Làn sóng vỡ nợ toàn EU tăng mạnh trong năm 2022
Số vụ vỡ nợ của các doanh nghiệp trong Liên minh châu Âu (EU) đã tăng lên mức cao nhất trong ba tháng cuối năm 2022 kể từ khi số liệu được ghi nhận vào năm 2015.
Nhiều công ty châu Âu không còn trụ vững trước các cuộc khủng hoảng về năng lượng và chi phí sinh hoạt. Ảnh minh họa: Getty Images
Cơ quan thống kê Eurostat mới đây cho biết trong 3 tháng cuối năm 2022, tỷ lệ vỡ nợ đã tăng 26,8% so với quý trước, trong khi mức độ đăng ký kinh doanh giảm 0,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Eurostat cho biết xu hướng này vẫn tiếp diễn suốt cả năm, đồng thời cho biết thêm số lượng doanh nghiệp tuyên bố phá sản đã tăng lên trong cả 4 quý của năm 2022. Cơ quan này cũng lưu ý tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh tế đều bị ảnh hưởng.
Video đang HOT
“Xem xét cụ thể các vụ phá sản theo hoạt động, tất cả các lĩnh vực đều ghi nhận số vụ phá sản trong quý 4 tăng so với quý trước”, báo cáo của Eurostat chỉ ra.
Giới phân tích cho rằng cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng kéo theo cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt đã góp phần làm gia tăng các vụ vỡ nợ trên khắp EU. Các lĩnh vực có mức độ vỡ nợ cao nhất là vận tải và kho bãi, tăng 72,2% trong khi số doanh nghiệp thuộc ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống phá sản tăng 39,4%. Tỷ lệ phá sản trong các lĩnh vực như giáo dục, y tế và hoạt động xã hội tăng 29,5%.
So với quý 4/2019 – thời điểm trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, số doanh nghiệp tuyên bố phá sản trong quý 4/2022 đều cao hơn ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế.
Các nhà kinh tế cho biết sự thay đổi xu hướng này sau 2 năm số vụ vỡ nợ giảm đã phản ánh tình trạng tồi tệ mà nhiều doanh nghiệp châu Âu phải đối mặt, bao gồm tăng trưởng kinh tế chậm lại, khủng hoảng năng lượng, chi phí sinh hoạt tăng kéo theo yêu cầu về tiền lương tăng.
Ludovic Subran, một chuyên gia kinh tế làm việc cho công ty bảo hiểm Đức Allianz, cho biết: “Có rất nhiều công ty được miễn trong năm 2020 và 2021 khi họ không phải trả một số khoản cho các chủ nợ, chẳng hạn như các khoản phí xã hội ở Pháp”. Những công ty này hầu như không thể quản lý khi ít nhận được sự hỗ trợ hơn. Họ không thể đứng vững trước chi phí tài chính và tiền lương tăng.
Khủng hoảng năng lượng khiến nhà máy nhôm lớn ở EU phải ngừng hoạt động
Hôm 17/8, nhà máy luyện nhôm Slovalco ở Slovakia thông báo sẽ ngừng sản xuất cho đến cuối tháng 9.
"Quyết định ngừng hoạt động sản xuất nhôm sơ cấp tại Slovalco được đưa ra nhằm đối phó với các các điều kiện bất lợi và giá điện tăng cao mà không có dấu hiệu cải thiện trong thời gian ngắn", đài RT (Nga) dẫn lời Giám đốc nhà máy Norsk Hydro, nói trong một tuyên bố. Ông cho biết thêm rằng nhà máy đúc nhôm Slovalco ở miền trung Slovakia vẫn tiếp tục hoạt động tái chế, phục vụ khách hàng trong khu vực với 75.000 tấn nhôm tái chế mỗi năm.
Slovalco là nhà cung cấp nhôm chính cho các doanh nghiệp ở Slovakia và nhiều công ty châu Âu khác. Sau khi Slovalco ngừng sản xuất, châu Âu sẽ buộc phải nhập khẩu nhôm từ các nước như Nga và Trung Quốc.
Động thái đóng cửa nhà máy luyện nhôm Slovalco được đưa ra sau khi nhà máy luyện kẽm lớn nhất thế giới Nyrstar quyết định ngừng sản xuất trong tuần này. Giới chức cho biết dự báo về việc cắt giảm sản lượng sâu hơn ở châu Âu, tình trạng thiếu hụt và nguồn dự trữ giảm sau khi chi phí năng lượng tăng cao đã khiến nhà máy kẽm của Hà Lan đưa ra quyết định trên.
Theo các nhà phân tích của Macquarie, năng lượng hiện chiếm khoảng 80% chi phí sản xuất kẽm ở châu Âu, nhiều hơn so với mức trung bình trước đây là 50%. Châu Âu sản xuất tới 15% nguồn cung kẽm toàn cầu, ước tính khoảng 14 triệu tấn trong năm nay. Tuy nhiên, khu vực này đã cắt giảm sản lượng 140.000-170.000 tấn/năm do kinh doanh thua lỗ.
Loạt công ty châu Âu 'nợ chồng nợ' do chi phí tăng cao Nợ của các công ty điện lực châu Âu tăng vọt lên 1,7 nghìn tỷ USD do khủng hoảng năng lượng. Hôm 18/7, Bloomberg đưa tin, các công ty năng lượng châu Âu đang phải gánh thêm nợ để bù đắp cho việc giá dầu và khí đốt tăng cao. Theo đó, nợ tổng thể của các công ty đã tăng hơn 50%...