở mức ổn nhưng không đủ sức bật để trở thành cú hit của năm. Kế đó, Erik đã có màn comeback ngọt ngào vớ i Dịu Dàng Em Đến nhưng chỉ tạo hiệu ứng trên TikTok còn thành tích nhạc số như trên YouTube lại vô cùng khiêm tốn.
Đừng Gọi Anh Dậy – Phúc Du
MV Dịu Dàng Em Đến – Erik
Đến cả những ngôi sao lớn như Mỹ Tâm dù cũng ra bài trong mùa dịch nhưng không tạo quá nhiều hiệu ứng. Trên thực tế, Cuộc Hẹn Trong Mơ là một bài hát cũ từng được Mỹ Tâm thể hiện trước đó mà đổi tên lại. Kèm theo việc truyền thông không quá rình rang nên bài hát chỉ tiếp cận đến người hâm mộ giọng hát của nữ ca sĩ. Và đây cũng là một cách để nàng “họa mi tóc nâu” tri ân khán giả.
Cuộc Hẹn Trong Mơ – Mỹ Tâm
Ngay cả trên thị trường TikTok, ta bắt gặp những ca khúc được trình làng từ lâu bỗng chốc thành trend như Tát Nước Đầu Đình (Lynk Lee), Hương (Văn Mai Hương), … đang hòa cùng những “vũ điệu dolce” trên nền nhạc remix cuốn hút. Có thể nói, sự sáng tạo của giới trẻ trong thời đại nhạc remix lên ngôi không hề có giới hạn, nhưng việc dùng lại các bài hát đã phát hành nhiều năm như ngầm thể hiện sự đìu hiu của thị trường nhạc Việt gần đây.
Các ca khúc đã ra mắt khá lâu trước đó như Tát Nước Đầu Đình và…
… Hương trỗi dậy một cách mạnh mẽ và thành trend cho giới trẻ
Sự ảm đạm này là do dịch bệnh hay do ca sĩ?
Dân tình than vãn vì thiếu nhạc là thế nhưng tinh thần nghệ sĩ cũng không ổn hơn là bao. Bởi lẽ các nghệ sĩ cũng không hề muốn bản thân rơi vào cảnh bị động như thế. Rất có khả năng nhiều tên tuổi đã chi số tiền lớn để đầu tư vào ca khúc, quay MV từ trước nhưng chưa vội công chiếu. Bởi ở hiện tại, dù có ra mắt rình rang đến đâu thì cũng không có show đi diễn, đi quảng bá sản phẩm, nguy cơ cao sẽ gây “thất thu”, lỗ vốn hay thậm chí là bị flop “toàn tập”.
Sự mơ hồ về vạch đích âm nhạc khiến nhiều người không dám dồn tâm huyết, tiền bạc vào “canh bạc” đầy rủi ro ngay lúc này. Vì thế, ca sĩ cùng ê-kíp chỉ đành “ém hàng” hoặc bất động một thời gian để chờ đợi thị trường ổn định trở lại. Và sự khựng lại ấy khiến đường đua âm nhạc dần trở nên “lạnh băng”.
Tung hint sẽ trình làng album nhưng chắc có lẽ vì dịch nên dự án của Sơn Tùng và Tóc Tiên đều tạm “ngủ đông”
Đến chính nữ ca sĩ Tóc Tiên cũng chia sẻ trong một bài phỏng vấn trên nền tảng podcast ngày 3/9/2021 rằng các dự án âm nhạc của cô đang trong trạng thái “tĩnh”: “Dù có phòng thu ở nhà nhưng khi thu cần rất nhiều cảm xúc, một sự điềm tĩnh nhất định để có thể truyền tải cảm xúc vào bài hát”. Tuy nhiên thỉnh thoảng hai vợ chồng Touliver – Tóc Tiên cũng xảy ra vấn đề trong việc thu âm nên việc hoàn chỉnh một ca khúc ngay lúc này là điều khá khó. Hiện tại cô chỉ có thể cùng ê-kíp lên ý tưởng câu chuyện, kịch bản, nguồn vốn,… cho MV.
Chia sẻ trong một chương trình được tổ chức theo dạng podcast, Tóc Tiên chia sẻ các dự án âm nhạc của cô đang trong trạng thái “tĩnh”
Và khi âm nhạc bỗng chững lại thì một số kiểu giải trí khác lại có cơ hội “vượt mặt”. Từ chương trình truyền hình như Running Man mùa 2 cho đến các bộ phim Hometown Cha – Cha – Cha, Squid Game,… đang gây “bão” khắp nơi, rồi lại bùng nổ liên tiếp các vụ drama, đấu tố chuyện từ thiện, content “bẩn” trên TikTok,… Có thể nói, trong nửa năm giãn cách xã hội vì dịch, âm nhạc đã không thể có độ phủ sóng rộng rãi như các loại hình còn lại.
Sự lên ngôi của loạt gameshow, series phim đình đám thay đổi phần nào nhu cầu giải trí của công chúng. Running Man…
… Squid Game hay…
… Home-town Cha Cha Cha là một ví dụ điển hình
Tất cả cộng hưởng lại khiến người xem chỉ tìm tới những nội dung ấy như một cách để giải trí và dần lãng quên đến âm nhạc. Thế nên dù có những bài hát được cho ra mắt vào thời điểm này như Rồi Tới Luôn, Dịu Dàng Em Đến, Chim Quý Trong Lồng… cũng không đủ sức cạnh tranh và đi một cách dài hơi trên bản đồ nhạc Việt.
Lối đi nào để duy trì hình ảnh trong lòng khán giả?
Suốt nửa năm qua, các sản phẩm âm nhạc tất nhiên vẫn được ra mắt nhưng số lượng lẫn mức độ đầu tư đều giảm sâu so với thời điểm năm 2020, lại không cần phải so sánh với quãng thời gian chưa có dịch của năm 2019 đổ về trước. Đa phần các ekip nghệ sĩ chỉ có thể ra mắt các lyrics video, các video theo dạng hoạt hình hoặc các set quay được tối giản.
Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận trong thời điểm nửa năm trì trệ của Vpop vừa qua, khi các ekip nghệ sĩ lớn tạm thời “ngủ đông” thì cũng là dịp của rất nhiều tên tuổi trẻ ra mắt sản phẩm và gặt hái được những thành công đáng kể.
Các hiện tượng mạng, các nghệ sĩ indie, các ekip nghiệp dư không bị ảnh hưởng quá nhiều vì đợt dịch vẫn cho ra mắt các sản phẩm khá đều đặn. Công chúng lại có dịp thưởng thức một “luồng gió” mới mẻ, trong lành từ những nghệ sĩ mới, trở thành những “món ăn tinh thần” giúp xoa dịu những căng thẳng trong mùa dịch bệnh.
3107-3 – W/n x Nâu x Duongg x Titie
Khi các sản phẩm âm nhạc lớn ngưng trệ, các sự kiện không thể nào tổ chức theo cách truyền thống, các ekip nghệ sĩ cũng tìm cách cầm cự với việc tổ chức các show online, phát livestream thông qua các nền tảng MXH. Một số nghệ sĩ cũng tổ chức những chương trình “cây nhà lá vườn”, ca hát tại gia với ekip sản xuất rất ít người, thậm chí là tự tay thực hiện như một cách để giao lưu với người hâm mộ. Nhưng câu hỏi đặt ra là: Thực hiện các show online có thực sự hiệu quả?
Nhiều nghệ sĩ cũng tận dụng các ca khúc từng ra mắt để “níu” lại sức nóng trong lòng khán giả. Điển hình nhất là nam rapper Đen Vâu quyết định trình chiếu liveshow kỉ niệm 10 năm đi hát – Show Của Đen trên nền tảng Netflix và YouTube như lời tri ân đến khán giả ủng hộ anh. Không chỉ vậy, Hoàng Thùy Linh cũng đăng tải album vol.3 HOÀNG lên kênh YouTube riêng vào ngày 21/8.
Đen Vâu tung full liveshow – Show Của Đen trên nền tảng Netflix
Hoàng Thùy Linh tung full album Hoàng như một cách để giữ kết nối, đồng thời tạo cơ hội cho người hâm mộ được thưởng thức âm nhạc của mình trong thời gian chờ đợi cô nàng comeback sau dịch
Ngoài ra, làm MV phòng thu cũng là cách để tạo ra một sản phẩm âm nhạc không quá tốn kém. Có thể kể đến một điểm sáng mùa dịch là bản Performance Video – Happy For You, với sự kết hợp của Vũ cùng Lukas Graham. Sự xuất hiện của cả hai trong cùng một khung hình thu hút hơn 12 triệu lượt xem sau ba tháng. Bảo Anh cũng ra mắt dự án Mood Show – cover những ca khúc nữ ca sĩ yêu thích.
Vũ collab với Lukas Graham cho ra mắt Happy For You và cũng nhận được kha khá sự quan tâm
Bảo Anh thực hiện một show âm nhạc tại gia như một cách để khiến khán giả không lãng quên mình
Không dừng lại ở đó, các nghệ sĩ cũng rất tích cực livestream trên mọi nền tảng mạng xã hội để giao lưu, hát hò cùng khán giả, thậm chí là tổ chức minishow online để quyên góp vào quỹ chống dịch. Đồng thời, nhiều ca sĩ sẵn sàng xông pha vào các bệnh viện dã chiến, đem tiếng hát của mình lan tỏa niềm tích cực tới những khán giả điều trị tại đây.
Các nghệ sĩ tận dụng không gian tại nhà để trình diễn nhằm giữ sóng với người hâm mộ, đồng thời lan tỏa những thông điệp ý nghĩa trong giai đoạn dịch bệnh
Tóc Tiên, Đức Phúc, Erik cùng các nghệ sĩ dùng tiếng hát của mình để dành tặng cho các bệnh nhân F0 ở bệnh viện dã chiến
Có thể nói, dịch bệnh đã tạo ra một khoảng lặng trong sự nghiệp của những người làm nghệ thuật, nhưng đây chính là khoảng thời gian hợp lý để họ nghỉ ngơi, nhìn nhận lại quá trình phát triển cũng như đề ra định hướng mới trong tương lai.
Nhưng câu hỏi đặt ra là: thực hiện các show online có thực sự hiệu quả? Nhà sản xuất chương trình đã phải chuyển hướng “cầm cự” suốt nhiều tháng thông qua hình thức online tuy nhiên hiệu ứng khán giả rất thấp, nội dung khai thác cũng không còn gì mới mẻ vì đã trải qua nhiều “mùa giãn cách xã hội”. Không một máy móc tối tân nào có thể thay thế được cảm giác được nghe nhạc live thực thụ từ nghệ sĩ yêu thích.
“ Cứu tinh” liệu có đến trong dịp cuối năm?
Kể từ đầu tháng 10, các biện pháp giãn cách xã hội cũng đã được nới lỏng nhưng tất nhiên, làng nhạc không thể nào trở lại quỹ đạo cũ ngay lập tức được. Quá nhiều dự án đã bị đình trệ, thời gian chuẩn bị cũng không còn cũng như quá nhiều rủi ro vẫn còn tồn tại thế nên cũng khó có thể trông đợi những sản phẩm “bom tấn” được đầu tư mạnh tay sẽ ra mắt trong 2 tháng cuối năm 2021.
Các dự án MV sau hơn nửa năm chờ đợi cũng đã được khởi động ghi hình trở lại để chờ ngày ra mắt. Do tình hình dịch vẫn phức tạp ở nhiều địa phương, các ekip hiện vẫn phải đang ghi hình chủ yếu tại TP.HCM, trong các studio và trường quay. Các quy định phòng dịch trong trạng thái “bình thường mới” cũng được triển khai chặt chẽ để tránh các sự cố sức khỏe đáng tiếc”.
Nhìn chung, Vpop đã trải qua một năm 2021 đầy khó khăn với nhiều mất mát và tổn hại không thể bù đắp được cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Tình hình âm nhạc từ đây đến cuối năm nhìn chung có những biến chuyển tích cực nếu so với tình trạng “đóng băng” hoàn toàn suốt gần nửa năm qua, nhưng để đạt đến tình trạng bình thường vẫn còn là câu chuyện dài mà người quyết định không thể đến từ các ekip nghệ sĩ.
Mùa dịch mang đến nhiều khó khăn nhưng cũng giúp các ekip có nhiều bài học về sự quản trị, làm việc online và thích ứng linh hoạt với tình hình đầy biến động, sẵn sàng cho những kịch bản xấu dù đó là viễn cảnh không một ai muốn nghĩ đến.
Tuy nhiên, sự chờ đợi cuối cùng đã có “trái ngọt”!
Chỉ ít ngày nữa thôi, làng nhạc Việt sẽ chuẩn bị chào đón một album phòng thu mới toanh với sự góp mặt của những cái tên đầy bất ngờ. Đó là sự góp mặt của những tên tuổi kì cựu, đã thành danh trong Vpop từ lâu với những nghệ sĩ trẻ, những nhà sản xuất đầy tiềm năng chắc chắn sẽ làm nên chuyện trong tương lai. Đây cũng sẽ là dịp để những “luồng gió mới” góp mặt với những thứ âm nhạc tươi mới và độc đáo nhất. Hãy chờ đợi bí mật sẽ được bật mí trong ít ngày sắp tới!
Sân khấu âm nhạc TP.HCM ảm đạm dịp cuối năm
Nghệ sĩ, nhà sản xuất cảm thấy mạo hiểm khi tổ chức đêm diễn khiến nhiều sân khấu âm nhạc phải đóng cửa.
Sau khi thành phố có thông báo mở cửa trở lại, các sân khấu kịch cũng như âm nhạc ở TP.HCM vẫn im lìm. Mới đây, đạo diễn Thái Huân, Giám đốc sản xuất âm nhạc Hoàng Nhã cùng ê-kíp gây bất ngờ khi giới thiệu The Show Việt Nam.
Theo kế hoạch mỗi tháng, ê-kíp sẽ tổ chức một đêm nhạc riêng gắn với từng ca sĩ. Cụ thể số mở đầu là sự góp mặt của ca nhạc sĩ Phan Mạnh Quỳnh. Đây là show diễn hiếm hoi có kế hoạch tổ chức nhưng vẫn chưa thể xua tan không khí ảm đạm của sân khấu nhạc miền Nam hai năm qua.
Sân khấu đìu hiu
Trao đổi với Zing về việc tổ chức show nhạc ở thời điểm dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, đạo diễn Thái Huân cho hay: "Nếu ai cũng lo sợ thì không biết đến bao giờ có một đêm nhạc. Ngay cả nhà chức trách cũng phải thay đổi tư duy chống dịch từ "Zero Covid" đến "sống chung với Covid". Tôi nghĩ sau thời gian ở nhà, âm nhạc nghệ thuật sẽ là món ăn tinh thần cho mọi người. Hàng quán mở, mọi người cũng đã hào hứng rồi. Vì vậy, chúng tôi hy vọng show diễn sẽ được đón nhận".
Phan Mạnh Quỳnh là người mở màn chuỗi live show The Show Việt Nam.
Nhìn nhận về sân khấu ca nhạc TP.HCM hai năm qua, Thái Huân đánh giá tình hình ảm đạm. Không chỉ có ít ỏi show diễn mà địa điểm tổ chức show cũng đóng cửa dần. Cụ thể sân khấu 126 không còn, Trống Đồng hầu như đóng cửa. Hai tụ điểm sân khấu ngoài trời này, trước đây, từng sáng đèn hầu hết ngày trong tuần. Một số phòng trà lớn như WE, Tiếng xưa, Đồng dao hầu như không có lịch diễn mới từ khi thành phố mở cửa.
Lý giải về điều này, đạo diễn Thái Huân cho rằng đang có sự chuyển đổi về cách làm của nghệ sĩ cũng như công ty quản lý.
"Sân khấu ca nhạc đìu hiu và nếu tổ chức rất khó bán vé. Trong giai đoạn này, ai làm show chắc được gắn huy chương dũng cảm. Những năm trước, ca sĩ đi hát, biểu diễn khắp nơi để kiếm tiền. Ngoài ra, nguồn thu của họ cũng đến từ việc bán băng đĩa. Vì vậy, thời điểm đó có nhiều show diễn, đêm nhạc diễn ra. Hiện tại, nghệ sĩ không cần lên sân khấu vẫn có thể kiếm tiền được nhờ mạng xã hội, YouTube. Do đó, ca sĩ, quản lý cũng không mặn mà làm live show, chưa kể đó là điều mạo hiểm", anh nói.
Theo Thái Huân, không thể phủ nhận sức ảnh hưởng, độ viral của các sản phẩm phát hành trên mạng hơn hẳn các đêm nhạc với số lượng khán giả giới hạn.
"Không những thế, nghệ sĩ đã được khai thác quá nhiều, gần như cạn kiệt trên sóng truyền hình. Do đó, khán giả không còn mặn mà đến sân khấu gặp gỡ thần tượng. Trước đây, tôi tổ chức show diễn, khán giả ngồi chờ 1h sáng để được nghe ca sĩ ngôi sao hát. Thời đó, họ không có gì để giải trí cả", nam đạo diễn chia sẻ.
Tương lai của sân khấu nhạc TP.HCM
Câu hỏi đặt ra: Sự thay đổi của thời cuộc và phát triển của nền tảng trực tuyến sẽ đưa sân khấu nhạc TP.HCM đi đâu? Đạo diễn Thái Huân cho rằng đây chỉ là sự tạm nghỉ ngơi để chờ đón con đường khác ở phía trước. Anh khẳng định sân khấu không thể mai một vì luôn có giá trị riêng.
Đạo diễn Thái Huân và ca sĩ Phương Thanh.
Anh nhấn mạnh: "Nghệ sĩ đang tìm chỗ đứng và danh tiếng, họ cần có công nghệ. Nhưng khi họ đã thành công, lại trở về với giá trị thực. Khi ấy, nghệ sĩ muốn hát live, cùng ban nhạc, dàn nhạc. Họ muốn đứng trước người thật lắng nghe, theo dõi mình dù con số có thể ít hơn số view trên mạng. Tôi tin rằng dù công nghệ phát triển thế nào thì cảm giác khi nghe hát live cũng là một trời một vực với trên mạng. Giá trị thực không bao giờ mất đi".
Cùng quan điểm, nhạc sĩ Nguyễn Minh Cường cũng cho rằng sân khấu, phòng trà đang gặp khó khăn nhưng mô hình này vẫn là lựa chọn hàng đầu của người yêu nhạc. Bản thân anh cũng yêu nhạc, biểu diễn cũng như tổ chức show nên không ngại mạo hiểm đầu tư làm phòng trà.
Sau 6 tháng đóng cửa, thua lỗ, Nguyễn Minh Cường khẳng định sẽ không bỏ cuộc. Anh cho biết nếu không thể gồng gánh được phí trả mặt bằng lớn, sẽ đóng cửa và tìm quán nhỏ hơn thay thế.
Trong khi đó nhà sản xuất Đồng Đăng Giao lại cho rằng tương lai của sân khấu nhạc TP.HCM rất ảm đạm và khó có khả năng phục hồi nếu không có sự đột phá, kết hợp với nền tảng công nghệ.
"Nếu cứ tư duy tổ chức như cũ thì sân khấu không thể tồn tại. Những khán giả tìm đến sân khấu để thưởng thức nghệ thuật, văn hóa thật sự rất hiếm và không đủ nuôi sống một chương trình, sân khấu. Đa số khán giả muốn giải trí. Sân khấu mà không bán vé được, không có nguồn thu thì sao tồn tại", anh nói.
Bảo Anh chính thức comeback với MV "Yêu Không Cần Ép" Ngày 3/12, Bảo Anh đã chính thức ra mắt Teaser MV Yêu Không Cần Ép, đánh dấu sự trở lại đường đua âm nhạc dịp cuối năm 2021. Sau Lười Yêu phát hành vào tháng 1/2020, mất gần 2 năm, Bảo Anh mới phát hành sản phẩm mới. Dự án Yêu Không Cần Ép quy tụ ê-kíp tên tuổi của Vpop như đạo...