Lần thứ 5 liên tiếp Ngân hàng Nhà nước đứng đầu về cải cách hành chính
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đạt điểm cao nhất 95.4/100 điểm và tiếp tục xếp vị trí thứ nhất về cải cách thủ tục hành chính.
Giao dịch tại ngân hàng. (Ảnh: CTV/Vietnam )
Ngày 19/5, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến công bố chỉ số cải cách hành chính (Par Index) năm 2019 của các Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2019.
Theo kết quả công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2019, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đạt điểm cao nhất 95.4/100 điểm và tiếp tục xếp vị trí thứ nhất. Đây là lần thứ 5 liên tiếp Ngân hàng Nhà nước xếp vị trí số 1 về cải cách hành chính trong các Bộ, cơ quan ngang bộ.
Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, mục tiêu xuyên suốt là đẩy mạnh 6 lĩnh vực cải cách hành chính trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành ngân hàng lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm và phải tạo chuyển biến rõ nét về cải thiện môi trường kinh doanh trong hoạt động ngân hàng.
Trong lĩnh vực cải cách thể chế, Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng trình Quốc hội thông qua Nghị quyết về xử lý nợ xấu và Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng, ban hành quy định mới quản lý hoạt động tín dụng, cho vay của các tổ chức tín dụng…
Video đang HOT
Ngân hàng Nhà nước cũng hoàn thiện khuôn khổ chính sách tiền tệ, điều hành tỷ giá đáp ứng mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền, góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả huy động và phân bổ nguồn vốn trong nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng bền vững.
Thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh đã được ngành ngân hàng cắt giảm mạnh mẽ từ giai đoạn triển khai Đề án 30 từ năm 2010 đến nay với hơn 80% thủ tục được cắt giảm, đơn giản hóa đáp ứng tốt yêu cầu giao dịch hành chính đơn giản thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp.
Đặc biệt, chỉ số tiếp cận tín dụng của Việt Nam là một điểm sáng, thể hiện sự quyết tâm của Ngân hàng Nhà nước trong việc chỉ đạo các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp được tiếp cận tín dụng công bằng, minh bạch.
Đối với hệ thống các tổ chức tín dụng, mặc dù cũng là doanh nghiệp, tuy nhiên với tính chất là doanh nghiệp phục vụ, nên Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo phải đẩy mạnh cải cách, đổi mới và xác định đây là một nhóm nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch cải cách hành chính chung của ngành Ngân hàng.
Về định hướng cải cách hành chínhtrong thời gian tới, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, tiếp tục đẩy mạnh triển khai toàn diện 6 lĩnh vực cải cách hành chính, trọng tâm vào 3 trụ cột đó là cải cách hoàn thiện thể chế trong các lĩnh vực hoạt động ngân hàng; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại hóa phương thức điều hành; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…/.
Thêm 3 ngân hàng sắp sạch nợ xấu tại VAMC
Danh sách 8 ngân hàng không còn nợ xấu tại VAMC hiện tại sẽ có thêm những thành viên mới trong thời gian sắp tới...
Kienlongbank vừa tất toàn xong toàn bộ trái phiếu đã bán cho VAMC, trở thành thành viên thứ 8 trong hệ thống các ngân hàng không còn nợ xấu tại VAMC, sau Vietcombank, VIB, Techcombank, TPBank, MB, OCB, NamABank.
Không chỉ những ngân hàng trên, tất toán toàn bộ trái phiếu của VAMC cũng đang là mục tiêu của nhiều ngân hàng khác. Danh sách trên hứa hẹn sẽ tiếp tục có thêm những thành viên khác trong thời gian ngắn sắp tới.
Cập nhật gần nhất tại BCTC cuối tháng 6/2019, số trái phiếu đặc biệt VAMC của Agribank chỉ còn 1.013 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức 7.750 tỷ đồng hồi đầu năm. Trong đó, ngân hàng đã trích lập dự phòng hơn 1.012 tỷ đồng - gần như toàn bộ giá trị trái phiếu VAMC.
Trước đó, hồi đầu năm, Chính phủ đã giao nhiều nhiệm vụ quan trọng cho Agribank trong năm 2019, trong đó có yêu cầu ngân hàng làm sạch nợ tại VAMC. Và ngân hàng đang có nhiều thuận lợi để thực hiện hóa điều đó. 10 tháng đầu năm, lợi nhuận của Agribank đạt trên 10.350 tỷ đồng, về đích sớm so với kế hoạch năm. Nếu ngân hàng không tiếp tục đẩy thêm nợ xấu sang VAMC thì mục tiêu trên hoàn toàn nằm trong tầm tay.
Tương tự Agribank, hồi đầu năm, BIDV cũng cho biết mục tiêu sẽ mua lại toàn bộ trái phiếu VAMC trong năm 2019. Lãnh đạo BIDV ước tính cả năm, BIDV sẽ xử lý khoảng 4.500 tỷ đồng nợ xấu tại VAMC, trong đó thu nợ 2.500 tỷ và trích dự phòng 2.000 tỷ đồng.
Theo báo cáo của BIDV đến cuối tháng 6/2019, trái phiếu đặc biệt của VAMC tại ngân hàng giảm hơn 14.100 tỷ xuống 12.854 tỷ đồng, trong đó đã trích lập 7.879 tỷ, tức chỉ còn phải xử lý tiếp 4.975 tỷ đồng.
Còn tại VPBank, trong báo cáo cập nhật quý 3 gửi nhà đầu tư, ngân hàng cho biết tình hình xử lý dư nợ trái phiếu VAMC vẫn nằm trong kế hoạch. Tỷ lệ nợ xấu bao gồm VAMC của ngân hàng riêng lẻ giảm mạnh từ 4,01% cuối năm 2018 xuống còn 2,84% cuối tháng 9/2018.
Cuối tháng 9, VPBank chỉ còn 908 tỷ đồng trái phiếu đặc biệt, giảm mạnh 71% so với hồi đầu năm. Trong đó, ngân hàng đã trích lập dự phòng 402 tỷ. Như vậy, ngân hàng chỉ còn phải xử lý tiếp 506 tỷ đồng.
Ngọc Bích
Theo Trí thức trẻ
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp: Cẩn trọng rủi ro đối với nhà đầu tư nhỏ lẻ Có thể nói, năm 2019, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đã bước vào thời kỳ "bùng nổ", kéo theo những dự báo lạc quan về triển vọng thị trường này trong năm 2020 trước những động thái siết tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, chính sự phát triển nhanh cũng đã và đang tiềm...