Làn sóng Covid-19 thứ ba đè nặng Pháp
Bộ Y tế Pháp hôm 28/3 cho biết số bệnh nhân Covid-19 trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU) đang tăng mạnh, nhiều hơn cả giai đoạn đỉnh điểm.
4.872 bệnh nhân Covid-19 đang được điều trị tại ICU, gần chạm mức cao nhất vào tháng 11/2020 – thời điểm trải qua làn sóng đại dịch thứ hai. Khi ấy, 4.919 người phải nằm cấp cứu trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt.
Hôm 28/3, 41 bác sĩ ở Paris cùng viết một bài báo trên tờ Le Journal du Dimanche , cảnh báo bệnh viện có thể sớm lâm vào tình cảnh quá tải, phải chọn bệnh nhân để chữa trị do đợt bùng phát thứ ba. “Việc phân loại sẽ tác động đến tất cả bệnh nhân, cả người bệnh Covid-19 và người mắc bệnh khác, đồng thời ảnh hưởng đặc biệt đến cơ hội người bệnh được điều trị tích cực”, nhóm chuyên gia nhận định.
Các bác sĩ cho biết họ chưa bao giờ rơi vào tình huống như vậy, ngay cả trong những cuộc tấn công khủng bố tồi tệ xảy ra những năm gần đây. Theo họ, việc lựa chọn đã bắt đầu và các bệnh viện buộc phải hoãn các ca phẫu thuật. “Sự trì hoãn sẽ tăng lên trong những ngày tới. Chỉ những trường hợp khẩn cấp quan trọng mới được điều trị tích cực”, các bác sĩ cảnh báo.
Video đang HOT
Ông Remi Salomon, một quan chức y tế ở Paris, dự đoán áp lực lên các bệnh viện có thể sẽ giảm bớt vào tháng 5 hoặc tháng 6 nhờ vaccine, đồng thời nhận định làn sóng dịch thứ ba ở Pháp hiện nay có thể nghiêm trọng nhất, nhưng cũng có khả năng là đợt dịch cuối. Cơ quan y tế khu vực Paris (ARS) yêu cầu các cơ sở đặt mục tiêu cung cấp 2.200 giường cho bệnh nhân Covid-19. Mục tiêu trước đó là 1.800 giường và sẽ được hoàn thành trong vòng những ngày tới.
Giới khoa học cho rằng các quy định phong tỏa nhắm vào những khu vực có khả năng lây nhiễm cao như Paris là chưa đủ, nhất là khi đất nước phải đối mặt với các biến thể virus mới lây lan nhanh. Ngày 25/3, sau hội nghị thượng đỉnh của Liên minh châu Âu (EU), Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết quyết định không áp lệnh phong tỏa toàn quốc như hồi cuối tháng 1 và mở cửa trường học là điều đúng đắn. Tuy nhiên, ông Macron cũng thừa nhận sẽ cần thêm các biện pháp hạn chế.
Chính phủ đang cố gắng đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng đang bị trì hoãn và cản trở bởi sự thiếu hụt vaccine Covid-19 AstraZeneca. Bộ trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu Clement Beaune cho biết Pháp sẽ nhận được 2 triệu trong số 16 triệu liều vaccine AstraZeneca do chính quyền Italy nắm giữ, trong bối cảnh xảy ra tranh chấp giữa EU và nhà sản xuất vaccine này.
Bộ Y tế cho biết, tính đến ngày 28/3, gần 7,8 triệu người đã được tiêm liều vaccine đầu tiên ở Pháp. Bộ cũng ghi nhận thêm 131 ca tử vong liên quan đến virus, khiến tổng số người chết do Covid-19 lên tới gần 95.000 người, cao thứ tám trên thế giới.
Tổng thống Emmanuel Macron trong hội nghị thượng đỉnh EU trực tuyến tại Điện Elysee ở Paris, ngày 25/3. Ảnh: AP
Doanh số bán rượu sâm panh tại Pháp giảm mạnh năm 2020
Ngày 26/1, Ủy ban Sâm panh của Pháp cho biết doanh số bán loại rượu này tại thị trường nội địa và quốc tế đã giảm mạnh trong năm ngoái do các biện pháp phong tỏa để ngừa dịch COVID-19 ảnh hưởng tới hoạt động của ngành du lịch, các nhà hàng, quán bar, khách sạn phải đóng cửa.
Doanh số bán rượu sâm panh tại Pháp giảm mạnh năm 2020. Ảnh: Reuters
Cụ thể, doanh số bán rượu vang trắng sủi bọt nổi tiếng của Pháp đã giảm 18% xuống còn 245 triệu chai trên thế giới.
Trong khi đó, Chủ tịch Liên đoàn Rượu sâm panh (UMC) của Pháp, ông Jean-Marie Barillere cho biết ngành sản xuất và kinh doanh rượu vang ước tính giảm khoảng 1,2 tỷ USD so với năm 2019, nhưng lưu ý đây chưa phải là số liệu cuối cùng. Lần đầu tiên trong 50 năm qua, xuất khẩu rượu có doanh số cao hơn mức tiêu thụ tại thị trường trong nước.
Chủ tịch UMC giải thích việc doanh số bán hàng giảm mạnh trong năm qua không có nghĩa người tiêu dùng mất lòng tin đối với mặt hàng truyền thống của Pháp mà là do cuộc khủng hoảng y tế chưa từng có và không giống như những cuộc khủng hoảng trước đây. Ông Barillere nêu rõ mức tiêu thụ rượu vang giảm mạnh ở các quán bar, nhà hàng .... Dù ngành kinh doanh đồ uống nói chung và rượu nói riêng gặp nhiều khó khăn trong năm 2020, nhưng ông Barillere cho rằng UMC đã xử lý tốt cuộc khủng hoảng thông qua việc giảm sản lượng, nhờ đó kết quả kinh doanh đã tốt hơn so với những dự báo xấu đưa ra hồi tháng 7 năm ngoái.
Chủ tịch Hiệp hội Những người trồng nho ở Pháp (SGV) Maxime Tourbart cho biết, từ giữa năm ngoái, SGV dự báo doanh số bán hàng cả năm sẽ giảm 30%, đồng thời khuyến khích hình thức bán hàng trực tuyến nhằm giảm thiệt hại cũng như giảm sản lượng để đảm bảo giá trị sản phẩm./.
Cảnh giác chừng nào đại dịch chưa chấm dứt Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus từng dự báo đến cuối tháng này, tổng số người mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên toàn cầu sẽ vượt mốc 100 triệu người. Và con số ấy đã đến vào sáng 26/1 - chỉ khoảng 2 tuần sau khi thế giới ghi mốc 90 triệu ca...