Lan tỏa phong trào hiến đất làm đường nông thôn mới
Từ khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới, người dân các vùng nông thôn huyện Vĩnh Bảo (TP Hải Phòng) đã đóng góp nhiều công sức, tiền của để xây dựng hạ tầng giao thông quê hương.
Nhà nhà, người người hiến đất
Tại xã Tam Đa (Vĩnh Bảo), thôn Đông là một trong những thôn có số hộ tham gia hiến đất làm đường bê tông nông thôn nhiều nhất trên địa bàn xã.
Trước đây, con đường trục chính chạy qua thôn rất hẹp, bụi bặm, lầy lội, người dân đi lại khó khăn. Khi bắt tay vào làm nông thôn mới, chính quyền địa phương chủ trương làm mới đồng thời mở rộng con đường.
Bà Tống Thị Mẫm bên đoạn đường được mở rộng sau khi gia đình bà đã hiến đất, bên trong là cây hương vừa được di dời.
Ngay khi được cán bộ thôn vận động, gần 20 hộ dân có con đường đi qua đồng loạt hiến tổng cộng gần 1 nghìn m2 đất, tự phá dỡ cổng và tường bao xây dựng kiên cố để thôn mở rộng đường. Có hộ đã hiến hàng trăm m2 đất thổ cư.
Đến nay, bộ mặt thôn Đông trở nên khang trang hơn, người dân đi lại thuận tiện trên con đường bê tông rộng 5m, dài gần 1km.
Video đang HOT
Nhận thức được phương châm người dân là chủ thể xây dựng nông thôn mới, sau cuộc họp của thôn, bà con thôn 5 (xã Hòa Bình) đã nhất trí hiến một phần ruộng để mở rộng con đường nội đồng cho xe cơ giới đi được.
Con đường trục chính dẫn ra cánh đồng thôn 5 vốn là đường đất, rộng chưa đến 1m, mỗi khi đi chăm sóc lúa, nhất là vào vụ thu hoạch, bà con phải vận chuyển lúa thủ công trên quãng đường bờ ruộng dài hơn 1 cây số.
Sau khi các hộ dân tình nguyện hiến đất, con đường ra đồng của thôn 5 đã đổi khác hoàn toàn. Nhìn con đường trải bê tông chắc chắn, rộng tới 5m, các loại xe cơ giới chạy bon bon, máy cày bừa, máy gặt đập liên hợp vào được tận ruộng, bà con vô cùng phấn khởi.
Một trong những xã đi đầu trong phong trào hiến đất xây dựng nông thôn mới của huyện là xã Vĩnh Tiến. Người dân nơi đây nhận thức được việc mở rộng làm đường nông thôn mới vừa là trách nhiệm vừa là quyền lợi của mình và các thế hệ con cháu.
Ông Nguyễn Văn Chẵn (thôn 2, xã Vĩnh Tiến) cho biết: “Gia đình tôi vừa xây xong cái cổng mới, trị giá gần 60 triệu đồng, nhưng khi thôn có nhu cầu mở rộng đường, gia đình tôi đã bàn bạc và thống nhất tự nguyện phá dỡ”.
Còn tại thôn Bắc Thượng Trung (xã Liên Am), để mở rộng đường trục thôn, phải “phạm” và đất của nhiều nhà, đặc biệt một số nhà có công trình thờ tự như miếu, mộ, cây hương…
Có nhà do có mộ nằm ven đường, không muốn phải di dời nên họ chỉ hiến một phần đất, riêng phần đất có mộ thì giữ lại nên con đường bị thắt lại một đoạn.
Gia đình bà Tống Thị Mẫm có cây hương trong vườn nhà, sát mép đường, nếu muốn đường mở rộng, bà phải di dời cây hương. Đối với người dân nông thôn, những nơi thờ tự như vậy vô cùng quan trọng, việc phá dỡ hay di dời là rất hệ trọng, nhiều khi là bất khả.
Ông Nguyễn Thành Phố, trưởng thôn Bắc Thượng Trung cho biết, cán bộ thôn đã trực tiếp đến gặp gia đình bà Mẫm để vận động hiến đất. Bởi nếu bà không đồng ý thì thôn cũng phải chấp nhận con đường “trồi thụt”, tức là đường đang rộng 5m, bỗng “thắt cổ chai” một đoạn chừng vài mét. Rất may bà đã đồng ý.
Công bằng, đồng thuận
Để các hộ hiến đất đỡ bị thiệt thòi, các địa phương cũng có nhiều cách làm sáng tạo để cộng đồng cùng chia sẻ trong việc xây dựng nông thôn mới.
Vẫn có hộ không muốn hiến phần đất có công trình thờ tự .
Ở thôn 5 xã Hòa Bình, khi các hộ 2 bên đường hiến đất mở rộng con đường nội đồng thì các hộ phía bên trong cũng bảo nhau “sẻ” đất ruộng cho những hộ đã hiến đất.
Còn ở xã Vĩnh Tiến, theo ông Trần Văn Tiến – Bí thư Chi bộ thôn 2, việc vận động người dân hiến đất làm đường không chỉ tuyên truyền bằng lời nói mà còn bằng hành động.
Các cán bộ lão thành đã từng làm công tác ở xã, thôn qua các thời kỳ, các cụ cao tuổi cũng là những người đi đầu trong việc tự nguyện hiến đất, từ đó thu hút được nhân dân tham gia.
Còn các hộ không nằm ở hai bên đường, không phải hiến đất thì ủng hộ tiền vào quỹ chung của thôn, quỹ này sẽ dành cho những hộ đã hiến đất.
Theo Hân Minh (Nông Nghiệp Việt Nam)
Thu nhập của nông dân tăng gần gấp đôi
Theo thống kê của Ban Chỉ đạo Chương trình 02 của Thành ủy Hà Nội, đến nay toàn thành phố đã có 213/401 xã đạt chuẩn (đạt 53,12%), nếu không tính huyện Từ Liêm (nay là quận Bắc và Nam Từ Liêm), thì Hà Nội có 201/386 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM-đạt 52,07%) vượt kế hoạch đề ra đến năm 2015 là 12,07%.
Để phát triển nông nghiệp, nông thôn, Thành ủy Hà Nội đã xác định công tác dồn điền đổi thửa (DĐĐT) là khâu đột phá để phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, từng bước nâng cao đời sống nông dân; tạo tiền đề tích tụ ruộng đất, phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tạo nên những vùng chuyên canh lớn và tạo điều kiện thuận lợi thực hiện các tiêu chí trong xây dựng NTM.
Nông dân Tây Tựu (Hà Nội) duy trì nghề trồng hoa cho thu nhập cao. Ảnh:Văn Tú
Đến nay, toàn thành phố đã thực hiện DĐĐT được 76.891,67/76.281,57ha (đạt 100,8%), trung bình một hộ dân chỉ còn 1-2 ô, thửa, tạo thuận lợi trong tổ chức sản xuất, giảm ngày công, tiết kiệm chi phí phân bón, thuốc trừ sâu...
Sau DĐĐT đã hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung như các vùng sản xuất lúa chất lượng cao ở các huyện cho giá trị thu nhập tăng thêm so với sản xuất lúa truyền thống khoảng 20-25%. Đặc biệt diện tích đất dôi dư sau DĐĐT (1.773,78ha) tạo điều kiện cho các địa phương quy hoạch mở rộng các công trình phúc lợi, quy hoạch đấu giá quyền sử dụng đất tạo nguồn lực thực hiện xây dựng NTM.
Về môi trường, tỷ lệ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%, môi trường sinh thái được quan tâm bảo vệ. Thiết chế văn hóa ở nhiều nơi được quan tâm đầu tư. Hệ thống trường học và thiết bị dạy học được đầu tư nâng cấp, không còn phòng học tạm, phòng học cấp 4 dột nát, không có trường phải học 3 ca.
Đời sống vật chất và tinh thần của nông dân từng bước được cải thiện và nâng cao, thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn ngày một tăng, gấp gần 2 lần so với năm 2011. Tỷ lệ các hộ có nhà kiên cố và khang trang ngày càng tăng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 4 lần so với năm 2011.
Theo Danviet
Cuộc bứt phá mới của Thái Bình Đã tròn nửa thế kỷ trôi qua kể từ khi Thái Bình trở thành "quê hương 5 tấn" đầu tiên ở miền Bắc (1966), ngày nay, năng suất lúa ở đây đã tăng gấp đôi, gấp ba lần và nông nghiệp vẫn đang giữ vị trí đầu tàu của nền kinh tế nơi đây. Trong những năm qua, những định hướng lớn về...