“Láng giềng không được lợi gì nếu Nhật nhượng bộ Trung Quốc”

Theo dõi VGT trên

Khi mức độ “hòa bình” trong các lời nói và hành động của Trung Quốc ngày càng ít đi, khu vực này, với các một quan hệ quyền lực đan xen, giờ giống như một trật tự quốc tế thời chiến tranh lạnh hay một châu Âu đêm trước của chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

Chuyên gia châu Á hàng đầu của Pháp là Valerie NiquetJean-Luc Domenach đưa ra các nhận định về căng thẳng Trung-Nhật.

Bà Valerie Niquet: Cần phải đặt căng thẳng này trong một bối cảnh rộng lớn hơn. Với Nhật Bản, chuỗi đảo này luôn được coi là một phần lãnh thổ của họ, nhất là khi không có sự phản đối gay gắt nào vào năm 1972, thời điểm Mỹ trao lại cho phía Nhật quyền kiểm soát.

Thực ra thì cuối những năm 70, nhà lãnh đạo Trung Quốc khi đó là Đặng Tiểu Bình cũng đã nhắc đến Senkaku-Điếu Ngư nhưng với một cao độ khác. Năm 1978, vào thời điểm trước cải cách mở cửa, ông Đặng không muốn làm phức tạp tình hình nên đã tuyên bố rằng vấn đề Senkaku/Điếu Ngư cần phải “đặt sang một bên” để mở ra con đường thông thoáng trong giao thương giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Vì thế, nếu giờ đây nhìn lại thì cũng có thể coi Senkaku/ Điếu Ngư giống như một hàn thử biểu cho độ bất ổn định vốn là đặc trưng trong quan hệ Trung – Nhật mấy chục năm qua.

Bà Valerie Niquet là chuyên gia nổi tiếng về Trung Quốc của Quỹ Nghiên cứu chiến lược (FRS), một trong các think-tank hàng đầu của Pháp. Bà từng làm Giám đốc Trung tâm nghiên cứu châu Á (Centre Asie) của Học viện Quan hệ quốc tế Pháp (IFRI). Bà cũng là chủ biên tạp chí “ Thế giới Trung Hoa – Châu Á mới”, là dịch giả của “Binh pháp Tôn Tử” ra tiếng Pháp và tác giả cuốn sách “Trung-Nhật đối đầu”.

Sự căng thẳng giữa đôi bên chỉ tăng dần, khi cùng với sự gắn kết khổng lồ với nhau về kinh tế, Nhật Bản lại ngày càng có xu hướng, trong con mắt các nhà lãnh đạo Trung Quốc, trở thành nơi để chuyển dịch sự thất vọng của dân chúng. Xu hướng đó được thiết lập vững chắc sau chuyến thăm “tai họa” của ông Giang Trạch Dân đến Tokyo năm 1998. Chuyến thăm đầu tiên của một người đứng đầu Trung Quốc đến Nhật Bản sau Thế chiến II đã biến thành một thảm họa ngoại giao khi 2 nước bất đồng sâu sắc trong việc tìm ra các câu chữ để thể hiện trách nhiệm và sự hối hận của người Nhật về những hậu quả gây ra tại Trung Quốc trong Thế chiến II. Sự nghi kỵ không còn đường lùi từ thời điểm đó.

Mọi việc sau đó càng phức tạp hơn khi Trung Quốc, cùng với sự lớn mạnh về kinh tế, có ý định áp đặt chủ quyền lên trên các vùng biển mà họ cho là một phần lãnh thổ của mình. Trung Quốc đã có nhiều tuyên bố đơn phương về lãnh thổ trên biển mà không có sự công nhận của quốc tế. Đó là chuyện xảy ra ở biển Hoa Đông và ở biển Đông với Philippines và Việt Nam.

Điều thôi thúc Trung Quốc đẩy mạnh việc này là kể từ khi xảy ra khủng hoảng kinh tế thế giới, Trung Quốc đã có một phân tích sai lầm, dựa trên việc đ.ánh cược rằng Mỹ đã suy yếu và giờ là thời điểm để Trung Quốc tiến ra các vùng biển.

Tính chính danh của đảng

Chuyện đấu tranh quyền lực trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) cũng là một nguyên nhân của căng thẳng Trung-Nhật. Đó là vấn đề về tính chính danh. Trước đợt chuyển giao quyền lực, không một lãnh đạo Trung Quốc nào đủ sức áp chế quyền lực của mình lên mọi phe phái trong đảng và có một sự đấu tranh giữa phe cải cách và bảo thủ.

Việc đẩy mạnh chủ nghĩa dân tộc trong tranh chấp với Nhật cho thấy dường như phe bảo thủ đang có tiếng nói lớn hơn.

Ít ngày sau 36 năm kỷ niệm ngày mất của ông Mao Trạch Đông mới đây, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã nhắc lại cụm từ “thế kỷ ô nhục” mà Trung Quốc phải trải qua, nuôi dưỡng thêm một tâm lý trả thù đang hiện diện rất rõ trong dân chúng Trung Quốc. Việc “giáo dục lòng ái quốc” cũng đóng góp rất lớn vào tư tưởng chống Nhật trong giới trẻ như là một cách siết chặt việc quản lý ý thức hệ trước những do dự về cải cách chính trị.

Phép thử

Đây cũng là phép thử mức độ phản kháng của Trung Quốc với Nhật Bản, Mỹ và các nước khác đang có tranh chấp. Nếu Nhật nhượng bộ, sau này sẽ có nguy cơ là không còn giới hạn nào nữa đối với các yêu sách của Trung Quốc. Vì thế, Mỹ và các nước láng giềng của Trung Quốc sẽ không được lợi gì nếu Nhật nhượng bộ.

Một mũi tên khác là làm bất ổn quan hệ đồng minh giữa Nhật và Mỹ. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn cảnh báo Nhật rằng không được dựa vào Mỹ và cũng đặt Mỹ vào thế khó giữa một bên là đồng minh, một bên là quan hệ kinh tế khổng lồ với Trung Quốc.

Video đang HOT

Căng thẳng này diễn ra khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang đến gần cũng sẽ đo luôn mức độ tái cam kết của chính quyền ông Obama, người đang có nhiều khả năng tái cử, về một sự trở lại mạnh mẽ của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương. Nếu Mỹ lùi bước và do dự, không chỉ niềm tin của các đồng minh trong khu vực bị xói mòn mà những bất ổn định sau đó còn có khả năng gây ra một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng hơn.

Khi mà mức độ “hòa bình” trong các lời nói và hành động của Trung Quốc ngày càng ít đi, khu vực này, với các một quan hệ quyền lực đan xen, giờ giống như một trật tự quốc tế thời chiến tranh lạnh hay một châu Âu đêm trước của chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

Tuy nhiên, sẽ khó có chuyện xảy ra chiến sự. Căng thẳng này cuối cùng vẫn là một biện pháp chiến thuật: Trung Quốc vừa thử các đối thủ, vừa thử cả khả năng kiểm soát mức độ leo thang căng thẳng của chính mình dưới sức ép của các cuộc biểu tình.

Căng thẳng tạm thời

- Những tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc quanh nhóm đảo Senkaku-Điếu Ngư không phải là chuyện mới. Nhưng tại sao sự căng thẳng lại bị đẩy cao đến mức độ này?

Ông Jean Luc Domenach: Về phía Nhật Bản, chuyện chủ quyền đảo này trước hết đó là một vấn đề đối nội, giữa một bên là Thị trưởng Tokyo Ishihara, người vốn theo đuổi chủ nghĩa dân tộc rất cao và một bên là Chính phủ Nhật vốn không hẳn có ý định leo thang căng thẳng nhưng cũng không thể phớt lờ chủ nghĩa dân tộc.

Ông Jean-Luc Domenach là tiến sỹ sử học và chính trị. Ông từng là tùy viên văn hóa lãnh sự quán Pháp ở Nhật, giảng dạy ở Trường Khoa học chính trị danh tiếng Sciences-Po Paris, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quốc tế (CERI) của Sciences-Po, Giáo sư khoa học xã hội và nhân văn ở trường Đại học Thanh Hoa (Bắc Kinh)

Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất đến từ phía Trung Quốc. Trung Quốc đang khó ở. Về kinh tế, tăng trưởng của Trung Quốc bắt đầu chậm lại, áp lực trên các thị trường bất động sản tăng cao. Đặc biệt, sự không thuận lợi trong quá trình chuẩn bị cho Đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ở đây là vụ án Bạc Hy Lai, khiến giới chức Trung Quốc phải tìm ra một cái gì đó để xả áp lực, để tạo ra một mối quan tâm về an ninh trong hoàn cảnh có nhiều hoài nghi trong nước. Căng thẳng với Nhật Bản nằm trong tính toán đó.

- Tức là chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc những ngày qua là đã được chuẩn bị sẵn?

Đúng thế. Nó được chuẩn bị, đạo diễn và thực thi. Ở Trung Quốc họ thích gọi đó là chủ nghĩa ái quốc (patriotism) hơn là chủ nghĩa dân tộc (nationalism).

- Sự căng thẳng này có thể leo thang đến đâu? Liệu có nguy cơ chiến tranh không?

Láng giềng không được lợi gì nếu Nhật nhượng bộ Trung Quốc - Hình 1

Không. Tôi không chắc là các nhà lãnh đạo Nhật Bản sẽ đi quá xa, dù có nghe nói là họ có thể chuyển một số cơ sở kinh tế của mình sang các quốc gia khác trong khu vực. Tôi cũng nghĩ Trung Quốc sẽ không đạt được lợi ích kinh tế gì lớn lao về dài hạn nếu duy trì sự căng thẳng này lâu hơn. Không, họ sẽ sớm dừng lại thôi. Sự căng thẳng này chỉ là tạm thời.

- Lợi ích của nước Mỹ trong tình huống này là gì?

Đây là tình huống lý tưởng cho các nhà ngoại giao Mỹ. Trung Quốc càng hung hăng với các nước láng giềng thì sự cầu cứu đến Mỹ càng có giá trị. Mỹ có hiệp ước đồng minh với Nhật nhưng cũng có quan hệ rất lớn với Trung Quốc.

Việc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta làm thuyết khách những ngày vừa rồi nâng cao giá trị của Mỹ như một bên trung gian mà ai cũng cần. Những vụ việc như vừa rồi sẽ chỉ càng giúp Mỹ đặt chân vào khu vực này một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn.

*Bài viết thể hiện quan điểm của bà Valerie Niquet khi trao đổi với PV ngày 22/9. Bài viết cũng sử dụng một số phân tích trong bài báo “Biển Trung Hoa: đe dọa chiến tranh” của bà Valerie Niquet trên báo Le Monde (Pháp) ngày 25/9.

Theo Dantri

Trung-Nhật căng thẳng sau khi Tokyo mua đảo tranh chấp

Tranh chấp lãnh thổ biển đảo giữa Trung Quốc và Nhật Bản hôm 11-9 lại bùng lên dữ dội hơn sau khi chính phủ trung ương ở Tokyo mua lại của tư nhân một số hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku mà người Trung Quốc gọi là Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.

Trung-Nhật căng thẳng sau khi Tokyo mua đảo tranh chấp - Hình 1

Người Trung Quốc phản đối Nhật Bản bên ngoài tòa Đại sứ quán Nhật Bản ở Bắc Kinh. Ảnh: AP.

Trung Quốc phản ứng lại bằng cách đưa hai tàu tuần tra đến gần khu vực đảo để phản đối Nhật Bản.

Tân Hoa xã nói rằng, Cục Hải giám Trung Quốc đã vạch kế hoạch bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc đối với những đảo này và các tàu tuần tra nói trên được phái đi để khẳng định tuyên bố chủ quyền đó.

Cục Hải giám Trung Quốc là một lực lượng bán quân sự nên các tàu thủy của lực lượng này thường được vũ trang nhẹ.

Senkaku/Điếu Ngư vừa qua trở thành tâm điểm tranh chấp lãnh thổ giữa Nhật Bản và Trung Quốc, ngoài ra Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền với quần đảo này.

Cuộc tranh chấp Trung-Nhật đối với Senkaku/Điếu Ngư mấy tháng nay trở nên nóng hơn, một phần là do chính quyền thành phố Tokyo đề xuất mua từ các chủ sở hữu tư nhân người Nhật những hòn đảo ở Senkaku/Điếu Ngư để phục vụ phát triển.

Hôm 10-9, chính phủ trung ương Nhật Bản chính thức quyết định mua một số đảo trong quần đảo này với giá 26 tỷ USD.

Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Osamu Fujimura nói với các phóng viên rằng, việc mua này là nhằm duy trì Senkaku một cách hòa bình và ổn định.

Chính phủ trung ương Nhật Bản không có kế hoạch phát triển quần đảo Senkaku. Một số chuyên gia đã hiểu việc mua lại từ chủ tư nhân chỉ để nhằm ngăn cản kế hoạch phát triển Senkaku của Thống đốc Tokyo Shintaro Ishihara vốn đang gây thêm căng thẳng trong cuộc tranh chấp chủ quyền giữa hai nước.

Thống đốc Ishihara cho biết, ông sẽ giữ lại số t.iền 18 triệu USD mà dân chúng quyên góp để mua đảo Senkaku/Điếu Ngư và sẽ chỉ giải ngân số t.iền này cho Chính phủ Nhật Bản khi nào biết chắc chắn rằng có dự án xây dựng một bến cảng hay các cơ sở khác trên đảo.

Nữ chuyên gia cao cấp Sheila Smith làm việc tại Hội đồng Quan hệ Ngoại giao ở Washington (Mỹ) cho rằng, Thống đốc Tokyo đã đặt chính phủ trung ương Nhật Bản vào tình thế rất khó xử, thúc ép chính phủ trung ương phải mua ngay những hòn đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Bà Smith coi kết quả của việc mua đảo từ các chủ tư nhân là tốt và nên coi việc làm này như là cách để gạt Thống đốc Ishihara ra ngoài lề. Bà Smith nói rằng, Nhật Bản không thể để cho cuộc tranh chấp lãnh thổ này cản trở mối quan hệ sống còn của Nhật Bản với đối tác thương mại hàng đầu là Trung Quốc.

Tokyo cần biết làm việc để vượt qua những vấn đề bất đồng với Bắc Kinh nhằm đảm bảo rằng sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau giữa hai bên mang lại lợi ích cho cả hai nước.

Nhưng Trung Quốc đã phản ứng một cách giận dữ đối với việc chính phủ trung ương Nhật Bản mua các đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Trong một thông cáo báo chí, Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Gen Yansheng nói: "Quyết tâm và ý chí của chính phủ và quân đội Trung Quốc nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là vững chắc. Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ sự phát triển của tình hình và bảo lưu quyền tiến hành những biện pháp cần thiết".

Nhật Bản tuyên bố chủ quyền đối với Senkaku/Điếu Ngư từ năm 1895. Mỹ giành quyền thực thi công lý ở quần đảo sau Thế chiến II và trao lại cho Nhật Bản năm 1972.

Nhưng Trung Quốc coi việc chính phủ Nhật Bản mua các đảo Senkaku/Điếu Ngư là sự xúc phạm đối với tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh cũng như lời kêu gọi trước đây về đàm phán.

Chuyên gia an ninh khu vực người Úc Carlyle Thayer nói rằng, nhiều khả năng hai tàu tuần tra của Trung Quốc chỉ dám t.iền gần đến đường giới hạn hải phận 12 hải lý cách bờ đảo Senkaku/Điếu ngư vì vùng biển ở gần đảo hơn nữa được coi là vùng lãnh thổ biển đảo do Nhật Bản quản lý hành chính. Nhật Bản hiện có lực lượng hải quân hùng mạnh, một lực lượng bảo vệ bờ biển chuyên nghiệp và năng động.

Có khả năng cuộc đối đầu này cũng chỉ tương tự cuộc đối đầu xảy ra gần bãi cạn Scarborough vừa qua khi cả Philippines và Trung Quốc đều điều tàu thuyền ra đối đầu.

"Nhưng điều đó chỉ để làm cho ra dáng vẻ mà thôi. Đây là trò chơi hai bên nhìn vào mắt nhau để xem ai nhắm mắt trước", Giáo sư Thayer nói.

Sự tức giận của Bắc Kinh đi kèm với những bài báo n.óng b.ỏng trên truyền thông nhà nước Trung Quốc.

Một bình luận viên viết trên nhật báo Quân giải phóng nhân dân gọi hành động nói trên của Nhật Bản là "sự thách thức trắng trợn nhất đối với chủ quyền của Trung Quốc kể từ khi kết thúc Thế chiến II".

Bắt đầu từ ngày 11-9, Trung Quốc phát hằng ngày các bản tin dự báo thời tiết cả cho quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Tân Hoa xã đưa tin nhiều người xuống đường giương biểu ngữ, quốc kỳ Trung Quốc và hô khẩu hiệu "Bảo vệ quần đảo Điếu ngư" bên ngoài cơ quan Tổng lãnh sự quán Nhật Bản ở Quảng Châu để phản đối hành động của chính phủ Nhật Bản.

Trong khi đó, Đài Loan gọi việc chính phủ Nhật Bản mua các đảo Senkaku/Điếu Ngư là hành động cực kỳ không hữu nghị.

Theo TPO

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bị cấm bay vì chiêu trò đóng gói hành lý xách tay không thể ngờ tới
18:39:14 19/06/2024
Chủ tịch Trung Quốc kêu gọi huy động mọi nỗ lực chống hạn hán và lũ lụt
15:11:18 19/06/2024
'Sóng gió' bủa vây Johnson & Johnson
07:30:11 20/06/2024
Nắng nóng gây c.hết người có thể tăng gấp 35 lần tại Mỹ, Mexico và Trung Mỹ
07:59:58 21/06/2024
Loài chim quý hiếm mở rộng vùng sinh sống ở Trung Quốc
19:01:22 19/06/2024
Cháy tại công ty dược phẩm Novo Nordisk ở Đan Mạch
18:59:01 19/06/2024
NATO đầu tư vào các công ty công nghệ
13:57:25 19/06/2024
Trung Quốc nhắm vào thịt lợn từ EU để trả đũa việc Brussels tăng thuế ô tô điện
14:11:52 19/06/2024

Tin đang nóng

Mỹ nhân "không ai dám đắc tội" U40 xuống sắc đáng tiếc, sự nghiệp tụt dốc vì bị bạn trai rao bán c.lip n.óng
06:40:54 21/06/2024
Sau sinh, tôi đưa con về nhà mẹ đẻ, ở chưa đầy tháng chị dâu đã vùng vằng bỏ đi, anh trai liền quát một câu khiến tôi rùng mình
07:46:52 21/06/2024
Câu Chuyện Hoa Hồng phá nát nguyên tác lại được khen hết lời, cứu Lưu Diệc Phi khỏi cảnh cả đời làm tiểu tam
06:06:15 21/06/2024
Quang Linh Vlogs lên tiếng khi bị chồng Hằng Du Mục ghen
10:23:14 21/06/2024
Chồng đưa cho vợ 5 triệu/tháng nhưng giọng "ra lệnh" như thể 50 triệu, tối hôm kia bỗng dưng anh bàn thêm một việc khiến tôi tức ứa gan
07:53:45 21/06/2024
Phát hiện cặp đôi mới Vbiz: Tình tứ lộ liễu giữa sự kiện, nóng nhất là khoảnh khắc đụng mặt người cũ!
06:57:24 21/06/2024
Cuộc sống viên mãn của Bảo Thy sau 5 năm kết hôn
07:01:25 21/06/2024
Phim của Song Seung Hun lép vế khi đối đầu 'Connection' của Ji Sung
06:09:15 21/06/2024

Tin mới nhất

Kỷ niệm lần đầu tác nghiệp trong mùa hoa anh đào nở muộn

07:48:33 21/06/2024
Trước đây, mỗi năm chúng tôi đều chụp những bộ ảnh về hoa anh đào, vì vậy khi nhận được chỉ đạo, chúng tôi nghĩ rằng chỉ cần xem dự báo của cơ quan khí tượng, xác định ngày và địa điểm rồi đi tác nghiệp, nhiệm vụ vô cùng đơn giản.

Thế giới đối mặt với nắng nóng thiêu đốt đầu mùa hè 2024

07:41:30 21/06/2024
Theo Cơ quan thời tiết quốc gia Mỹ, các khu vực ở Trung Tây và Đông Bắc nước Mỹ cũng đang chìm trong nắng nóng gay gắt, buộc nhà chức trách ban bố cảnh báo nắng nóng có thể gây nguy hiểm đối với sức khỏe người dân.

EU và Ukraine gia hạn thỏa thuận về tự do hóa vận tải đường bộ

07:36:37 21/06/2024
Theo thỏa thuận, EU hủy bỏ quy định về nghĩa vụ đối với các công ty vận tải Ukraine phải xin giấy phép đặc biệt để vận chuyển hàng hóa trong EU và đơn giản hóa thủ tục công nhận giấy tờ lái xe của Ukraine.

Hezbollah phóng hàng loạt rocket về phía Bắc Israel

07:34:15 21/06/2024
Trong thông báo, lực lượng này cho biết đã phóng rocket nhắm vào doanh trại của Israel, nhằm đáp trả vụ oanh kích mà Israel nhắm vào làng Deir Kifa ở phía Nam Liban, khiến một thành viên của Hezbollah t.hiệt m.ạng.

Iran phản ứng khi Canada liệt Vệ binh Cách mạng vào danh sách k.hủng b.ố

07:18:49 21/06/2024
Cùng với đó, tất cả tài sản của lực lượng này ở quốc gia Bắc Mỹ này sẽ bị phong tỏa và bất kỳ ai ở Canada và người Canada ở nước ngoài cố ý xử lý tài sản này sẽ phạm tội hình sự.

Israel phát hiện xác tàu biển cổ xưa nhất

07:16:50 21/06/2024
Chuyên gia Sharvit cũng cho biết từ trước tới nay, giới khảo cổ chỉ phát hiện 2 xác tàu đắm chở hàng hóa cuối thời kỳ đồ Đồng trên Địa Trung Hải, đều được tìm thấy ngoài khơi bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ.

Tòa án ra lệnh tiếp tục giam giữ đối tượng nghi tấn công Thủ tướng Đan Mạch

06:55:45 21/06/2024
Đối tượng người Ba Lan, 39 t.uổi, bị nghi tấn công bà Frederiksen ngày 7/6 vừa qua tại trung tâm thủ đô Copenhagen, khiến bà bị thương nhẹ ở cổ. Cảnh sát đã lập tức bắt giữ đối tượng.

Mỹ ước tính số con tin Israel bị Hamas bắt giữ vẫn còn sống

06:52:19 21/06/2024
Trong số khoảng 250 người bị Hamas bắt làm con tin vào ngày 7/10 năm ngoái, chỉ có 120 người được cho là vẫn bị Hamas giam giữ ở Gaza, một số người trong số họ đã c.hết trong thời gian bị giam giữ.

Ngân hàng trung ương Anh giữ nguyên lãi suất chủ chốt ở mức 5,25%

06:47:42 21/06/2024
BoE đang duy trì lãi suất ở mức 5,25%, trong khi đặt mục tiêu duy trì lạm phát ở mức 2%. Tuy nhiên, cơ quan này cho rằng lạm phát có thể sẽ quay trở lại mức 3% vào cuối năm nay trước khi giảm trở lại vào năm tới, xuống còn 2%.

Trung Quốc có thể áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với thịt lợn nhập khẩu từ EU

06:35:27 21/06/2024
Theo đó, cuộc điều tra tập trung vào thịt lợn và phụ phẩm từ lợn có nguồn gốc từ EU từ ngày 1/1/2023 đến ngày 31/12/2023. Cuộc điều tra dự kiến kết thúc trước ngày 17/6/2025, nhưng có thể kéo dài thêm nửa năm trong những trường hợp đặc ...

Nhật Bản: Căng thẳng cuộc đua giành chức Thống đốc Tokyo

06:14:44 21/06/2024
Cả hai nữ ứng cử viên độc lập này đều cam kết tăng cường hỗ trợ người dân nuôi dạy trẻ để giải quyết tỷ lệ sinh thấp quanh năm ở thủ đô, trong bối cảnh Nhật Bản phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân khẩu học.

Hơn 30% dân số Mỹ bị ảnh hưởng sau sự cố tàu trật bánh ở bang Ohio

06:12:31 21/06/2024
Kết quả cho thấy vụ tàu trật bánh gây ra thảm họa ô nhiễm lớn hơn nhiều so với dự đoán ban đầu. Phạm vi ảnh hưởng trải dài từ vùng Trung Tây nước Mỹ đến vùng Đông Bắc và có thể xa hơn về phía Nam đến bang North Carolina.

Có thể bạn quan tâm

Mặc đẹp đừng mặc cảm: Chân dài dáng chuẩn mặt xinh, nhưng Minh Tú không phải lúc nào cũng diện chuẩn!

Phong cách sao

12:24:39 21/06/2024
Người mẫuMinh Túlà một cái tên không quá xa lạ trong làngthời trangViệt Nam. Cômang một cá tính mạnh với những màn trình diễn catwalk bắt mắt.

Lisa (BLACKPINK) gây ngỡ ngàng với tạo hình khác lạ trong teaser mới

Nhạc quốc tế

12:15:03 21/06/2024
Tối qua (20/6), Lisa - thành viên nhóm nhạc BLACKPINK - bất ngờ cho ra mắt teaser đầu tiên báo hiệu sự trở lại với tư cách nghệ sĩ solo cùng ca khúc mới mang tên Rockstar.

Hoa loa kèn muốn đẹp và tươi lâu cần dùng một trong 3 thứ thuốc này

Trắc nghiệm

11:57:41 21/06/2024
Những bông hoa loa kèn đơn giản, đẹp tinh khiết rất được ưa chuộng. Cắm hoa loa kèn rất dễ, nhưng để đẹp và bền thì cần biết vài mẹo đơn giản sau -

Ngày ly hôn, chồng tôi trố mắt khi thấy tôi mang sợi dây chuyền 2 tỷ, câu chuyện phía sau khiến anh sốc hơn

Góc tâm tình

11:50:44 21/06/2024
Tôi rực rỡ cả một gian phòng như thế thì làm sao anh ta lại không nhìn chăm chú?Tôi cùng chồng đi lên từ bàn tay trắng. Lúc quen biết tôi, chồng còn là nhân viên giao hàng

Nam thần đình đám một thời quỳ gối trước cửa đài truyền hình xin được đóng phim

Sao châu á

11:46:10 21/06/2024
Ngày 20/6, trang 163 đưa tin tối ngày 19, nam diễn viên Đường Trì Bình đã quỳ gối trước cửa đài truyền hình để xin cơ hội được đóng phim.

Khởi tố 2 thanh niên giả danh cảnh sát hình sự chặn xe người đi đường

Pháp luật

11:45:51 21/06/2024
Ngày 20-6, Công an TP Quy Nhơn đã ra quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Anh Tỷ (19 t.uổi; ngụ phường Lê Hồng Phong, TP Quy Nhơn) để điều tra về hành vi cưỡng đoạt tài sản.

Phụ nữ sành không dựa vào số lượng quần áo, chỉ nhờ 5 món mà mặc gì cũng đẹp, tôn dáng chuẩn

Thời trang

11:43:48 21/06/2024
Những người thực sự sành sỏi trong việc lên đồ , họ chẳng quan tâm tới việc trong tủ có bao nhiêu quần áo, có phải đồ hợp mốt hay không mà sẽ chú ý tới những điều sau.

Cú bắt tay lịch sử của làng rap - hip hop Việt

Nhạc việt

11:39:48 21/06/2024
Nhật ký vào đời là khởi đầu cho màn đáp trả của Karik, chứa đựng cái chất mà mọi người từng nghĩ anh đã đ.ánh mất khi bước lên mainstream để mang nhạc Rap đến gần hơn với khán giả đại chúng.

Côn Đảo triển khai du lịch xanh

Du lịch

11:37:16 21/06/2024
Gìn giữ sắc xanh, giảm tải áp lực cho môi trường, hướng tới phát triển du lịch xanh, cao cấp và bền vững là định hướng phát triển của Côn Đảo.

Tai nạn liên hoàn trên cao tốc TPHCM - Trung Lương, 11 người nhập viện cấp cứu

Tin nổi bật

11:33:33 21/06/2024
Tai nạn liên hoàn giữa 3 ô tô trên cao tốc TPHCM - Trung Lương đoạn qua địa phận tỉnh T.iền Giang đã khiến 11 người phải nhập viện cấp cứu.

Cô gái vội uống nước, nuốt luôn phải vòng nắp chai

Sức khỏe

11:11:54 21/06/2024
Theo bác sĩ Hiếu, hằng năm đơn vị này tiếp nhận rất nhiều trường hợp dị vật thực quản bao gồm các ca dị vật là dụng cụ sinh hoạt như răng giả, vỏ thuốc, tăm, nút chai... cho tới các ca dị vật bã thức ăn.