Làn sóng mua cổ phiếu quỹ lại dâng cao
Thời gian gần đây, các doanh nghiệp liên tiếp ra thông báo mua lại cổ phiếu của chính mình để làm cổ phiếu quỹ với mục đích ổn định giá cổ phiếu trên thị trường và tăng giá trị đầu tư cho các cổ đông. Tuy nhiên, trong bối cảnh giá cổ phiếu xuống thấp, đây còn được xem là khoản đầu tư có giá trị sinh lời trong tương lai.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
CTCP Tập đoàn Tiến Bộ (mã: TTB) vừa công bố Nghị quyết Hội đồng quản trị (HĐQT) về việc mua lại 1 triệu cổ phiếu TTB theo giá thị trường để làm cổ phiếu quỹ, số tiền dự kiến chi ra khoảng 12 tỷ đồng.
Động thái của Tập đoàn Tiến Bộ diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu của doanh nghiệp (DN) này vừa trải qua 8 phiên giảm sàn liên tiếp từ 18.950 đồng/cp về 10.750 đồng/cp (phiên 19/11), tương đương mức giảm hơn 43%.
Dồn dập mua vào
Thông tin về việc mua cổ phiếu quỹ đã khiến cổ phiếu TTB hồi phục và tăng trần trong phiên giao dịch ngày 20/11 lên mức 11.500 đồng/cp. Trước đó, giải trình về chuỗi giảm sàn liên tiếp, Tập đoàn Tiến Bộ cho biết không thực hiện bất kỳ hoạt động bất thường nào có tác động đến việc giảm giá cổ phiếu trên sàn. Việc mua bán là do nhu cầu của nhà đầu tư (NĐT) và nằm ngoài tầm kiểm soát của công ty, mọi hoạt động của DN vẫn diễn ra bình thường.
Trước đó, trung tuần tháng 11, CTCP Đầu tư và Công nghệ HVC (mã: HVH) đã công bố thông tin về việc mua lại 500.000 cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ trong khoảng thời gian từ 20/11-19/12.
Nguồn vốn mua cổ phiếu quỹ từ lợi nhuận lũy kế chưa phân phối đến cuối năm 2018 của công ty mẹ. Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu HVH đang đi ngang ở vùng giá 18.000 đồng/ cp sau khi giảm mạnh từ đỉnh hồi tháng 7-8/2019.
Cùng thời điểm, HĐQT CTCP Đầu tư thương mại bất động sản An Dương Thảo Điền (mã: HAR) thông qua phương án mua lại tối đa 5 triệu cổ phiếu quỹ, tương ứng gần 5% vốn điều lệ nhằm làm giảm lượng cổ phiếu đang lưu hành, hỗ trợ giao dịch và gia tăng giá trị cổ đông.
Thời gian thực hiện dự kiến trong quý IV/2019 hoặc quý I/2020 sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Hiện, cổ phiếu HAR đang giao dịch trồi sụt quanh vùng giá dưới 4.000 đồng/cp, giảm 20% so với đầu năm.
Đáng chú ý, hồi đầu tháng 11, HĐQT CTCP VinHomes (mã: VHM) đã thông qua nghị quyết mua lại tối đa 60 triệu cổ phiếu quỹ, tương đương 1,79% vốn. HĐQT CTCP Vincom Retail (mã:VRE) cũng muốn mua tối đa 56,5 triệu cổ phiếu quỹ, tương ứng tỷ lệ 2,426%.
Theo lý giải của cả hai DN: thị giá cổ phiếu đang ở mức thấp hơn giá trị thực nên việc mua cổ phiếu quỹ nhằm bảo về quyền lợi công ty và cổ đông. Nguồn tiền sử dụng để mua cổ phiếu quỹ là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối theo báo cáo tài chính hợp nhất hoặc soát xét tại thời điểm gần nhất.
Video đang HOT
Trước đó, trong tháng 10, hàng loạt phương án mua cổ phiếu quỹ cũng đã được công bố như HDBank đã được thông qua phương án mua lại tối đa 49 triệu cổ phiếu và chuẩn bị thực hiện tới đây; VPBank đã mua xong 50 triệu cổ phiếu với số tiền chi khoảng 1.100 tỷ đồng; Vietjet mua gần 17,8 triệu cổ phiếu…
Thực tế, bên cạnh những nguyên nhân đến từ DN hay bối cảnh ngành nói chung, sự ảm đạm của thị trường chứng khoán cũng là một yếu tố góp phần khiến nhiều cổ phiếu giảm sâu so với giá trị thực.
Các DN liên tiếp đăng ký mua vào cổ phiếu quỹ trong thời gian gần đây
“Bom” hay “vàng”?
Khối ngoại đã bán ròng liên tiếp 3 tháng (tháng 8, 9, 10) với tổng giá trị lên tới 11.338 tỷ đồng đã ảnh hưởng đến xu hướng chung của thị trường, dù lực cầu mua lên của khối nội được đánh giá khá tốt khi thị trường chung điều chỉnh.
Do đó, việc mua cổ phiếu quỹ trong thời điểm này được đánh giá là quyết định sáng suốt của DN. Về lý thuyết, động thái này sẽ giúp “cô đặc”, giảm lượng cổ phiếu lưu hành, từ đó làm tăng hệ số thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS). Khi lượng cổ phiếu lưu hành giảm, EPS sẽ tăng thêm, giúp hệ số P/E và các chỉ tiêu sinh lời ROA, ROE… của DN trở nên hấp dẫn hơn trong con mắt các NĐT.
Đây cũng được coi là một khoản đầu tư tài chính của các DN, bởi sau khi mua cổ phiếu quỹ nếu DN kinh doanh tốt thì khả năng giá cổ phiếu tăng trưởng là cao. Khi đó, DN bán cổ phiếu quỹ, thu lời sẽ làm tăng thặng dư vốn cổ phần.
Như trường hợp bán cổ phiếu quỹ mới đây của Ngân hàng TMCP Á Châu (mã: ACB), hơn 35 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng hết sau 3 lệnh thỏa thuận trên sàn. Giá “chốt lời” số cổ phiếu trên là 23.800 đồng/cp, cao hơn 48% so với giá gốc mà ngân hàng mua vào từ hồi năm 2013, 2014.
Tuy nhiên, không phải DN nào cũng “may mắn” như ACB. Điển hình như cổ phiếu CTD của Coteccons liên tiếp sụt giảm, không ngừng xác lập đáy mới bất chấp DN này gần đây trả cổ tức bằng tiền mặt 30% và mua vào cổ phiếu quỹ.
Hiện, CTD đang giao dịch ở mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua tại mức 70.900 đồng/ cp, giảm 69,2% so với mức đỉnh 230.000 đồng/ cp (giá điều chỉnh), vốn hóa thị trường của Coteccons “bốc hơi” hơn 12.000 tỷ đồng.
Trong khi đó, giá trị sổ sách của CTD đang ghi nhận hơn 107.800 đồng (tương ứng hệ số P/B là 0,67). Những con số này cho thấy mức định giá mà thị trường dành cho cổ phiếu CTD là tương đối thấp so với một DN đầu ngành và không có một đồng nợ vay như Coteccons.
Do đó, nếu thị giá cổ phiếu cứ ngày càng xuống thấp thì khoản đầu tư vào cổ phiếu quỹ sẽ ngày càng âm nặng, thậm chí là những con số không hề nhỏ so với lợi nhuận hàng quý mà các DN có cật lực “cày” cũng khó bù đắp được.
Theo Linh Đan/thoibaokinhdoanh.vn
CTD giảm sâu phiên thứ 4 liên tiếp, VnIndex quay đầu tăng điểm
Top 3 cổ phiếu tăng mạnh nhất VN30 hôm nay là DPM, BID và FPT.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 12/11, Vnindex chính thức đã có lại được màu xanh sau 3 phiên điều chỉnh. VN-Index đóng cửa tăng 1,58 điểm (0,16%) lên 1.018,33 điểm; HNX-Index tăng 0,19% lên 106,96 điểm và UPCom-Index tăng 0,15% lên 56,8 điểm.
Như vậy là, sau 3 phiên điều chỉnh nhẹ thì VnIndex đã đảo chiều tăng trở lại. Nhiều nhà đầu tư nhận định phiên tăng hôm nay sẽ khởi đầu cho chu kỳ tăng mới.
Top 3 cổ phiếu tăng mạnh nhất VN30 hôm nay là DPM, BID và FPT.
CTD dẫn đầu nhóm giảm giá mạnh nhất VN30 khi giảm 2,3% về ngưỡng ~71.000 đồng. Hôm nay là phiên thứ 4 liên tiếp cổ phiếu đầu ngành xây dựng này sụt giảm. Tính chung cả năm nay, nhà đầu tư đặt niềm tin vào Coteccons đã mất nửa giá khi cổ phiếu CTD từ ngưỡng ~140.000 đồng tháng 11 năm 2018 còn ~71.000 đồng hiện tại.
==============
Cổ phiếu ngân hàng tiếp tục dẫn dắt thị trường hôm nay khi mà suốt cả phiên sáng BID của BIDV tăng giá mạnh. Khối ngoại cũng đặt lệnh mua BID khiến cổ phiếu này trở thành tâm điểm của thị trường.
Trong nhóm ngân hàng, dù VCB đã tăng rất mạnh thời gian qua nhưng cổ phiếu vẫn tiếp diễn đà tăng trong phiên hôm nay, lên ngưỡng 92.000 đồng/cp. Vietcombank đang đứng đầu về lợi nhuận và top 3 vốn hoá thị trường hiện nay. Với mạng lưới phủ khắp cả nước, đồng thời cũng có ngân hàng con, chi nhánh, văn phòng đại diện tại nước ngoài (mới nhất là văn phòng đại diện tại New York đầu tháng 11 này và được chấp thuận mở chi nhánh tại Australia).
Cổ phiếu VCB tăng tiếp phiên hôm nay
Vietcombank cũng được ghi nhận là 1 trong 30 ngân hàng mạnh nhất khu vực châu Á Thái Bình Dương. Mục tiêu của ngân hàng là trở thành tập đoàn tài chính đa năng đến 2030 trở thành một trong những tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới.
MSN quay đầu tăng nhẹ. Hiện tại, điều nhà đầu tư đang trông đợi ở Masan là sự thành/bại của Meat Deli và kế hoạch niêm yết cổ phiếu.
Bộ 3 VIC, VRE, VHM tăng giá nhưng chững lại so với những phiên trước. Thời gian gần đây, nhóm cổ phiếu "nhà" tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã làm trụ đỡ lớn cho thị trường.
HPG đuối sức, tăng khá chậm rãi. Dường như, "tin tốt" về tăng trưởng ở các thị trường mới khai phá không đủ sức dẫn HPG đi xa mạnh mẽ. Sự nghi ngờ về khả năng khai phá thị trường xuất khẩu của Hoà Phát vẫn đang hiện hữu trong giới đầu tư.
===============
2 tuần giao dịch đầu tháng 11 đánh dấu chuỗi thời gian VnIndex chinh phục ngưỡng 1.000 điểm. Việc tăng điểm mạnh mẽ những phiên đầu tháng giúp chỉ số bỏ khá xa ngưỡng điểm 1.000 nhưng đồng thời cũng dấy nên lo ngại của nhà đầu tư là chỉ số sẽ điều chỉnh cùng áp lực chốt lãi ngắn hạn.
Đúng như dự đoán của nhiều người, VnIndex đã gặp áp lực chốt lãi và điều chỉnh 3 phiên liên tiếp. Từ ngưỡng 1.025 điểm đạt được thứ 4 tuần trước, chỉ số đã lùi liên tiếp về 1.017 điểm tính đến phiên hôm qua.
Phiên sáng nay, sau 3 phiên liên tiếp điều chỉnh, sắc xanh đã trở lại với VnIndex khi hàng loạt cổ phiếu trên sàn tăng giá. Tại nhóm VN30, BID tăng 2% lên ngưỡng 42.100 đồng đã góp phần kéo VnIndex tăng khá mạnh. SAB sau phiên giảm gần 5.000 đồng hôm qua thì phiên hôm nay đã quay đầu tăng trở lại nhưng vẫn chưa lấy lại được những gì đã mất. Phía giảm điểm có VNM giảm 1% nhưng Vinamilk thời gian qua đã đầu tư mạnh mẽ để phát triển nguồn nguyên liệu nên nhiều khả năng, sự điều chỉnh chỉ là vấn đề ngắn hạn.
Nhóm cổ phiếu "nóng" đáng chú ý có FLC. Tuần trước, FLC đạt ngưỡng giá trên 5.000 đồng nhưng sau đó quay đầu giảm về 4.500 đồng bất chấp nhiều thông tin liên quan đến cổ phiếu BAV của Bamboo Airways và cổ phiếu FHH của FLCHomes. Sau mấy ngày điều chỉnh, FLC tăng khá bền vững sáng nay. Tuy nhiên, do cổ phiếu này thường khớp lệnh khối lượng lớn nên trong ngày có thể sẽ rất nhiều biến động.
Chúng tôi xin lưu ý nhà đầu tư cổ phiếu GTN của GTNfoods. Phiên giao dịch hôm nay, GTN tăng tiếp 2,2% sau nhiều động thái thoái vốn của cổ đông ngoại.
Phương Chi
Theo Nhịp sống kinh tế
Cadivi (CAV) muốn mua 5% lượng cổ phiếu lưu hành làm cổ phiếu quỹ Nếu mua đủ số cổ phiếu quỹ lần này, lượng cổ phiếu lưu hành tự do của Cadivi nhiều khả năng sẽ giảm xuống chỉ còn khoảng trên dưới 1%. Ảnh minh họa. CTCP Dây Cáp Điện Việt Nam (Cadivi - mã CAV) vừa thông qua nghị quyết HĐQT về việc mua lại cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ nhằm bình ổn giá...