Lần tìm tung tích 3 công dân Mỹ bị giam giữ ở Triều Tiên có khả năng đã được trả tự do
Ba người Mỹ bị giam giữ ở Triều Tiên có thể đã được di chuyển tới một nơi mới trước khi có khả năng được trả tự do vào thời điểm sắp diễn ra hội nghị thượng đỉnh giữa lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump, các nguồn tin chia sẻ với AFP hôm 2.5.
Kim Dong-chul, một mục sư người Mỹ gốc Hàn bị kết án 10 năm lao động khổ sai ở Triều Tiên từ năm 2016. Ảnh: AFP/KCNA.
Mỹ đã yêu cầu Triều Tiên thả tự do cho Kim Hak-song, Kim Sang-duk và Kim Dong-chul. Các báo cáo cho biết hai bên đã gần đạt được thỏa thuận về việc trả tự do cho các công dân này.
“Họ đang ở trong một khách sạn tại ngoại ô Bình Nhưỡng”, Choi Sung-ryong, một nhà hoạt động Hàn Quốc có liên lạc ở Triều Tiên cho biết.
Theo nguồn tin này, 3 công dân Mỹ nói trên đang được giữ riêng rẽ nhưng đều “đang trong hành trình di chuyển, được điều trị y tế và ăn uống đầy đủ”.
Các nguồn tin ngoại giao của Bình Nhưỡng cho biết, có tin đồn rằng cả 3 đã được chuyển địa điểm nhưng không có xác nhận về nơi ở chính xác của họ.
Việc trả tự do cho 3 công dân người Mỹ đã được thảo luận khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đến Bình Nhưỡng vào tháng 4, theo Wall Street Journal.
Ông Donald Trump cũng từng nhấn mạnh rằng, việc trả tự do cho 3 công dân nói trên là ưu tiên và chính quyền đang hết sức nỗ lực để đưa họ trở về.
Kim Dong-chul, một mục sư người Mỹ gốc Hàn, đã bị giam ở Triều Tiên từ năm 2015 với cáo buộc là gián điệp. Ông này bị kết án 10 năm lao động khổ sai từ năm 2016.
Kim Hak-song và Kim Sang-duk hay Tony Kim, đều làm việc tại Đại học Khoa học và Công nghệ Bình Nhưỡng, bị bắt năm ngoái vì tình nghi có “những hành vi thù địch”.
Video đang HOT
CNN đưa tin, việc phóng thích 3 công dân Mỹ này cũng được thảo luận trong các cuộc đàm phán kéo dài 3 ngày tại Stockholm giữa Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Ri Yong-ho và người đồng cấp Thụy Điển Margot Wallstrom hồi tháng 3. Stockholm đại diện cho lợi ích của của Washington tại Triều Tiên.
LIÊN HÀ
Theo Laodong
Cuộc chạy đua đưa Mỹ - Triều tới bàn đàm phán lịch sử
Quyết định chóng vánh của Tổng thống Mỹ Donald Trump khi chấp nhận lời mời gặp mặt nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã dẫn tới một loạt cuộc gặp bí mật giữa các bên để đảm bảo sự kiện lịch sử này có thể diễn ra vào tháng 5 tới.
Các bên nhóm họp
Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un xuất hiện trong bản tin của truyền hình Hàn Quốc (Ảnh: Reuters)
Trong những ngày vừa qua, các đặc phái viên của các nước đã phải đáp chuyến bay qua lại giữa các quốc gia châu Á, châu Âu và Mỹ để tổ chức các cuộc hội đàm từ Stockholm, Thụy Điển cho tới San Francisco, Mỹ để thảo luận về thời gian, địa điểm, đặc biệt là nội dung mà các bên muốn trao đổi trong cuộc gặp đầu tiên giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Các quan chức Hàn Quốc và Triều Tiên, cùng các đại diện từ Mỹ, đã có cuộc gặp tại Phần Lan hôm 19/3 để trao đổi về chủ đề phi hạt nhân hóa. 6 đại biểu từ mỗi nước tham dự cuộc hội đàm, mở màn bằng bữa tiệc tối do nước chủ nhà Phần Lan chủ trì.
Theo Kimmo Lahdevirta, một quan chức thuộc Bộ Ngoại giao Phần Lan, các cuộc hội đàm "kênh 1.5" lần này sẽ có sự tham gia của các quan chức chính phủ đương nhiệm và các chuyên gia ngoài chính phủ. Tuy nhiên, các đại diện của Mỹ tham gia hội đàm không phải là các quan chức chính phủ đương nhiệm.
Ngoài ra, một số cuộc gặp khác cũng đã và đang diễn ra giữa quan chức các nước, bao gồm cuộc hội đàm giữa Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha với Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg ở Brussels, Bỉ ngày 19/3 và với Hội đồng Đối ngoại không chính thức của Liên minh châu Âu (EU).
Tại Mỹ, Đối thoại Quốc phòng Phối hợp Mỹ - Hàn (KIDD) với chủ đề hợp tác quân sự giữa hai quốc gia đồng minh dự kiến sẽ diễn ra trong hai ngày 19-20/3 tại Washington.
Quan chức cấp cao gặp mặt
Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong Ho tới Thụy Điển ngày 15/3 (Ảnh: AFP)
Các cuộc hội đàm trên là những diễn biến ngoại giao mới nhất để chuẩn bị cho cuộc gặp cấp cao lịch sử giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Triều. Cuối tuần trước, các quan chức an ninh cấp cao của Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản đã nhóm họp ở San Francisco để thảo luận về các cuộc hội đàm sắp diễn ra.
Theo thông báo của Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc hôm 18/3, quan chức an ninh cấp cao Hàn Quốc Chung Eui-yong đã gặp Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ H.R. McMaster và Cố vấn An ninh Quốc gia Nhật Bản Shotaro Yachi, thống nhất về "tầm quan trọng của việc không lặp lại những thất bại trong quá khứ và tiếp tục phối hợp chặt chẽ với nhau trong những tuần tới".
Cùng lúc, Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong Ho cũng đáp chuyến bay tới Thụy Điển để gặp người đồng cấp Margot Wallstrom và dự cuộc hội đàm kéo dài 3 ngày. Chuyến đi này là động thái ngoại giao rõ rệt nhất của chính quyền Triều Tiên từ sau khi Tổng thống Trump thông báo sẵn sàng gặp nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Trước khi Ngoại trưởng Triều Tiên tới thủ đô Stockholm của Thụy Điển, các đặc phái viên Hàn Quốc cũng đã tới thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc), Tokyo (Nhật Bản) và Moscow (Nga) để thông báo và xoa dịu nỗi lo ngại về các cuộc đối thoại dự kiến diễn ra với Triều Tiên.
Do Mỹ không có cơ sở ngoại giao tại Triều Tiên nên Thụy Điển đóng vai trò như một kênh kết nối giữa hai nước. Thủ tướng Thụy Điển Stefan Lofven cho biết Stockholm sẵn sàng đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều. Mặc dù không tham gia trực tiếp vào các cuộc đàm phán, song Phần Lan cũng đang đóng góp vai trò làm nơi đón tiếp quan chức các nước tới hội đàm.
Nội dung đàm phán
3 công dân Mỹ Kim Hak Song, Kim Dong Chul, Kim Sang Duk bị Triều Tiên bắt giữ. (Ảnh: Facebook)
Tổng thống Trump ban đầu cho biết cuộc gặp với nhà lãnh đạo Triều Tiên có thể diễn ra "trước tháng 5". Đối với cuộc gặp cấp cao đầu tiên giữa nguyên thủ hai nước từng có nhiều căng thẳng và thảo luận về chủ đề phức tạp như chương trình hạt nhân, khung thời gian do ông Trump đưa ra được đánh giá là "lạc quan".
Các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Triều Tiên mới ở những bước đầu tiên và hiện vẫn còn nhiều việc cần phải làm. Một trong những vấn đề mấu chốt mà hai bên có thể đàm phán là số phận của 3 công dân Mỹ, gồm Kim Song Duk, Kim Hak Song và Kim Dong Chul - những người đang bị chính quyền Triều Tiên giam giữ. Một số nguồn tin nói với CNNrằng Thụy Điển đang hỗ trợ đàm phán để thả 3 công dân này.
Kim Hak Song và Kim Sang Duk bị bắt hồi năm 2017 với cáo buộc thực hiện các hành vi "thù địch" chống đối chính quyền Triều Tiên, trong khi Kim Dong Chul bị bắt năm 2015 và phạt tù 10 năm vì cáo buộc gián điệp.
Theo Adam Mount, nhà nghiên cứu cấp cao tại Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ, việc trả tự do cho 3 công dân Mỹ bị Triều Tiên bắt giữ nên được tiến hành trước khi cuộc gặp Donald Trump - Kim Jong-un diễn ra.
"Việc thả những người bị bắt giữ nên được xem là điều kiện tiên quyết để Tổng thống Mỹ đồng ý gặp ông Kim Jong-un. Đây là một kế hoạch dễ dàng và nhiều khả năng sẽ thành công, thay vì chúng ta chấp thuận (lời mời gặp mặt) ngay lập tức", ông Mount nhận định.
Chuyên gia Mount cho rằng phía Triều Tiên cũng đang làm những gì có thể để xúc tiến các cuộc hội đàm với Mỹ.
"Có dấu hiệu cho thấy Triều Tiên nghiêm túc về việc thỏa thuận. Họ dường như đang cố gắng đạt được một thỏa thuận thực sự", ông Mount nói thêm.
Ngoài ra, một vấn đề khác mà Mỹ và các đồng minh có thể đàm phán với Triều Tiên là quy mô các cuộc tập trận quân sự chung giữa Mỹ và Hàn Quốc. Theo một quan chức Hàn Quốc giấu tên, kế hoạch tập trận giữa Mỹ và Hàn Quốc sẽ được công bố trong ngày hôm nay 20/3 sau khi bị trì hoãn trong thời gian diễn ra Thế vận hội mùa Đông tại Hàn Quốc. Trước đó, quân đội Mỹ - Hàn nhất trí tạm dừng tập trận để tránh chọc giận Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng đồng ý cử đoàn vận động viên sang quốc gia láng giềng dự Thế vận hội.
"Nếu họ (Triều Tiên) đã thay đổi, đó là dấu hiệu cho thấy họ muốn cuộc đàm phán hiệu quả nhất có thể. Nếu Mỹ và Hàn Quốc có thể dừng các cuộc tập trận để đối lấy việc Triều Tiên dừng các vụ thử hạt nhân và tên lửa, đó sẽ là thỏa thuận trao đổi rất tốt", chuyên gia Mount nhận định.
Thành Đạt
Theo Dantri
Ông Vương Nghị gặp lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị gặp lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết hôm 3.5. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh: Reuters. Hình ảnh cũng như thông tin về thời gian, nội dung cuộc gặp chưa được công bố. Trước đó, trong cuộc gặp Ngoại trưởng Triều Tiên Ri...