Lan tỏa “đà” 141
Thêm 10 tổ công tác với 150 cán bộ chiến sỹ đã được Giám đốc CATP chính thức giao nhiệm vụ, tăng cường cho lực lượng 141, vốn đã tạo được ấn tượng – kết quả hết sức tích cực về ANTT trên địa bàn Hà Nội trong 365 ngày qua.
Trong 1 năm, những chiến sỹ 141 Công an Hà Nội đã kiểm tra, xử lý gần 23.000 trường hợp vi phạm, bàn giao trên 1.600 vụ việc có dấu hiệu hình sự cho cơ quan chức năng điều tra, xử lý. Một lượng lớn súng đạn, dao kiếm, hung khí các loại đã được lực lượng 141 thu giữ trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Không cần phân tích, đánh giá, tự thân những con số này đã nói lên nhiều điều.
Sáng kiến của Công an Hà Nội – mô hình 141- đã được lãnh đạo Bộ Công an chủ trương nhân rộng ở các tỉnh, thành phố trọng điểm trên toàn quốc, bởi tính hiệu quả, quyết liệt và thực tế trên mặt trận trấn áp tội phạm, giữ gìn TTATXH. Với địa bàn Thủ đô, 141 ngày càng được Ban Giám đốc CATP quan tâm để phát huy tối đa sức mạnh. Cùng với việc tăng biên chế, địa bàn tác nghiệp của 141 cũng đã được mở rộng, đặc biệt, có thêm sự hỗ trợ của “141″ công an các quận, huyện, thị trấn, phường, tạo sức mạnh liên quân phát hiện, ngăn chặn, xử lý, bắt giữ số đối tượng côn đồ hung hãn, những trường hợp có biểu hiện vi phạm pháp luật.
Video đang HOT
Ra đời đúng thời điểm và hoạt động đạt hiệu quả cao, song 141 không phải là những gì khó thực hiện. 141 về cơ bản là biện pháp tăng cường tuần tra, kiểm soát hành chính ở địa bàn công cộng, với sự tham gia của 3 lực lượng Cảnh sát cơ động, Cảnh sát giao thông và Cảnh sát hình sự. Thế nhưng trong vòng 1 năm, vỏn vẹn trên dưới 10 tổ công tác 141 tập trung ở những địa bàn trọng điểm, đã giải quyết được đáng kể vụ việc, và hơn hết, đã bước đầu xây dựng được một “thương hiệu” mạnh cho Công an Hà Nội. “Đà” 141 đã định hình! Và nhất định phải được nhân rộng. Cái “đà” ấy không đơn thuần là thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Giám đốc CATP, mà nhất định, từng quận, huyện, phòng nghiệp vụ phải nhân rộng tinh thần 141. Xử lý hàng quán, các điểm kinh doanh nhạy cảm về ANTT hoạt động sau 23h duy trì các chốt ứng trực, tuần tra nhân dân ban đêm rà soát, xác minh kỹ các trường hợp tạm trú – tạm vắng, các điểm, tụ điểm nghi vấn – có dấu hiệu vi phạm về hình sự, kinh tế, ma túy… Nôm na, làm sao để 141 đến được từng khu dân cư, để tội phạm và vi phạm pháp luật không còn “đất” hoạt động. 141 về cơ bản chính là sự liên kết sức mạnh của từng lực lượng Công an Hà Nội, được thực hiện bằng trách nhiệm, tấm lòng, vì sự bình yên Thủ đô.
Theo ANTD
Giả danh phóng viên VTV tống tiền doanh nghiệp
Giả danh phóng viên của đài truyền hình Việt Nam (VTV), một nhóm người đến công ty Xuân Lan 727 tại quận Bình Thạnh, TP.HCM để quay phóng sự nhưng mục đích là tống tiền.
Chiều 27/9 công an Q.Bình Thạnh, TP.HCM xác nhận đang điều tra, làm rõ về vụ 1 nhóm người giả danh là phóng viên của đài truyền hình Việt Nam (VTV) để tống tiền 1 doanh nghiệp. Cũng trong ngày 27/7 công an quận Bình Thạnh, TP.HCM đã cho gia đình bảo lãnh đối với 3 người trong vụ việc nói trên là Nguyễn Thị Thu U, Thanh T và Hồng B để làm rõ, xử lý sau.
Công an làm việc với 2 người giả danh phóng viên đài truyền hình Việt Nam
Theo thông tin ban đầu, khoảng 1 tuần trước đây bà Thu U gọi điện đến công ty TNHH hóa mỹ phẩm Xuân Lan 727 (gọi tắt là công ty Xuân Lan 727, trụ sở số 369 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 24, quận Bình Thạnh) để xưng là phóng viên của đài truyền hình VTV. Lúc này bà Thu U đề cập với đại diện công ty rằng, nhóm phóng viên của VTV sẽ đến công ty quay hình, phỏng vấn đề làm chương trình về Quản lý thị trường "hành" công ty Xuân Lan 727.
Qua trao đổi điện thoại, bà Thu U "đe" đại diện công ty Xuân Lan 727 rằng, nếu công ty này không hợp tác thì sẽ gặp nhiều bất lợi. Bà Thu U còn nói thẳng thừng, nhóm phóng viên sẽ làm phóng sự thời lượng 3 phút, phía công ty phải bồi dưỡng nhóm phóng viên số tiền là 32 triệu đồng.
Công ty Xuân Lan 727 đã giao cho luật sư làm việc với bà Thu U. Sau đó bà Thu U có gửi thư điện tử đến vị luật sư thông báo, đúng 9h sáng 26/9 nhóm phóng viên của đài truyền hình VTV gồm bà Thu U và Hồng B, Thanh T sẽ đến công ty nói trên tác nghiệp. Cũng qua thư điện tử, bà Thu U thông báo, phóng sự quay xong sẽ phát sóng vào 8h30 sáng chủ nhật cuối tháng này, trên kênh VTV1.
Tuy nhiên bà Thu U cũng nói rõ, thời lượng quay phóng sự tăng từ 5 - 15 phút, do đó phía công ty Xuân Lan 727 phải bồi dưỡng cho nhóm phóng viên là 40 triệu đồng thay vì 32 triệu đồng đã trao đổi trước đó.
Do nghi ngờ về cung cách làm việc quá... lạ lùng của "nữ phóng viên" Thu U của đài truyền hình VTV như nói trên, nên đại diện công ty Xuân Lan 727 đã liên hệ với Trung tâm truyền hình Việt Nam tại TP.HCM để xác minh về tư cách của các phóng viên Thu U, Hồng B, Thanh T... Trung tâm này đã khẳng định là những người như nói trên không phải là phóng viên của Trung tâm. Phía Trung tâm truyền hình Việt Nam tại TP.HCM cũng có công văn đề nghị công an quận Bình Thạnh vào điều tra, xử lý nhóm người giả danh, tống tiền gây ảnh hưởng đến uy tín của đài truyền hình Việt Nam.
Đúng 9h sáng 26/9 có 2 người tên Hồng B và Thanh T đến trụ sở công ty Xuân Lan 727 xưng là phóng viên VTV đến tác nghiệp theo sự điều động của bà Thu U. Sau khi quay phim xong, nhóm phóng viên lấy tiền "bồi dưỡng" của đại diện công ty Xuân Lan 727 thì bị công an quận Bình Thạnh ập vào bắt quả tang. Hiện trường công an thu giữ 1 máy quay phim và 2 người nói trên không xuất trình được bất kỳ giấy tờ gì để chứng minh mình là phóng viên, không trưng ra được giấy giới thiệu của đài truyền hình VTV.
Hiện công an quận Bình Thanh, TP.HCM đang điều tra để làm tõ và xử lý nhóm người nói trên.
Theo ANTD
Nửa đêm bắt "trùm" ma túy găm súng K59 Chờ "trùm" ma túy điều khiển ô tô lọt vào điểm mai phục, lực lượng công an đồng loạt áp sát, tước súng, thu giữ 29 bánh heroin. Qua đấu tranh, nhóm này khai nhận đã mua bán trót lọt hàng trăm bánh "hàng trắng". Nhiều đường dây ma túy lớn, xuyên quốc gia được lực lượng công an bóc gỡ thời gian...