Làng game FPS Việt nên giữ sự bình tĩnh sau Scandal bán độ CS:GO
Theo sau scandal bán độ giữa hai team Legends.GO (Việt Nam) và TyLoo (Trung Quốc), thực sự với Cộng đồng người chơi Counter-Strike: Global Offensive (CS:GO) Việt Nam nói riêng và làng game eSport FPS Việt nói chung chưa bao giờ bị lâm vào tình trạng loạn nhịp tới vậy.
Trong khuôn khổ những cuộc tranh cãi không hồi kết nảy sinh trong và ngoài cộng đồng CS:GO, đa phần chúng đều mang nội dung khá tiêu cực khi phán xét tương lai và thậm chí quy chụp vấn đề đạo đức của toàn làng game eSport FPS Việt. Sự việc đội Legends.GO thực hiện hành vi bán độ, dàn xếp tỷ số với đội bạn TyLoo Trung Quốc thực sự là một chuyện đáng buồn đối với cả làng game eSport Việt, nhưng chưa tới mức độ được coi là “vụ xả súng đẫm máu” như nhiều game thủ đang cường hóa theo cách tiêu cực.
Xem xét ở nhiều khía cạnh, có lẽ phần nhiều lý do đều bắt nguồn từ cách game thủ suy nghĩ: CS:GO là đại diện cho làng eSport Việt Nam. Nhưng thực chất từ xưa tới nay, xét về tuổi đời thì CS:GO chỉ được coi là một lão làng chứ cộng đồng người chơi gắn bó với tựa game này chưa thực sự đủ mạnh để có thể đại diện được cho bộ mặt Esport Việt. Dựa trên điều này, nếu nói qua Scandal xảy ra từ CS:GO mà quy kết đạo đức game thủ làng eSport đang ngày một xuống cấp thì quả thực là điều rất vô lý.
Đơn cử như câu chuyện gây dựng cộng đồng người chơi Đột Kích ( Cross Fire) tại Việt Nam, kể từ năm 2008, đây được coi là cộng đồng mạnh mẽ từ ngay trong trứng nước, mặc dù sau bao thăng trầm phát triển, tính tới thời điểm này thì vấn nạn gian lận của Đột Kích vẫn còn tồn đọng khá nhiều, nhưng chưa từng có ai dám lớn tiếng khẳng định rằng: Cộng đồng Đột Kích đang ngày một xuống cấp, cả về ý thức lẫn đạo đức. Bởi lẽ ai cũng biết rõ, song hành với những vấn đề nhức nhối kể trên thì Cộng đồng game thủ chuyên nghiệp gắn bó với Đột Kích vẫn còn rất đông và vẫn đang trên đà phát triển.
Các giải đấu của League of Legends trong làng eSport Việt thường rất chất lượng từ khâu tổ chức, quy định thi đấu.
Video đang HOT
Chưa kể, câu chuyện bán độ của đội Legends.GO không nên chỉ nhìn nhận ở góc độ giá trị đạo đức con người, khi nhìn ở mặt khác của sự việc, bản thân chúng ta cũng nên chấp nhận một sự thật rằng: Vẫn còn nhiều giải đấu game FPS trong làng eSport đã không ổn ngay từ khâu cơ cấu tổ chức, các luật định, chế tài xử phạt với các hình thức vi phạm vẫn chưa thực sự mạnh mẽ, mang tính răn đe đối với thành phần game thủ biến chất.
Thông thường ở nhiều giải đấu tổ chức trong làng eSport Việt, ta sẽ thấy ban tổ chức sẽ chú trọng vào những Caster (bình luận viên) nhiều hơn là Referee (trọng tài) để đảm bảo tính công bằng cho cuộc chơi. Sự việc có thể bắt nguồn từ hai lý do, có thể do ban tổ chức các giải đấu eSport Việt xưa nay vẫn thường lầm tưởng, cho rằng vai trò Caster hoàn toàn thay thế một người trọng tài trong cuộc chơi. Hay nhìn sâu hơn, có phải do công tác đạo tạo đội ngũ Referee phục vụ cho làng eSport nước ta đang chạy chậm hơn các nước quốc tế? Để tận tới năm 2011, eSport nước ta mới có những khóa học đào tạo trọng tài đầu tiên?
Có lẽ khi nếu điều này được thực hiện sớm hơn, một người trọng tài mẫn cán sẽ phát hiện sớm được hành động bán độ giữa hai đội Legends.GO (Việt Nam) và TyLoo (Trung Quốc), để từ đó đưa ra biện pháp xử lý thích đáng đối với sự việc này. Nhưng đáng tiếc, so với các cộng đồng game FPS khác thuộc làng eSport Việt, chỉ có số ít người gắn bó cùng cộng đồng CS: GO tỏ ra quan tâm và coi việc này là điều cần thiết.
Đi qua scandal bán độ trong cộng đồng CS: GO, thay vì cứ mãi quy chụp, chỉ trích cộng đồng này trong sự mù quáng, giới game thủ đam mê thể game FPS Việt nên coi đó như một bài học trong việc gây dựng cộng đồng người chơi qua các giải đấu chuyên nghiệp, cũng như nhìn ra những lối đi sai lệch của cộng đồng bạn để tránh sự vấp ngã đối với bản thân mình sau này. Hãy cùng giúp họ vượt qua sức ép dư luận đang được tạo nên từ chính các bạn!
Theo VNE
"Thế giới ngầm" của làng game Việt
Làng game Việt ngày nay đang rất sôi động với đủ loại game được phát hành, các buổi offline "liên miên", những giải đấu lớn nhỏ được nhà phát hành tổ chức...
Thông tin về game và tất cả những khía cạnh liên quan đều rất dễ tiếp cận với bất cứ người nào có kiến thức sử dụng máy tính sơ đẳng nhất. Tuy nhiên phía sau những thị phi của webgame, xô bồ client game, ánh đèn chói lóa của những giải eSport đẳng cấp thế giới... còn những cộng đồng khác, không hề nhỏ nhưng âm thầm hơn.
Họ là những ai?
Khác với những game được phát hành bởi các đơn vị trong nước vốn được "rao" ầm ầm trên các trang tin lớn nhỏ. Họ tìm đến những tựa game lớn, kinh điển và có hơi hướng "hardcode" hơn. Có thể kể đến những cộng đồng lớn như Dota, Dota 2; cộng đồng của những game kinh điển như counter strike, AOE; hay những game nổi đình nổi đám mới như Hearthstone hoặc game mobile như Clash of Clans...
Đặc điểm chung dễ nhận thấy của những cộng đồng này đầu tiên phải nói tới sự gắn bó gần như tuyệt đối của họ với game đã chọn. Bởi trong đó họ đầu tư rất nhiều thời gian, công sức và cả tâm huyết. Điều mà những game online theo kiểu thị trường không thể nào có được. Cũng chính bởi vậy mà những game thủ này có rất nhiều thứ để nói về tựa game của mình từ đó đồng cảm và gắn kết với nhau tạo thành một cộng đồng vô cùng vững chắc.
Họ có cả số lượng lẫn chất lượng
Họ đủ đông để các giải đấu tổ chức đều đặn luôn kín người xem, họ gắn bó tới cả chục năm không rời niềm đam mê. Hãy lấy ví dụ như cộng đồng AOE, tồn tại từ cái thời quán net chỉ có Hafl life với AOE đến nay. Mặc dù đã qua thời hoàng kim nhưng bao lâu nữa AOE mới biến mất?
Hay như tựa game HeathStone, dù ít người biết đến nhưng cộng đồng này đã tự tổ chức giải Vietnam Hearthstone Solo Cup đến mùa thứ 3 liên tiếp. Ngoài ra còn những giải như toàn sao đang diễn ra. Và dù là giải do game thủ tự đứng ra làm nhưng được tổ chức không kém phần chuyên nghiệp và công phu. Đủ thấy sức mạnh của cộng đồng này lớn như thế nào.
Quả thực, sở hữu những cộng đồng như thế là mơ ước của bất cứ nhà phát hành nào. Nhưng điều đó không dễ thành hiện thực, thậm chí họ còn rất ghét các nhà phát hành trong nước.
Và họ sẽ mãi tồn tại như những "thế lực ngầm"
Nếu những game kể trên được nhà phát hành trong nước mua về thì cộng đồng "ngầm" kia sẽ mở cửa đón bàn dân thiên hạ? Còn nhớ việc một số nhà phát hành trong nước tìm cách đưa Dota 2 về hồi cuối năm ngoái. Tưởng như đây là tin vui cho cộng đồng Dota 2 Việt Nam nhưng thực tế hoàn toàn khác. Khi thông tin phi vụ Dota 2 ở Việt Nam đổ bể, cộng đồng này đã tỏ ra rất vui mừng. Lý do được họ đưa ra là không muốn tựa game mình gắn bó rơi vào tay nhà phát hành Việt Nam để rồi "tàn tạ" với lối vận hành ngắn hạn, tìm mọi cách thu tiền nhanh chóng. Thêm vào đó là sự quấy phá bởi nhiều người chơi ý thức kém cũng là điều khiến họ dị ứng. Bởi vậy, những cộng đồng này có thể sẽ tiếp tục lớn mạnh nhưng có lẽ sẽ ngày một tách biệt để đi theo con đường riêng, tránh xa thị trường game online xô bồ trong nước.
Theo VNE
Game bắn súng có bị tuyệt diệt tại Việt Nam? Cộng đồng game bắn súng Việt Nam đang cảm thấy đam mê chân chính của mình dần biến mất từng ngày. Một trong những chủ đề được nhiều game thủ Việt quan tâm nhiều ngày qua, chính là những dòng tâm sự vô cùng chân thực và đau xót trước thực trạng của nhiều game bắn súng tại Việt Nam hiện nay. Xoay...