Làng “không có tuổi”
Không giây khai sinh, không đăng ky kêt hôn, đo la tinh trang chung cua gần 1.000 nhân khẩu đang sinh sông tai khu dân cư sô 1 va 2 cua xa Đắk Ngo, huyên Tuy Đưc tỉnh Đắk Nông…
Không cân giây khai sinh vì… không đi học
Năm cach trung tâm huyên Tuy Đưc chưa đên 20km nhưng để đến được khu dân cư sô 1 va 2 thuôc xa Đắk Ngo phải men theo những cánh rừng già bạt ngàn trên những con đường lầy lội. Bên nhưng đôi săn xanh mướt là hơn 400 noc nha của người Mông vừa mới được dựng lên vẫn còn thơm mùi gỗ mới.
Nằm ngay đầu bản khu dân cư số 1 là nha cua anh Ly Văn Khư co đên 7 nhân khẩu nhưng tât ca đêu không có giây khai sinh, lý giải vấn đề trên anh Khư cho biết: “Do đời sống của dân tộc mình quen với cuộc sống du canh, du cư, nay đây, mai đó nên chẳng cần giấy khai sinh làm gì. Nếu muốn làm cũng chẳng biết làm ở đâu bởi vì mình chỉ mới được nhà nước cấp đất định cư cách đây vài tháng”. Chính vì lẽ đó mà đã ngoài cái tuổi 40 nhưng vợ chồng anh vẫn chưa biết đến giấy khai sinh như thế nào.
Hàng ngày, số trẻ em ở cụm dân cư số 1 và 2 xã Đắk Ngo phải đi mót mì để phụ giúp gia đình kiếm sống
Cách nhà anh Khư vài chục mét là gia đình chị Lý Thị Tôi, vợ chồng đã xây dựng gia đình hơn một năm nay nhưng cả hai đều không có giấy khai sinh cũng như giấy đăng ký kết hôn. Chị Tôi lý giải: “Nhà nghèo không có tiền đi học, không biết cái chữ với lại mình lấy chồng không cần đăng ký kết hôn nên chẳng cần đến giấy khai sinh để làm gì”.
Nằm cách khu dân cư số 1 khoảng 3km là khu dân cư số 2, khi chúng tôi đến đầu làng bắt gặp một đám trẻ đang mang gùi đi mót sắn. Khi được hỏi các em năm nay bao nhiêu tuổi thì những đứa trẻ chỉ biết nhìn ngơ ngác và nhoẻn miệng cười.
Thị Ưa – người đàn bà trạc khoảng 35 tuổi đứng cạnh lũ trẻ cho biết, hầu hết con em của họ ở đây được tính tuổi bằng những mùa rẫy, mỗi mùa rẫy qua đi là chúng lại thêm một tuổi, ngay cả đứa con trai của Thị Ưa cũng ước chừng 15 hay 16 mùa rẫy gì đó, cuối năm nay nó đã đến tuổi lấy vợ rồi nhưng không được đi học, không biết chữ nên cũng chẳng cần đến giấy khai sinh.
Ông Nguyễn Văn Sáu – cán bộ Tư pháp xã Đắk Ngo cho biết: “Tại hai cụm dân cư số 1 và 2 có khoảng 400 hộ với khoảng 1.000 nhân khẩu thì trong đó hơn một nửa người lớn và gần như 100% trẻ em đều không có đăng ký giấy khai sinh và thất học”.
Do người dân sống hoàn toàn biệt lập
Video đang HOT
Ông Ngô Quang Minh – Chủ tịch UBND xã Đắk Ngo cho biết, mỗi năm trên địa bàn xã “đón” nhận gần 100 hộ dân với hơn 500 nhân khẩu nhảy “dù” di cư tự do từ các tỉnh phía bắc vào và hầu hết những hộ dân này đến đều tự ý khai phá, xâm canh lấn chiếm diện tích đất rừng ở những nơi hẻo lánh để ở, nhiều hộ sống hoàn toàn biệt lập với thế giới bên ngoài nên rất khó kiểm soát về vấn đề nhân khẩu.
Theo thống kê thì từ năm 2007 đến nay, trên địa bàn xã mới chỉ có khoảng 1.000 trường hợp đến UBND xã để làm giấy khai sinh và đăng ký kết hôn, trong đó có đến 90% là đăng ký muộn và chỉ khi nào cần thiết như làm hộ khẩu, vay vốn ngân hàng thì người dân mới chịu đi làm. Nhiều trường hợp sau khi được cấp giấy khai sinh cũng không thèm đến nhận, cán bộ phải cất vào tủ và khi nào cần họ mới đến xã để “đòi” về.
Không có trường lớp, nhiều trẻ em ở xã Đắk Ngo đang bị thất học
Một nguyên nhân khác là do địa bàn cư trú rộng, dân cư lại sống rải rác, hàng năm có sự biến động về dân cư rất mạnh nên công tác tuyên truyền cũng chỉ đến được những vùng dân cư sống tập trung.
Anh Sáu than thở: “Là cán bộ trực tiếp quản lý công tác hộ tịch, hộ khẩu nhưng bản thân tôi hiện cũng không thể xác định được toàn xã còn bao nhiêu trẻ em chưa được đăng ký khai sinh. Đó là chưa kể đến tình trạng phần đông đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn khi cưới hỏi cũng không đăng ký kết hôn, có người chết cũng không báo tử”…
Để ổn định tình hình dân di cư tự do trên địa bàn xã, tháng 6/2008, UBND tỉnh Đắk Nông đã đồng ý giao cho UBND huyện Tuy Đức phối hợp với các đơn vị liên quan lập dự án “ổn định dân di cư tự do” trên địa bàn xã Đắk Ngo, địa điểm để thực hiện dự án tại Tiểu khu 1541 do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Quảng Tín quản lý. Theo đó, mỗi hộ dân sau khi chuyển về sẽ được nhận 400m2 đất ở, 8 triệu đồng tiền làm nhà và 1ha đất sản xuất, dự án sẽ đón nhận khoảng 500 hộ với 2.128 nhân khẩu. Ngoài ra, chủ đầu tư sẽ xây dựng các hạng mục thiết yếu như điện, đường, trường, trạm… để người dân khi chuyển đến đảm bảo an sinh và sản xuất.
Tuy nhiên, đến nay sau gần 3 năm thực hiện dự án bà con ở đây vẫn chưa có điện thắp sáng, chưa có nước sạch để dùng, chưa được cấp đất sản xuất; hệ thống trường học và trạm xá cũng chưa có. Do vậy, một số hộ dân đã chuyển về nơi ở cũ để sinh sống sản xuất, một số bộ hộ khác lại tiếp tục vào rừng phá rừng để lấy đất canh tác.
Ông Nguyễn Ngọc Quyền – Trưởng Phòng NN và PTNT huyện Tuy Đức cho biết: Theo kế hoạch, vào giữa tháng 8/2010, huyện sẽ tiến hành cấp đất sản xuất cho bà con, tuy nhiên do đất của dự án đang bị một số hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ và người di cư tự do ở nơi khác đến xâm canh nên chưa thể thu hồi.
Ngoài ra, số diện tích này người dân chủ yếu là trồng sắn và bắp, sau mỗi lần thu hoạch thì họ lại trồng tiếp gây khó khăn cho việc thu hồi… dẫn đến công tác dồn dân quản lý lại càng gặp nhiều khó khăn, để tránh tình trạng thả nổi việc đăng ký hộ khẩu, hộ tịch cho người dân trên địa bàn hơn bao giờ hết rất cần sự quan tâm của các cấp, các ngành của địa phương.
Theo Bee
Ngôi làng vắng bóng phụ nữ
Cuộc sống ở quê cùng cực khiến phụ nữ Thừa Thiên-Huế ồ ạt xuất ngoại sang Lào mưu sinh. Đằng sau những cuộc ra đi này là những câu chuyện thấm đẫm nước mắt.
Xã 3.000 người đi làm thuê
Chị Thu theo chồng sang Lào làm thuê để lại cho vợ chồng bà Úy 3 đứa con dại.
Thôn Bình An của xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, nằm bên quốc lộ 1A suốt ngày xe cộ gầm rú và bụi bay mù mịt. Con đường nhỏ hẹp dẫn vào thôn vương vãi đất cát do đang được tu sửa dang dở. Nghe hỏi nhà ông Đoàn Anh - Trưởng thôn, một nhóm trẻ lem luốc đang chơi bên đường đồng loạt chỉ tay về phía ngôi nhà nhỏ nằm khuất sau những bóng cây nói: "Ông Anh không có nhà, con cái ông ấy đi Lào hết rồi".
Theo UBND xã Lộc Bổn, toàn xã có hơn 3.000 người dân sang Lào làm thuê, trong số đó có hơn 1.500 phụ nữ.
Nghe hỏi chuyện phụ nữ trong làng đi Lào, bà Trần Thị Hà, vợ ông Anh, chỉ tay vào ngôi nhà trống hoác với những chiếc giường bỏ không lâu ngày, thở dài: "Việc làm không có, mùa màng thất bát triền miên nên phụ nữ cả làng phải đi mà kiếm cơm chứ ở nhà thì chết đói cả lũ. Nhà tui có 3 đứa con gái đều đi Lào làm thuê hết".
Theo bà Hà, cả 3 người con gái này đều đã đi Lào nhiều năm sau khi phải nghỉ học sớm vì hoàn cảnh gia đình khó khăn.
Nhiều hộ dân ở đây sinh toàn con gái nên có đến 5-6 người con gái đi Lào kiếm sống. Những phụ nữ đã lập gia đình trong thôn cũng ồ ạt kéo nhau đi Lào làm thuê nên thôn ngày càng vắng dần phụ nữ.
Ngỡ chúng tôi là cán bộ huyện, bà Trần Thị Bưởi, người thôn Bình An, với bộ quần áo nhàu nát và chiếc nón rách bươm hớt hải chạy đến đề nghị có chính sách hỗ trợ cho phụ nữ đi Lào bằng cách tạo công ăn việc làm để con gái bà được về lại quê. Con gái bà Bưởi là chị Trần Thị Hương đi Lào làm thuê ở tỉnh Savanakhet của Lào từ rất lâu, đến nỗi bà không nhớ nổi cô đã xa gia đình bao nhiêu năm.
"Nó để lại cho tui 2 đứa con nhỏ, đứa lớp 2, đứa mẫu giáo. Làm ăn không ra chi nên thỉnh thoảng nó mới có tiền gửi về nuôi con nên chúng rất khổ cực"- bà Bưởi kể.
Theo UBND xã Lộc Bổn, toàn xã có hơn 3.000 người dân đến các tỉnh Salavan, Savanakhet của Lào làm thuê, trong số đó có hơn 1.500 phụ nữ. Số liệu này tăng nhanh hàng năm tỷ lệ thuận với việc kiếm sống ở quê ngày càng khó khăn. Các thôn có số phụ nữ đi Lào nhiều nhất là Hòa Vang, Thuận Hóa, Bình An, Hòa Mỹ.
Không chỉ Lộc Bổn; các xã Lộc Sơn, thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc), thị trấn Phú Bài, xã Thủy Lương (thị xã Hương Thủy)... cũng là những địa phương có nhiều phụ nữ đi Lào kiếm sống do cuộc sống ở quê quá nghèo khổ. Ngày càng nhiều thiếu nữ mới học lớp 8, lớp 9 cũng bỏ học đi Lào mưu sinh.
Những đứa trẻ côi cút
Bà Nguyễn Thị Úy (75 tuổi) và chồng là ông Trần Văn Nho (80 tuổi) ở thôn Bình An vừa dọn cơm trưa cho mấy đứa cháu vừa ho khùng khục. Ở cái tuổi gần đất xa trời như vợ chồng bà Úy, người ta được chăm sóc từng miếng ăn giấc ngủ nhưng hai ông bà lại không được hưởng sự quan tâm ấy.
Từ ngày con dâu là chị Trần Thị Thu theo chồng sang Lào làm thuê, để lại 3 đứa con nhỏ, tuổi già của vợ chồng bà Úy là những tháng ngày cực nhọc.
"Nó đi rồi về đẻ, đẻ rồi đi lại nên mấy đứa cháu đều do một tay vợ chồng tui nuôi. Mới đây nó về sinh đứa thứ tư, được 4 tháng định để nốt ở nhà cho chúng tôi nuôi nhưng do cháu quá nhỏ nên nó phải mang theo sang Lào"- bà Úy kể.
Người già khổ cực đã đành nhưng những đứa trẻ không có bàn tay chăm sóc của cha mẹ lại càng tội nghiệp. 3 đứa cháu của bà Úy đang học lớp 6, lớp 4 và lớp 1 ngày càng gầy teo và học hành tụt dốc.
"Chúng tôi già rồi biết chi chữ nghĩa mà chỉ bảo chúng chuyện học hành. Kiểu ni chắc phải bỏ học sớm hết, thời đại ni rồi mà còn thất học thì buồn lắm"- ông Nho thở dài.
Chuyện ông bà già nuôi trẻ nhỏ như vợ chồng bà Úy nhan nhản ở Lộc Bổn cũng như các xã có phong trào đi Lào làm thuê. Hậu quả của tình trạng này là ngày càng có nhiều đứa trẻ trên địa bàn bỏ học sớm do không có sự quan tâm chăm sóc, chỉ bảo của bố mẹ.
Chị Nguyễn Thị Thệ (44 tuổi) theo chồng là anh Dương Văn Say đi Lào kiếm sống bằng nghề thợ nề đã 10 năm nay. Cuộc mưu sinh nơi đất khách quê người cực khổ khiến vợ chồng chị không có điều kiện quan tâm đến việc học của 3 đứa con ở quê. Hậu quả là 3 đứa con của vợ chồng chị lần lượt bỏ học từ rất sớm. Mới đây, 2 trong số 3 đứa con của chị đã sang Lào để "nối nghiệp" bố mẹ khi tuổi đời còn nhỏ.
Cùng với tình trạng bỏ học, tình trạng trẻ em sa chân vào các tệ nạn xã hội và đánh lộn cũng diễn ra thường xuyên hơn. Bằng chứng là ở các xã Lộc Bổn và Lộc Sơn tình trạng "đại ca nhí" xuất hiện ngày càng nhiều và hết sức manh động. Không ít đối tượng trở thành nỗi khiếp đảm của người dân bởi sự liều lĩnh và coi mạng người như cỏ rác.
Bà Đoàn Thị Lan - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Lộc Bổn, bảo hậu quả của việc người dân nói chung và phụ nữ nói riêng đi Lào kiếm sống đã nhãn tiền từ nhiều năm nay . "Cùng với tình trạng con cái của phụ nữ đi Lào phải bỏ học sớm và dính vào các tệ nạn xã hội, thì tình trạng người dân trên địa bàn nhiễm HIV cũng tăng nhanh do sự di cư này"- bà Lan nói.
Theo Dân Việt
Những phận đời trẻ lang thang Câu chuyện bé Đức (An Giang) 15 tuổi lang thang lên TPHCM đánh giày kiếm sống. Lơ ngơ tiếp cận môi trường thành phố chưa lâu, Đức bị một người đàn ông ăn mặc lịch sự, bảnh bao thuê đánh giày nhiều lần và lạm dụng. Em kể, ông ta đã rủ đi ăn rồi đưa về nhà trọ, hoặc khách sạn để...