Lan man kể chuyện…mắm tôm
Mắm tôm là một loại mắm điển hình và phổ cập nhất trong tất cả các loại mắm ở miền Bắc.
Nem rán, món ăn đại chúng và bình dânTinh túy nước chấm ở Hà NộiNhững phiên bản hấp dẫn của canh cá nấu chua
1. Nhiều tỉnh dọc Bắc Trung bộ có nghề làm mắm tôm cả trăm năm nay. Nhiều hàng ăn hay các chợ ở Hà Nội lâu nay quen nhập mắm tôm từ các cơ sở sản xuất uy tín ở Hậu Lộc – Thanh Hóa. Ví dụ như món bún đậu mắm tôm hay chả cá chẳng hạn, mắm tôm có ngon hay không quyết định rất nhiều đến sự hài lòng của thực khách.
Mắm tôm được làm chủ yếu từ tôm và muối hạt. Qua quá trình ủ, lên men, tạo thành một dạng sền sệt màu nâu tím. Màu sắc và mùi của mắm thực sự rất quen thuộc với người Hà Nội, quen đến nỗi người ta còn sử dụng cụm từ “màu mắm tôm” để dành mô tả về màu sắc, hay “ mùi mắm tôm” để miêu tả về một thứ nào đó rất khó… ngửi. Tuy nhiên, khi vào bữa, mắm tôm vắt thêm chanh, chút mì chính, vài giọt rượu, chút đường… thì cái mùi bị coi “khó ngửi” kia lại trở thành thơm và vô cùng hấp dẫn.
Bún đậu thì đương nhiên không thể thiếu mắm tôm. Nó là thứ quyết định đến 50% sự thành công cho món ăn này. Ngõ Phất Lộc nổi tiếng với bún đậu. Đầu ngõ Trạm có hàng bún đậu buổi trưa đông không thể tả. Ngõ Hàng Khay buổi trưa nào cũng rầm rập thực khách, cảm tưởng như cả một “tiểu đoàn” nghiện bún đậu mắm tôm hội tụ về cái ngõ nhỏ này. Nhà nào cũng chào mời mình là hàng chuẩn, là hàng đầu tiên, là hàng chính gốc. Hàng Khay cũng là nơi mẹt bún đậu mắm tôm được “nâng tầm” lên thành mâm cỗ khi ngoài bún, đậu, rau thơm ra còn có thêm cả lòng, dồi rán, thịt chân giò luộc, chả cốm, đôi khi lại còn có thêm cả nem rán. Nói chung, nhìn bát mắm tôm để cạnh đĩa nem rán thì rất hoang mang, không hiểu sao 2 món đó lại ăn chung với nhau được. Và đương nhiên, nem thì vẫn chấm cùng nước chấm chua ngọt có thêm vài miếng đu đủ ngâm dấm.
Ổn định nhất trong những món buộc phải có mắm tôm ở Hà Nội là chả cá. Cá lăng được tẩm ướp với giềng, nghệ, và tẩm thêm gì nữa thì đôi khi nó là bí quyết gia truyền. Có thời cả giới văn nghệ của Hà Nội tranh luận loạn lên là chả cá thì ướp với gì? Có người thiên về thuyết “búng” một chút mỡ chó. Người bảo mỡ chó hôi, không thể. Người lại bảo ướp một chút phô mai ngậy. Hỏi hậu duệ nhà hàng chả cá Thăng Long có ướp mỡ chó không thì cười và lắc đầu: “Không!”. Thế nhưng cơn tranh luận vẫn âm ỉ, cho đến bây giờ vẫn chưa nguôi. Một miếng cá, chút bún, ít hành thìa là, vài hạt lạc, một vài sợi hành chẻ, ít húng láng, rưới lên đó chút mắm tôm pha vừa đủ độ… đó là một “cực phẩm” ẩm thực Hà Nội. Còn thơm và ngon hơn thì người ta bỏ vào bát mắm chỉ vừa bằng một đầu đũa cà cuống.
2. Ngoài chuyện vắt chanh ăn mắm sống, mắm tôm còn ăn kèm nhiều món khác. Bún riêu hẳn là sẽ thiếu đi hương vị nếu không cho vào bát một ít mắm tôm, bún thang cũng vậy, dậy mùi hơn nếu như có thêm chút mắm tôm.
Mặc dù chả hay ho gì chuyện ăn… thịt chó, bài viết này không hề có ý cổ xúy cho chuyện ăn thịt chó và người viết bài này cũng không bao giờ ăn thịt chó, đến cả tổ chức Bảo vệ động vật châu Á cũng lên tiếng phản đối rầm rầm, thì những “tín đồ mộc tồn” ở nước ta cũng chẳng hề bận lòng và tự an ủi với nhau rằng: “Sống ở trên đời ăn miếng dồi chó, chết xuống âm phủ biết có hay không”. Thậm chí, chuyện ăn thịt chó từ lâu đã được các tác giả khuyết danh tạo thành những tác phẩm đỉnh cao của hài hước, kiểu như “đậu phụ chùa” hay “đậu phụ làng”.
Truyện cười hiện đại, có đoạn học sinh tả con chó: “Bố em rất yêu chó, nhưng vì gia đình không có điều kiện mua cả con thành ra phải mua từng cân một. Thôi, ăn gì là quyền của mỗi người, bảo là ăn thịt chó là hành vi không chấp nhận được, thì ăn thịt lợn, thịt gà, thịt bò… có chấp nhận được không? Chúng cũng là động vật, cũng có sự sống. Thậm chí nếu có ăn chay đi chăng nữa thì cây cối, ngắt cái lá cũng phải xót xa chứ.
Video đang HOT
Ổn định nhất trong những món buộc phải có mắm tôm ở Hà Nội là chả cá. Cá lăng được tẩm ướp với giềng, nghệ, và tẩm thêm gì nữa thì đôi khi nó là bí quyết gia truyền. Có thời cả giới văn nghệ của Hà Nội tranh luận loạn lên là chả cá thì ướp với gì? Có người thiên về thuyết “búng” một chút mỡ chó. Người bảo mỡ chó hôi, không thể. Người lại bảo ướp một chút phô mai ngậy. Hỏi hậu duệ nhà hàng chả cá Thăng Long có ướp mỡ chó không thì cười và lắc đầu: “Không!”. Thế nhưng cơn tranh luận vẫn âm ỉ, cho đến bây giờ vẫn chưa nguôi.
Quay về chủ đề chính. Thịt chó là phải chấm mắm tôm chứ chấm nước mắm là không ăn nổi, chấm muối tiêu, muối ớt là giảm đi 50% vị ngon của món này. Cái món trứ danh để chế biến “mộc tồn” ngoài hấp, xáo măng thì còn rựa mận. Nấu rựa mận ngoài việc ướp đủ thứ như giềng, mẻ thì đương nhiên phải có mắm tôm. Nấu chân giò giả cầy cũng vậy. Thời bao cấp đã qua, nhiều người ở Hà Nội vẫn chưa quên được món mắm tôm nấu với rau muống. Bây giờ rau ngon, mắm tôm thửa, không hiểu có ai còn nấu món này nữa không.
Cũng vẫn là mắm tôm, nếu không thích ăn cùng bún, thì có thể chấm thịt ba chỉ luộc, chân giò luộc ăn với cơm. Hoặc là chưng lên với tóp mỡ. Món này vô cùng thích hợp ăn vào mùa đông. Chưng mắm tôm rất đơn giản. Trước tiên là cần có mỡ, mỡ lợn thì mới thơm chứ dầu ăn không làm bật được vị. Phi thơm chút hành tím đập dập băm nhỏ hoặc đầu hành hoa thái nhỏ, khi hành vàng, thơm, thì bật thật nhỏ bếp đổ mắm tôm vào đảo cho đều. Rồi bỏ tóp mỡ vào, thêm chút mì chính (nếu ăn mì chính) và tắt bếp và múc ra bát. Chưng chỉ cần đun cho mắm vừa đủ độ sôi. Vặn nhỏ lửa để tránh mỡ bắn ra ngoài bẩn bếp. Mỗi lần chưng mắm tôm, nhà cửa cứ gọi là “ngào ngạt”, cũng có khi vừa mở cửa vừa bật quạt, qua nửa ngày thì mùi mắm trong nhà mới bay đi hết.
Mùi mắm tôm chưng nó kích thích vị giác đến tận cùng với những ai ăn được mắm. Còn nếu không phải là người thích ăn thì đó phải gọi là thảm họa. Mắm tôm chưng tóp mỡ thấy bảo là ẩm thực được sinh ra trong thời kỳ bao cấp. Sở dĩ mắm phải chưng lên là vì thứ mắm đó không được ngon, ăn sống sợ đau bụng. Nhưng giờ thì mắm ngon cũng chưng, đơn giản là vì thích. Mắm tôm chưng tóp mỡ là món ăn “đỉnh của đỉnh” trong những ngày đông mưa phùn gió bấc, nhất là lại có một chút cháy cơm mà chấm. Về một góc độ nào đó, nó là món ăn của ký ức, hệt như nỗi thương nhớ ký ức ấu thơ của người miền Nam mỗi khi mưa gió, được ngồi góc bếp xem mẹ chưng kho quẹt vậy.
Món bún riêu cua đậm đà hương vị, thơm ngon đến miếng cuối cùng
Lâu lâu các bà nội trợ hãy "đổi vị" bữa ăn bằng món bún riêu cua đậm đà hương vị, thơm ngon khó cưỡng này nhé!
Nguyên liệu:
Cua đồng: 500g
Bún: 1kg
Đậu phụ: 3 bìa
Cà chua: 4 quả
Me: 2 quả
Mắm tôm: 50ml
Hành tím, hành lá, rau mùi
Rau sống: rau muống chẻ, hoa chuối thái rối, xà lách
Hạt tiêu, hạt nêm, nước mắm, đường, dầu ăn
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế cua đồng
Cua đồng mang về rửa qua với nước muối, gỡ mai cua, lấy gạch, phần còn lại đem giã nhỏ. Pha một tô nước lạnh, bỏ tí muối, dùng gạn nước cua qua 3 lần nước sao cho nước cua hơi trong. Cho 1 muỗng canh hạt nêm vào nước cua, bắc lên bếp, đun sôi.
Bước 2: Rán đậu
Đậu hũ cắt miếng vuông nhỏ vừa ăn, cho vào chảo ngập dầu, rán vàng. Dầu chín tới đến khi miếng đậu chín vàng, vớt ra đĩa để ráo. Có thể lót giấy thấm dầu xuống đĩa trước rồi để đậu lên trên sẽ ráo nhanh hơn.
Bước 3: Thái cà chua
Cà chua rửa sạch, 3 quả thái mũi cao, 1 quả còn lại băm nhuyễn. Rau sống, lặt sạch, rửa lại với nước muối, ngâm vào nước đã cho tí nước cốt chanh cho rau thêm ngon giữ được lâu.
Bước 4: Phi hành mỡ
Bắc chảo, phi hành tím thái nhỏ lên, đến khi hành có màu vàng ươm thì đổ gạch cua vào, đảo nhanh tay rồi tắt bếp, đổ gạch cua vào một bát để riêng.
Bước 5: Vớt gạch cua
Nồi nước cua sôi, dùng thìa lớn múc thịt cua để vào đĩa lòng sâu, nhớ gạn nước và múc sao cho khéo đừng để vỡ cua. Đổ 1/2 phần gạch cua vừa phi hành thơm lên trên thịt cua để thịt mềm, ngấm gia vị ngon hơn.
Bước 6: Nấu riêu cua
Đổ phần cà chua băm vào nồi, cho 1 muỗng cafe mắm tốm, 2 quả me, 1/2 gạch cua con lại và chút nước mắm, hạt nêm vừa ăn vào nồi. Chờ nồi nước dùng gần sôi thì cho tiếp phần cà chua thái mũi cau vào, để sôi một chút rồi tắt bếp.
Bước 7: Thành phẩm
Xếp bún vào bát, bày 5-6 miếng đậu phụ rán vào một góc, thêm một muỗng canh thịt cua, rắc hành lá, rau mùi thái nhỏ vào 1 góc, rồi rưới nước dùng vào bát, cùng ăn với rau sống, thưởng thức khi còn nóng!
Mẹo chọn cua đồng ngon, nhiều thịt
- Màu sắc cua: Cua đồng thường có màu xám đục, phần mai cua màu sáng hơn.
- Cua khỏe, tươi: Bạn nên chọn những con cua di chuyển nhanh, càng khỏe luôn chĩa lên trên, mình mập và còn đủ chân. Lấy tay ấn vào vỏ yếm cua thấy nổi bọt khí là cua còn tươi.
- Nhận biết cua đực và cua cái: Cách phân biệt đơn giản nhất là bạn quan sát phần yếm cua. Nếu thấy cua có yếm nhỏ là cua đực, còn yếm lớn hơn thì đó là cua cái. Nếu muốn nấu nhiều gạch thì nên chọn cua cái và muốn nhiều thịt thì chọn cua đực.
- Kiểm tra cua chắc thịt: Bạn lật ngửa con cua và ấn vào phần yếm nếu thấy không bị lún tức là cua chắc thịt. Nếu thấy lún thì đó cua ốp, ít thịt, cua thường bị khai và ăn không ngon.
- Thời điểm cua ngon: Cua béo, chắc thịt và ngọt thơm nhất là vào đầu tháng và cuối tháng. Giữa tháng thường là thời điểm cua lột vỏ nên cua gầy ốm và ít thịt.
Tuyệt chiêu nướng vịt từ nồi chiên không dầu, chế biến đơn giản mà vị ngon miễn chê Về dinh dưỡng, trong 100g thịt vịt có khoảng 25g chất protein (vượt xa nhiều lần so với thịt bò, heo, dê, cá, trứng), chưa kể hàm lượng canxi, phosphor, sắt, vitamin... cũng rất cao Vịt là gia cầm quen thuộc với mọi người và giàu dinh dưỡng, dễ chế biến thành các món ăn ngon. Về dinh dưỡng, trong 100g thịt vịt...