Làn sóng hạ lãi suất tiết kiệm
Ngân hàng giảm lãi suất huy động nhằm tạo thêm dư địa hạ lãi suất cho vay. Lãi suất đi xuống trong bối cảnh ngân hàng thừa vốn và cho vay kém.
Từ nửa cuối tháng 6, các ngân hàng liên tục giảm lãi suất huy động tại nhiều kỳ hạn. Vùng lãi suất tiết kiệm dưới 6 tháng đã thấp hơn 75-100 điểm cơ bản so với cuối năm 2019 và thấp hơn 100-200 điểm cơ bản tại các kỳ hạn trên 6 tháng.
Techcombank vừa đưa lãi suất gửi tiết kiệm tại quầy với kỳ hạn 1 tháng giảm từ 3,5-4% xuống 3,15-3,65%/năm. Lãi suất các kỳ hạn khác tại Techcombank cũng giảm 20-30 điểm cơ bản so với đầu tháng 7. Sacombank giảm 15-60 điểm cơ bản trải dài tại các kỳ hạn nếu so với thời điểm đầu tháng 6. VPBank cũng giảm 20-40 điểm cơ bản, trong khi ACB giảm 10-40 điểm cơ bản. Động thái tương tự cũng diễn ra tại VIB, NamABank, TPBank, Eximbank… Nhóm “Big 4″ giảm lãi suất 30-50 điểm cơ bản tại tất cả kỳ hạn.
Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Tín dụng Ngân hàng Nhà nước (NHNN), hệ thống ngân hàng “thừa vốn, không cho vay được” là nguyên nhân khiến các tổ chức tín dụng (TCTD) phải hạ lãi suất huy động. Số liệu từ tổng cục thống kế đến thời điểm 19/6, huy động vốn của TCTD tăng 4,35%, trong khi tín dụng chỉ tăng 2,45%.
Bên cạnh đó, thanh khoản thị trường liên ngân hàng đang dồi dào. Trung tâm Phân tích Chứng khoán SSI – SSI Research nhận định, NHNN duy trì nới lỏng với 147.000 tỷ đồng đã bơm ra qua tín phiếu đáo hạn từ đầu năm và chênh lệch huy động – cho vay rộng khiến thanh khoản các NHTM dư thừa. Lãi suất trên liên ngân hàng đã giảm 1,6-3,4%/năm so với 2019 và nhiều khả năng sẽ đi ngang ở vùng thấp lịch sử. Những yếu tố này khiến nhu cầu hút tiền của ngân hàng giảm, dẫn đến động thái hạ lãi suất.
“Hạ lãi suất đầu vào cũng là cơ sở để ngân hàng hạ lãi suất cho vay theo chủ trương của NHNN năm nay”, Vụ trưởng Tín dụng nói.
Chia sẻ với báo chí, một đại diện Eximbank cho biết động thái điều chỉnh lãi suất huy động theo định hướng của NHNN với mức giảm từ 20-100 điểm cơ bản với khách hàng cá nhân và giảm 20-120 điểm với khách hàng doanh nghiệp.Vị này cho hay hạ lãi suất đầu vào nhằm ủng hộ nỗ lực của NHNN trong điều tiết nền kinh tế, đặc biệt trong giai đoạn bình thường mới bởi khi lãi suất huy động giảm sẽ có thêm dư địa để hạ lãi suất cho vay, góp phần chia sẻ khó khăn với khách hàng khôi phục các hoạt động sản xuất – kinh doanh bị ảnh hưởng do dịch Covid-19.
Cân đối phù hợp
Video đang HOT
Dù giảm lãi suất là động thái phù hợp trong bối cảnh thị trường hiện nay, theo lãnh đạo NHNN, giảm lãi suất cần phải điều chỉnh phù hợp. Các ngân hàng không thể đồng loạt hạ sâu lãi suất huy động. “lãi suất cần cân đối để người dân cảm thấy yên tâm gửi tiết kiệm”, ông Hùng nói.
Người đứng đầu Vụ Tín dụng cũng cho biết cần kiểm soát không để dòng tiền của người dân chuyển nhiều sang các kênh đầu tư khác như vàng, chứng khoán, bất động sản.
Theo Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), việc ngân hàng thương mại liên tiếp giảm lãi suất huy động, một mặt giúp các ngân hàng giảm chi phí vốn song cũng sẽ kích thích dòng tiền dịch chuyển sang các kênh đầu tư gồm chứng khoán và bất động sản, hai kênh đầu tư phổ biến nhất ở Việt Nam.
Dòng tiền tiết kiệm có thể chuyển dịch sang các kênh đầu tư khác khi lãi suất huy động giảm mạnh. Ảnh: Liên Hương.
SSI Research cũng nhận định trong 6 tháng đầu năm, kênh trái phiếu doanh nghiệp đang hút một lượng tiền đáng kể từ các kênh đầu tư, trong đó trực tiếp nhất là tiền gửi do có cùng tính chất là khoản đầu tư có thu nhập cố định. So với lãi suất tiền gửi, lợi tức trái phiếu doanh nghiệp cao hơn 0,8-1,7%/năm. Về yếu tố về kỳ hạn, các NHTM/CTCK sẽ mua lại hoặc làm trung gian thu xếp khi nhà đầu tư có nhu cầu thoái vốn. Các kỳ hạn nắm giữ có thể chia nhỏ đến từng tháng với mức lãi suất ghi trên hợp đồng cao hơn lãi suất tiền gửi cùng kỳ hạn 1-3%/năm.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên Chính sách công, Đại học Fulbright, cũng nhận định trong bối cảnh tác động của Covid-19, dòng tiền được bơm ra thị trường để hỗ trợ kích thích nền kinh tế. Tại Việt Nam, Chính phủ và NHNN có hành động rất tương đối thận trọng và kiềm chế so với các nước, dòng tiền chủ yếu đưa ra gián tiếp qua giảm lãi suất. Trong bối cảnh hiện nay, ông Thành đề cập nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính không quá cao nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro khi nền kinh tế bất ổn.
Dịch chuyển kênh đầu tư: Trái phiếu doanh nghiệp hút khách
Lãi suất tiết kiệm gửi ngân hàng đang có xu hướng ngày càng giảm xuống. Trong khi đó, thị trường vàng đầy biến động, giá vàng neo cao, cùng với đó là trái phiếu doanh nghiệp đang mời chào người mua với lãi suất cao. Đang có sự dịch chuyển kênh đầu tư.
Vàng hay chứng khoán?
Lãi suất huy động vốn của các ngân hàng thương mại đang giảm 0,2 - 0,3%/ năm. Điều này đang kích thích dòng tiền dịch chuyển sang một số kênh đầu tư khác, như chứng khoán, vàng, trái phiếu doanh nghiệp, hoặc bất động sản. Ở thị trường vàng, do giá vàng đang neo cao ở mức 50 triệu đồng/ lượng nên thu hút người dân quan tâm. Anh Nguyễn Anh Tú (Ngõ Yên Bái 2, Hà Nội) chia sẻ, tâm trí anh 2 tuần nay bị cuốn vào giá vàng. Đang có một khoản tiền nhỏ gửi tiết kiệm, anh cân nhắc không biết có nên đầu tư vào vàng không.
Dịch bệnh tiếp tục căng thẳng, cùng với đó là cuộc chiến thương mại giữa các cường quốc, khiến các nước đua nhau bơm tiền ra thị trường khiến giá hàng hóa tăng cao, trong đó có vàng. Ở thời điểm 9h sáng ngày 13/7, giá vàng SJC được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giao dịch ở mức: 50,20 - 50,60 triệu/lượng (MV-BR. Còn thị vàng thế giới phiên sáng ngày 13/7 tăng lên mốc 1803.11 USD/ounce tương đương 50,54 triệu đồng/lượng.
Theo khuyến nghị từ giới chuyên gia, giá vàng trong nước phiên giao dịch sáng ngày 13/7 biến động tăng giá vẫn neo cao. Vì vậy, người dân và các nhà đầu tư và người dân nên mua bán theo nhu cầu tự nhiên. Theo thống kê từ một số công ty chuyên kinh doanh vàng cho biết, lượng khách mua vào và lượng khách bán ra có tỉ lệ 55% khách mua vào và 45% khách bán ra.
Tuy nhiên, đầu tư vào vàng thời điểm này không được các chuyên gia vàng khuyến nghị, bởi rủi ro được xem là quá cao. Cụ thể, giá vàng đã tăng một thời gian dài, đầu tư vàng thời điểm này là khá muộn, nhất là với nhà đầu tư có ý định lướt sóng. Ngoài ra, các nước đều đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ tăng trưởng, thị trường chứng khoán Mỹ đang tăng điểm khá tốt, dòng tiền bị phân hóa, chứ không chỉ trú ẩn vào vàng. Vàng có thể tiếp tục tăng, song không tăng mạnh.
Đặc biệt các chuyên gia phân tích, giá vàng trong nước không liên thông với thế giới, biên độ chênh lệch giữa giá mua và giá bán luôn duy trì ở khoảng cách lớn, nên cơ hội kiếm lời ở thị trường này rất ít.
Riêng với chứng khoán, dòng tiền đang có sự chuyển động thú vị. Theo số liệu của Trung tâm Lưu ký chứng khoán, số lượng mở mới tài khoản chứng khoán cao kỷ lục trong tháng 6/2020, với 35.046 tài khoản, chủ yếu là tài khoản cá nhân. Dòng tiền nóng từ nhà đầu tư mới đã khiến thị trường chứng khoán Việt Nam hồi phục mạnh sau cú sốc Covid-19.
Vàng vẫn là kênh đầu tư được coi là khá hấp dẫn.
Thị trường thứ cấp trái phiếu doanh nghiệp sôi động
Theo dữ liệu công bố của các doanh nghiệp và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), tổng lượng TPDN phát hành từ đầu năm đến nay ước tính ở mức 159.000 tỷ đồng, tăng 50% so với 6 tháng đầu năm 2019. Thậm chí, con số tăng trưởng quy mô phát hành 6 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm trước có thể sẽ còn cao hơn do các thông tin phát hành vẫn đang được công bố.
Không chỉ tăng trưởng mạnh mẽ trên thị trường sơ cấp, thị trường thứ cấp TPDN cũng sôi động hơn rất nhiều. Cụ thể, lượng TPDN niêm yết trên sàn TPHCM (HSX) đã tăng từ 14.200 tỷ đồng (năm 2017) lên gần 36.000 tỷ đồng (30/6/2020), tương ứng tỷ lệ tăng trưởng bình quân 45%/năm.
Thanh khoản thị trường đang cải thiện với giá trị giao dịch tăng trung bình 80%/năm từ năm 2017 đến nay nhưng hiện vẫn ở mức khá khiêm tốn, bình quân khoảng 3.200 tỷ đồng/tháng.
Tại báo cáo thường niên của Công ty Chứng khoán TCBS, Công ty chiếm 82,4% thị phần giao dịch TPDN trên HSX, cho biết đã phân phối bán lẻ ra thị trường cho nhà đầu tư cá nhân hơn 30.000 tỷ đồng trong năm 2019, tăng 47% so với 2018.
Báo cáo của Trung tâm Phân tích CTCP Chứng khoán SSI cũng ước tính lượng TPDN nhà đầu tư cá nhân mua vào năm 2019 trên cả thứ cấp và sơ cấp khoảng 66.000 tỷ đồng, tương đương 1,4% tổng lượng tiền gửi dân cư vào hệ thống ngân hàng.
Dù nhỏ bé nhưng mức độ tham gia của nhà đầu tư cá nhân vào thị trường TPDN đang tăng khá nhanh.Tính từ đầu năm 2020 đến nay, nhà đầu tư cá nhân đã mua trực tiếp gần 22.700 tỷ đồng TPDN trên sơ cấp - tương đương 15% tổng lượng phát hành, cao hơn mức trung bình gần 10% của năm 2019.
Rõ ràng, TPDN đang hút một lượng tiền đáng kể từ các kênh đầu tư khác, trong đó trực tiếp nhất là kênh tiền gửi do có cùng tính chất là các khoản đầu tư có thu nhập cố định.
Lựa chọn kênh đầu tư: Gửi tiết kiệm vẫn có vị thế Nhìn đi ngó lại thì hiện với đại bộ phận người dân Việt Nam, tiết kiệm vẫn là kênh đầu tư an toàn với mức sinh lời khá hấp dẫn khi mà hiện lãi suất tiền gửi cao nhất vẫn xấp xỉ 8%/năm. Tính đến 19/6/2020, huy động vốn TCTD tăng 4,35%. (Ảnh minh hoạ) Vàng, trái phiếu: Hấp dẫn nhưng khó định...