Làn sóng lây nhiễm virus SARS-CoV-2 thứ hai bùng phát mạnh tại Canada
Canada đã có thêm khoảng 8.400 trường hợp mắc COVID-19 trong ngày cuối cùng của năm 2020, trong bối cảnh hai tỉnh Ontario và Quebec đều chứng kiến số ca nhiễm mới tăng cao chưa từng có trong một ngày.
Hành khách đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại sân bay ở British Columbia, Canada ngày 22/12/2020. (Ảnh: THX/TTXVN)
Canada đã có thêm khoảng 8.400 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong ngày cuối cùng của năm 2020, trong bối cảnh hai tỉnh Ontario và Quebec đều chứng kiến số ca nhiễm mới tăng cao chưa từng có trong một ngày.
Theo phóng viên TTXVN tại Canada, tính trên toàn quốc, Canada hiện có hơn 579.000 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, với khoảng 15.600 ca tử vong.
Năm 2020 cũng kết thúc với một quy định đi lại mới vừa được Chính phủ Canada thông báo, theo đó yêu cầu hành khách đi máy bay phải có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 trước khi nhập cảnh Canada. Quy định này có hiệu lực từ ngày 7/1/2021.
Xét nghiệm COVID-19 phải được thực hiện bằng kỹ thuật PCR trong vòng 72 giờ trước khi khách khởi hành đến Canada. Khách nhập cảnh Canada vẫn phải tuân thủ quy trình cách ly 14 ngày.
Video đang HOT
Người đứng đầu Cơ quan y tế công cộng Canada, Theresa Tam bày tỏ lo ngại về việc người dân Canada vẫn đang thực hiện các chuyến đi không thiết yếu.
Bộ trưởng Tài chính của Ontario, Rod Phillips ngày 31/12 đã từ chức sau khi đi nghỉ ở Caribe, một hành động đi ngược với khuyến cáo của tỉnh Ontario kêu gọi người dân tránh các chuyến đi không cần thiết.
Ngày 31/12, Ontario có thêm 3.328 ca nhiễm mới, mức cao nhất từ đầu dịch tại tỉnh đông dân nhất Canada này.
Tổng số ca nhiễm COVID-19 ở Quebec cũng đã vượt 200.000 ca sau khi tỉnh này ghi nhận thêm 2.819 ca nhiễm mới. Đây cũng là ngày Quebec ghi nhận số ca nhiễm mới cao từng có trong một ngày./.
Thế giới ghi nhận trên 81,2 triệu ca mắc COVID-19
Theo trang thống kê worldometers.info, cập nhật đến 22h ngày 28/12 (giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận tổng cộng 81.239.206 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 1.774.085 ca tử vong. Hiện trên thế giới vẫn còn 22.065.886 ca dương tính.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại một bệnh viện ở bang Texas, Mỹ. Ảnh: The New York Times/TTXVN
Số ca nhiễm tại Mỹ đã lên tới 19.575.248 ca, trong đó có 341.149 ca tử vong. Xếp sau Mỹ là Ấn Độ với 10.210.536 ca nhiễm và 147.982 ca tử vong, Brazil với 7.484.285 ca nhiễm và 191.146 ca tử vong.
Dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp khi có thêm nhiều nước phát hiện các ca nhiễm biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có tên gọi VUI-202012/01 đang lây lan nhanh tại Anh, trong đó có Canada, Na Uy, Bồ Đào Nha, Hàn Quốc và mới đây nhất là Nam Phi và Sri Lanka.
Trong ngày 28/12, Thái Lan thông báo ca tử vong vì dịch bệnh COVID-19 đầu tiên trong gần 2 tháng trở lại đây, đồng thời ban bố các biện pháp hạn chế các hoạt động giải trí tại thủ đô Bangkok trong nỗ lực kiểm soát đợt bùng phát dịch bệnh mới hiện đã lan ra hơn một nửa trong tổng số tỉnh thành trên cả nước.
Hội đồng An ninh Quốc gia Malaysia (NSC) cùng ngày đã quyết định kéo dài Lệnh hạn đi lại có điều kiện (CMCO) đến hết ngày 14/1/2021 tại Kuala Lumpur, Selangor, Sabah và một số địa phương thuộc các bang khác. Quyết định trên được đưa ra sau khi Selangor và Kuala Lumpur ghi nhận hơn 43.000 ca mắc COVID-19 trong 2 tuần từ ngày 14 đến 27/12. Ngoài Selangor và Kuala Lumpur, CMCO cũng được kéo dài tại bang Sabah và một số địa phương như Tây Nam Mukim 12 và Đông Bắc Mukim 13 thuộc bang Penang; Seremban thuộc Negeri Sembilan; Johor Bahru và Batu Pahat thuộc bang Johor. Trong ngày 28/12, Malaysia thông báo ghi nhận 1.594 ca mắc COVID-19.
Trái với Malaysia, ngày 28/12, Sri Lanka đã đón những du khách đầu tiên sau 9 tháng đóng cửa chống sự lây lan của dịch COVID-19. Mặc dù vẫn đóng cửa biên giới với hầu hết các nước, nhưng ngoài một số chuyến bay đón công dân hồi hương, Sri Lanka vẫn mở cửa cho một số chặng bay được giới chức nước này cho phép. Chuyến bay với 185 hành khách đến từ Ukraine đã được phép hạ cánh tại một sân bay nhỏ ở phía Nam Columbo, thành phố vẫn đang bị áp đặt các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt.
Giới chức Sri Lanka hy vọng những chuyến bay từ Ukraine sẽ mang những du khách đầu tiên trong hàng nghìn người nước ngoài tới du lịch tại đảo quốc đang đối mặt với rất nhiều khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19, đặc biệt là ngành "công nghiệp không khói", một trong những trụ cột của nền kinh tế.
Tuy nhiên, du khách đến Sri Lanka, ngoài giấy tờ tùy thân bắt buộc, phải có chứng nhận xét nghiệm virus SRAS-CoV-2 trước khi nhập cảnh và phải xét nghiệm lại tại sân bay quốc tế Rajapaksa.
Hình ảnh mô phỏng vaccine ngừa COVID-19 và cờ của Liên minh châu Âu (EU). Ảnh: AFP/TTXVN
Nhiều nước trên thế giới đang đẩy nhanh chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19. Ngày 27/12, các quốc gia Liên minh châu Âu (EU) đã triển khai tiêm chủng vaccine Pfizer/BioNTech do Mỹ và Đức phối hợp bào chế. Chiến dịch được khởi động một ngày sau khi tất cả các quốc gia thành viên nhận được lô hàng vaccine đầu tiên kể từ khi được Ủy ban châu Âu (EC) chấp thuận. Những đối tượng nằm trong diện ưu tiên được tiêm chủng lần này là người cao tuổi và nhân viên y tế. Trong khi đó, người phát ngôn của EC thông báo đến tháng 9/2021, EU sẽ hoàn tất việc phân phối 200 triệu liều vaccine của Pfizer/BioNTech ngừa COVID-19. Hiện EU đang tiến hành các cuộc đàm phán để nhận thêm 100 triệu liều vaccine theo hợp đồng đã ký kết với 2 công ty trên.
Tại châu Á, Hàn Quốc và Singapore đang nỗ lực khởi động chương trình tiêm chủng đại trà vaccine ngừa COVID-19. Nhà chức trách Hàn Quốc cam kết đẩy nhanh tiến trình tiêm chủng sau khi ghi nhận những ca đầu tiên nhiễm biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Bộ An toàn thực phẩm và dược phẩm Hàn Quốc cho biết thời gian để phê duyệt vaccine ngừa COVID-19 sẽ được rút ngắn từ 180 ngày xuống còn 40 ngày. Bên cạnh đó, tiến trình cấp phép bổ sung cho việc phân phối và bán vaccine, thông thường kéo dài vài tháng, sẽ được rút ngắn xuống còn khoảng 20 ngày. Mục tiêu là đến tháng 2/2021, các nhân viên y tế và người cao tuổi sẽ được tiêm phòng đầu tiên, sau đó mở rộng tiêm chủng đại trà cho mọi người.
Hàn Quốc đã có kế hoạch mua đủ số vaccine để tiêm cho 46 triệu người, tương đương hơn 85% dân số.
Bộ Y tế Singapore thông báo bắt đầu từ ngày 30/12 sẽ tiến hành tiêm vaccine Pfizer/BioNTech cho các nhân viên y tế tại Trung tâm các bệnh truyền nhiễm quốc gia (NCID), sau đó là nhân viên làm việc tại các bệnh viện và trung tâm y tế khác trong các tuần tiếp theo. Từ tháng 2/2021, những người từ 70 tuổi trở lên sẽ được tiêm vaccine, sau đó là các công dân Singapore và người cư trú dài hạn đủ điều kiện về mặt y tế.
Cùng ngày, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký ban hành dự luật cứu trợ COVID-19 trị giá 900 tỷ USD và dự luật ngân sách trị giá 1.400 tỷ USD nhằm duy trì hoạt động của các cơ quan chính phủ đến hết tài khóa 2021 và hỗ trợ nền kinh tế đang lao đao vì đại dịch, trong bối cảnh chỉ còn một ngày nữa là ngân sách tạm thời hết hạn. Theo đề xuất của gói tài chính cứu trợ COVID-19, mỗi người dân Mỹ với thu nhập dưới 75.000 USD/năm hoặc các cặp vợ chồng có thu nhập dưới 150.000 USD/năm sẽ được hỗ trợ 600 USD/người. Ngoài ra, mỗi thành viên phụ thuộc dưới 18 tuổi trong cùng một hộ gia đình cũng được nhận 600 USD.
Sỹ quan biên phòng Canada 'nghiên cứu' Wikipedia trước khi tra hỏi Mạnh Vãn Chu Diễn biến mới nhất vụ kiện nhằm bãi bỏ yêu cầu dẫn độ Mạnh Vãn Chu về Mỹ cho thấy, sỹ quan biên phòng đã nghiên cứu Wikipedia 10 phút trước khi đặt câu hỏi. Bà Mạnh Vãn Chu rời nhà đi dự phiên tòa ở Vancouver, British Columbia, Canada ngày 26/10. Ảnh: Reuters Phiên tòa xử lý vụ kiện nhằm bãi bỏ...