Làn sóng ngầm M&A bất động sản đang diễn ra
Sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 đã gây ra một số gián đoạn cho thị trường bất động sản tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhờ vào các biện pháp ngăn chặn hiệu quả từ chính phủ, các hoạt động kinh doanh đang trở lại trạng thái bình thường vào đầu tháng 5/2020.
Theo bà Nguyễn Thị Vân Khanh, Giám đốc cấp cao thị trường vốn tại Việt Nam thuộc JLL Việt Nam, Ngân hàng Thế giới dự báo hồi tháng 3 cho rằng kinh tế Việt Nam được dự đoán sẽ tăng 4,9% trong năm nay.
Trong quý đầu tiên, nền kinh tế tăng trưởng 3,82% so với cùng kỳ năm trước. Đây vẫn là một tốc độ tăng trưởng tương đối cao trong bối cảnh chung toàn cầu, mặc dù là mức thấp nhất trong 10 năm ở quý đầu năm của đất nước. Đánh giá của Ngân hàng Thế giới cho thấy Việt Nam vẫn đang duy trì các yếu tố cơ bản tốt, với tốc độ tăng trưởng cao nhất ở Đông Nam Á và khu vực châu Á lớn hơn.
Mặc dù hoạt động bất động sản tăng trưởng chậm trong Q1/2020, các tên tuổi quốc tế đã có mặt tại Việt Nam vẫn rất kiên trì với chiến lược đầu tư bằng cách tiếp tục tìm mua tài sản hoặc hợp tác với doanh nghiệp nội địa có uy tín.
Qua quan sát của JLL, về lịch sử giao dịch, phần lớn các thương vụ thành công đến từ những nhà đầu tư đã rất am hiểu về biến động rủi ro và nhu cầu thị trường, với mục đích tìm kiếm hiệu suất đầu tư tốt, hoặc mong muốn mở rộng danh mục đầu tư trong khu vực. Nhóm đầu tư mới tham gia vào thị trường sẽ có một chiến lược bảo thủ hơn. Mặc dù sở hữu nguồn vốn mạnh mẽ, nhưng các khoản đầu tư lớn dự kiến sẽ bị tạm dừng trong thời gian bất ổn, ngoại trừ các giao dịch đang trong quá trình triển khai.
“Với tâm lý ‘tiền mặt là vua’, hoặc ‘Làm khi lành để dành khi mưa’ trong bối cảnh kinh tế bất ổn, các nhà đầu tư thường ưu tiên giữ nguồn vốn và chỉ tập trung đầu tư vào các thị trường họ đã am hiểu,” theo bà Nguyễn Thị Vân Khanh, Giám đốc cấp cao bộ phận Thị trường vốn tại Việt Nam của JLL.
“Các nhà đầu tư sẽ phải thực hiện thẩm định giá nhiều hơn, và do các chuyến bay đến Việt Nam bị hoãn sẽ làm chậm các giao dịch đang triển khai. Tuy nhiên, việc sử dụng các cuộc họp trực tuyến sẽ giúp dỡ bỏ phần nào các trở ngại trong việc hoàn tất giao dịch”, bà Khanh cho biết thêm.
Video đang HOT
Đối với nhà đầu tư nội địa, quá trình phê duyệt bị trì hoãn cùng với chính sách thắt chặt tín dụng và ảnh hưởng từ dịch bệnh đã tạo áp lực ngắn hạn lên dòng tiền và thanh khoản của nhà đầu tư.
Do đó, một số nhà phát triển trong nước tích cực huy động vốn thông qua hình thức tài trợ nợ, điển hình như: phát hành trái phiếu doanh nghiệp hoặc tìm kiếm đối tác vốn. Mặc dù dịch bệnh bùng phát ở Việt Nam khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong tài chính, JLL chưa ghi nhận xu hướng bán tài sản nợ xấu từ các công ty bất động sản nội địa trong quý đầu năm.
“Nhiều nhà đầu tư mà chúng tôi làm việc vẫn giữ bình tĩnh và lạc quan, họ cũng cam kết sẽ tiếp tục tham gia vào thị trường bất động sản Việt Nam trong dài hạn. Các nhà đầu tư hiện đang chờ đợi thời cơ mới, vì vậy, những ảnh hưởng của COVID-19 vào sẽ càng rõ nét hơn trong Q2.
Tuy nhiên, do dịch bệnh được kiểm soát tương đối tốt ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đang chuẩn bị cho các hoạt động kinh doanh của họ trở lại bình thường. Vị trí đàm phán giữa người bán và người mua ngày càng trở nên cân bằng hơn. Do đó, chúng tôi kỳ vọng sẽ có nhiều giao dịch thành công hơn khi thị trường được dự kiến sẽ phục hồi trong nửa cuối năm 2020 hoặc 2021,” bà Khanh nhận định.
Nhu cầu đối với tài sản văn phòng và nhà ở vẫn ổn định, trong khi các tài sản khu công nghiệp được dự báo là thị trường hứa hẹn nhất. Khi các nhà máy buộc phải đóng cửa trong đợt bùng phát dịch ở Trung Quốc, nhiều tập đoàn đã phải tính kế hoạch để vượt qua thời kỳ hạn chế sản xuất và tránh phụ thuộc vào một quốc gia.
Báo cáo mới nhất của JLL cho biết một số công ty đa quốc gia đã rục rịch lên kế hoạch mở rộng hoạt động tại Việt Nam từ năm ngoái, nhằm giảm áp lực hàng rào thuế quan mới đối với hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc sang Hoa Kỳ và tìm kiếm thị trường thay thế phòng khi giá tăng cao.
Là một thị trường mới nổi, việc thực hiện giao dịch bất động sản tại Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức. Để thúc đẩy nhiều hoạt động M&A hơn, đất nước cần phải cải thiện mức độ minh bạch cũng như đẩy nhanh quá trinh phê duyệt pháp lý nhằm thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Khi quá trình phê duyệt pháp lý hoàn thành, chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng nguồn cung có thể đáp ứng nhu cầu, thị trường sẽ minh bạch và hiệu quả hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Nhìn xa hơn, mọi thách thức là đều là cơ hội để tăng trưởng và các doanh nghiệp tại Việt Nam nên nắm bắt cơ hội để thay đổi và cải thiện. Các thương vụ M&A bất động sản đơn giản là giao dịch trực tiếp giữa người mua và người bán – thông qua chuyển nhượng dự án hoặc công ty. Khi Việt Nam đón nhận sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư quốc tế có năng lực tài chính mạnh mẽ, cơ cấu giao dịch sẽ đa dạng và phức tạp hơn.
Vai trò của đơn vị tư vấn đầu tư tài sản chuyên nghiệp là không thể thiếu, khi các nhà đầu tư cần tận dụng chuyên môn và đẩy nhanh quá trình giao dịch. Điều này đã xảy ra ở các thị trường phát triển và chúng tôi tin rằng Việt Nam đang bắt đầu đi theo hành trình trên, bà Khanh kết luận.
Kiến nghị chưa vội siết trái phiếu doanh nghiệp nhà đất
Hiệp hội bất động sản TP HCM (HoREA) gửi kiến nghị cho rằng chưa vội siết lại thị trường trái phiếu doanh nghiệp bất động sản tại thời điểm này.
Trong văn bản góp ý Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 163/2018/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp (DN), HoREA đánh giá Nghị định 163 trước đây có độ mở cao, đã tạo điều kiện cho thị trường trái phiếu DN phát triển mạnh trong năm qua và dự báo sẽ tiếp tục phát triển mạnh hơn trong năm nay. Đây cũng là lộ trình được HoREA khuyến nghị các DN nhằm thay thế dần một phần nguồn vốn vay ngân hàng trước đó.
Tuy nhiên, theo quy định tại dự thảo, DN cần phải bảo đảm dư nợ trái phiếu phát hành riêng lẻ tại thời điểm phát hành không vượt quá 3 lần vốn chủ sở hữu, theo báo cáo tài chính quý gần nhất tại thời điểm phát hành, được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Riêng các tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
HoREA cho rằng chưa cần thiết áp dụng quy định trên, bởi qua kết quả hoạt động phát hành trái phiếu của 177 DN trong 11 tháng năm 2019, có đến149 DN có giá trị phát hành trái phiếu dưới 3 lần vốn chủ sở hữu. Tổng giá trị phát hành trái phiếu phụ thuộc vào nhu cầu vốn của từng loại hình DN như DN nhỏ và vừa, có vốn điều lệ thấp hoặc DN phát hành trái phiếu để trả nợ...
Nhiều doanh nghiệp bất động sản huy động vốn qua kênh trái phiếu. Ảnh: NLĐ
Về quy định mỗi đợt phát hành phải hoàn thành trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công bố thông tin trước khi phát hành; đợt phát hành sau phải cách đợt phát hành trước tối thiểu 6 tháng... Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, kiến nghị cho phép DN được phát hành trái phiếu tối đa 4 đợt/năm, vì các DN lớn thường có nhiều dự án đầu tư có nhu cầu huy động vốn trái phiếu; không cần thiết quy định khoảng cách thời gian tối thiểu 6 tháng giữa 2 đợt phát hành trái phiếu DN trong năm.
"Không nên có quan điểm siết lại thị trường trái phiếu DN bất động sản tại thời điểm này, mà tập trung xây dựng các quy định pháp luật nhằm tăng cường tính minh bạch của phương án phát hành trái phiếu; thẩm định, đánh giá tín nhiệm của DN; trách nhiệm giải trình của DN; tăng cường cơ chế giám sát, kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về yêu cầu sử dụng vốn trái phiếu đúng mục đích theo phương án phát hành trái phiếu..." - ông Lê Hoàng Châu đề xuất.
Theo HoREA, hiện thị trường bất động sản đang gặp rất nhiều khó khăn, bị sụt giảm nguồn cung dự án, sụt giảm nguồn cung nhà ở, giá nhà đất tăng... Thị trường lại càng thêm khó khăn do tác động của dịch cúm Covid-19.
Trong năm 2019, DN bất động sản đã phát hành 106.500 tỉ đồng trái phiếu DN với kỳ hạn bình quân 3,7 năm; lãi suất bình quân 10,3%/năm nhưng cũng có một số DN có lãi suất 12 - 14%/năm. Riêng một DN bất động sản đã huy động vốn với lãi suất trái phiếu phát hành tới 20%/năm... Đến tháng 1-2020, các DN bất động sản tiếp tục huy động hơn 7.364 tỉ đồng vốn qua phát hành trái phiếu.
Thời gian qua, trái phiếu DN là một trong những nguồn huy động vốn thay thế dần vốn vay ngân hàng của các DN bất động sản. Tuy nhiên, biện pháp huy động vốn này trên thị trường cũng phát sinh hạn chế, bất cập.
Theo thống kê của Bộ Tài chính, trong 11 tháng năm 2019, có 28/177 DN chiếm 15,8% có giá trị trái phiếu phát hành vượt quá 3 lần vốn chủ sở hữu. Đáng lưu ý có đến 11 DN vượt 50 lần và 6 DN vượt 100 lần vốn chủ sở hữu.
Lãnh đạo HoREA cũng nhìn nhận thị trường trái phiếu DN chưa thật bảo đảm tính minh bạch; chưa có đầy đủ cơ chế kiểm soát hiệu quả việc phát hành và giao dịch trái phiếu DN riêng lẻ. Một số DN chưa đảm bảo yếu tố minh bạch, chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm cung cấp thông tin, không làm rõ mục đích sử dụng vốn trái phiếu và phương án trả nợ gốc, trả lãi, nên có tiềm ẩn rủi ro cho nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư cá nhân...
T.Phương
Theo nld.com.vn
Hé lộ hạn mức tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng năm 2020 Theo nguồn tin của Người Đồng Hành, một số ngân hàng đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho năm nay. Cụ thể thì hạn mức cho một số ngân hàng TMCP Nhà nước như BIDV, VietinBank, Vietcombank dao động 8,5-10% và với một số ngân hàng TMCP tư nhân quy mô lớn khoảng 11-13%. Một...