‘Làn sóng’ mua lại cổ phiếu trên thị trường tài chính châu Á
Thị trường tài chính châu Á đang chứng kiến một đợt mua lại cổ phiếu của các công ty, và các nhà phân tích trong ngành cho rằng “làn sóng” này sẽ không sớm dừng lại.
Trụ sở Alibaba tại Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuần trước, “gã khổng lồ” công nghệ Trung Quốc Alibaba cho biết họ sẽ tăng quy mô chương trình mua lại cổ phiếu từ 15 tỷ USD lên 25 tỷ USD. Sang tuần này, nhà sản xuất điện thoại Xiaomi hôm 29/3 cũng công bố chương trình mua lại lên tới 10 tỷ HKD (1,28 tỷ USD), trong khi JD Health – chi nhánh chăm sóc sức khỏe trực tuyến của công ty thương mại điện tử JD cho biết họ sẽ mua lại số cổ phiếu trị giá lên tới 3 tỷ HKD.
Những tin tức nêu trên đã giúp giá cổ phiếu của những công ty đó tăng vọt.
Ông Ben Silverman, Giám đốc bộ phận nghiên cứu của công ty tư vấn đầu tư Verity, cho biết các công ty Trung Quốc đang hành động tương tự các đối tác Mỹ của họ: công bố các chương trình mua lại cổ phiếu lớn nhằm nỗ lực củng cố niềm tin của nhà đầu tư khi tốc độ tăng trưởng kinh doan,h của họ chậm lại.
Khi một công ty mua lại cổ phiếu của chính mình, động thái này sẽ làm giảm số lượng cổ phiếu được giao dịch công khai và có thể đẩy giá của mỗi cổ phiếu lên cao hơn. Điều này là vì một thước đo phổ biến được sử dụng để xác định giá cổ phiếu là mức chênh lệch giữa giá mua vào – bán ra các cổ phiếu có số lượng ít. Kết quả là cổ phiếu của các công ty có thể hấp dẫn hơn.
Xu hướng này không chỉ giới hạn ở những “gã khổng lồ” công nghệ Trung Quốc. Ngân hàng Anh HSBC, hãng bảo hiểm AIA và nhà sản xuất ô tô Nhật Bản Toyota cũng đã công bố kế hoạch mua lại cổ phiếu trong vài tuần qua.
Trong một báo cáo ngắn mới đây, ngân hàng Morgan Stanley nhận định xu hướng này sẽ còn kéo dài, khi nó được củng cố bởi việc Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc hồi tuần trước đã khuyến khích các công ty niêm yết tiến hành mua lại cổ phiếu.
Có nhiều suy đoán rằng Tencent có thể là công ty tiếp theo thông báo chương trình mua lại cổ phiếu, mặc dù các thị trường đã thất vọng khi “đại gia” ngành trò chơi điện tử Trung Quốc chưa có vẻ sẽ đưa ra động thái như vậy trong giai đoạn gần đây.
Video đang HOT
Ông Neil Campling, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu công nghệ, truyền thông và viễn thông tại công ty tư vấn đầu tư Mirabaud Equity Research, cho biết Tencent đã lưu ý rằng giá cổ phiếu của chính họ cũng đã giảm đáng kể – đó có thể là một dấu hiệu cho thấy công ty sẽ cân nhắc chương trình mua lại cổ phiếu. Vì vậy, ông không nghĩ rằng nên loại trừ hoàn toàn khả năng này.
Ngân hàng đầu tư Nhật Bản Nomura cho biết sự kết hợp giữa định giá cổ phiếu khiêm tốn và bảng cân đối kế toán hợp lý sẽ thúc đẩy hoạt động mua lại cổ phiếu. Báo cáo mới nhất của Nomura cho rằng chủ đề này có thể sẽ là trọng tâm của các thị trường tài chính châu Á trong những tuần tới, đặc biệt là sau đợt tăng giá cổ phiếu của Alibaba khi tập đoàn mở rộng chương trình mua lại cổ phiếu thêm 10 tỷ USD.
Cổ phiếu 3 công ty phân bón tăng vọt sau xung đột ở Ukraine
Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine, giá cổ phiếu ba công ty phân bón này đã tăng mạnh: Sociedad Química y Minera de Chile của Chile, Nutrien của Canada và Andersons của Mỹ.
Thay đổi địa chính trị tác động ngành phân bón
Trước năm 2022, ngành phân bón đang ở trong tình trạng khó khăn. Chi phí khí đốt tự nhiên được sử dụng để sản xuất phân bón đã tăng mạnh, các yêu cầu cấp phép xuất khẩu mới và các cơn bão nghiêm trọng ở Mỹ đã làm gián đoạn hoàn toàn ngành này, cắt giảm tỷ suất lợi nhuận của nông dân và khiến giá phân bón tăng vọt.
Mọi thứ thêm tồi tệ hơn khi xung đột Ukraine-Nga nổ ra. Các công ty vận tải đã không cập cảng ở Nga - nhà sản xuất phân bón lớn nhất thế giới - để thu gom phân bón. Theo nông dân, các nguồn thay thế rất đắt đỏ, khiến nguồn cung sản phẩm bị cắt giảm.
Trong bối cảnh đó, không có gì ngạc nhiên khi giá cổ phiếu ngành phân bón tăng vọt.
Công ty Sociedad Química y Minera de Chile (SQM)
SQM là nhà sản xuất phân bón và iốt, phân phối sản phẩm đến hơn 60 quốc gia trên toàn thế giới.
Tính đến thời điểm hiện tại, cổ phiếu SQM đã tăng vọt gần 66%, trong khi chỉ số S&P 500 giảm 4,5%.
Cổ phiếu SQM cũng đã thể hiện sức mạnh đáng kinh ngạc trong năm ngoái, tăng 64% so với mức lợi nhuận 16% của S&P 500. Cuối cùng, cổ phiếu SQM áp đảo mức lợi nhuận của S&P 500 là 4% so với tháng trước khi tăng 27% về giá trị.
Các nhà phân tích đã lưu ý đến xu hướng tăng này và đã điều chỉnh lại ước tính trong 60 ngày qua, nâng lợi nhuận cả năm của SQM 26% lên 4,65 USD/cổ phiếu và ước tính EPS (lợi nhuận sau thuế của cổ phiếu) năm tới là 22% lên 4,16 USD/cổ phiếu.
Cổ phiếu SQM trong các quý tiếp theo và các quý sau đó cũng đã gia tăng đáng chú ý trong ước tính đồng thuận, lần lượt tăng 32% lên 1,05 USD/cổ phiếu và 15% lên 1,06USD/cổ phiếu.
Công ty Nutrien
Cổ phiếu các công ty sản xuất phân bón tăng mạnh. Ảnh: thestar
Nutrien sản xuất, bán phân bón và các sản phẩm thức ăn công nghiệp liên quan khác. Công ty có trụ sở chính tại Saskatoon, Canada.
Cổ phiếu Nutrien là điểm sáng trong thị trường mờ nhạt từ đầu năm đến nay, tăng gần 45% giá trị và vượt xa chỉ số S&P 500. Trong năm ngoái, lợi nhuận thậm chí còn ấn tượng hơn khi cổ phiếu Nutrien đã tăng gần như 100% về giá trị và vượt trội so với hoạt động của thị trường chung. Hiệu suất cổ phiếu trong tháng trước cũng tương tự khi tăng 25% giá trị.
Trong 60 ngày qua, xu hướng ước tính đồng thuận trong năm hiện tại của Nutrien đã tăng 37% lên 12,86 USD/cổ phiếu và ước tính EPS năm sau đã tăng 81% lên 10,37 USD/cổ phiếu. Ước tính EPS của quý tiếp theo và quý sau đó cũng đã tăng mạnh, tăng 4% lên 2,54 USD/cổ phiếu và 11% lên 4,44 USD/cổ phiếu trong quý tiếp theo.
Công ty Andersons
Công ty Andersons là một nhà buôn bán ngũ cốc trong khu vực với các hoạt động kinh doanh nông nghiệp đa dạng.
Cũng giống như SQM và Nutrien, cổ phiếu Andersons từ đầu năm đến nay vẫn là mặt hàng "nóng" trên thị trường, tăng 41% giá trị và dễ dàng vượt trội so với thị trường chung. Kết quả hoạt động năm ngoái rất vững chắc khi cổ phiếu tăng gần 93%. So với tháng trước, cổ phiếu tiếp tục chứng tỏ sức mạnh khi tăng 20% giá trị.
Đáng chú ý nhất, xu hướng ước tính đồng thuận cho công ty này đã tăng gần 61% trong quý tiếp theo, nâng mức ước tính hàng quý lên 0,66 USD/cổ phiếu từ 0,41 USD/cổ phiếu. Theo một sửa đổi ước tính theo hướng giảm, EPS của quý sau giảm 8% xuống 0,88 USD/cổ phiếu và ước tính lợi nhuận năm hiện tại đã tăng 15% lên 2,63 USD/cổ phiếu.
Cổ phiếu của cả ba công ty trên đều được xếp hạng số 1 (Mua mạnh).
Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là các xu hướng đang thay đổi nhanh chóng và những gì có hiệu quả với các nhà đầu tư một tháng trước có thể không còn hiệu quả từ bây giờ.
Do các điều kiện và xu hướng hiện tại, các chuyên gia tin rằng cả ba công ty đều mang lại cơ hội tuyệt vời cho các nhà đầu tư đang cố gắng tìm kiếm lợi nhuận.
Evergrande lại ngừng giao dịch cổ phiếu Tập đoàn bất động sản Trung Quốc Evergrande và các công ty con của tập đoàn này đã dừng giao dịch cổ phiếu trên sàn chứng khoán Hong Kong (Trung Quốc) vào sáng 21/3. Tòa nhà của tập đoàn bất động sản Evergrande ở Hong Kong, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN Trong thông báo, Evergrande cho biết mọi giao dịch cổ phiếu của tập...