Lần đầu tổ chức Diễn đàn phát triển doanh nghiệp công nghệ
Bộ Thông tin và Truyền thông vừa tổ chức họp báo giới thiệu Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam. Diễn đàn sẽ được tổ chức ngày 9/5 tới, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội.
Họp báo giới thiệu về Diễn đàn phát triển doanh nghiệp công nghệ. Ảnh: VGP/Hiền Minh
Đây là lần đầu tiên Diễn đàn phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam được tổ chức và được kỳ vọng sẽ là một khởi đầu quan trọng, tạo động lực thúc đẩy phát triển hệ sinh thái các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam với khát vọng đưa Việt Nam trở thành cường quốc về công nghệ.
Doanh nghiệp công nghệ Việt Nam dùng công nghệ của nhân loại để giải quyết vấn đề Việt Nam, bài toán Việt Nam. Và từ cái nôi Việt Nam, các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam sẽ đi ra toàn cầu, giải quyết các bài toán toàn cầu. Trong tiến trình này, doanh nghiệp công nghệ Việt Nam sẽ làm chủ toàn bộ quá trình sáng tạo, thiết kế, tích hợp sản phẩm, dịch vụ, làm chủ công nghệ, phát triển công nghệ để không chỉ sử dụng mà còn đóng góp công nghệ mới cho thế giới.
Doanh nghiệp công nghệ Việt Nam còn có nhiệm vụ nâng cao chất lượng tăng trưởng, đưa nền kinh tế lên các bậc thang cao hơn trong chuỗi giá trị. Đặc biệt, doanh nghiệp công nghệ Việt Nam sẽ gánh trọng trách dẫn dắt tiến trình chuyển đổi số quốc gia, xây dựng nền kinh tế số, xã hội số.
Video đang HOT
Với chủ đề “Khát vọng, tầm nhìn và định hướng phát triển vì một Việt Nam hùng cường” và khẩu hiệu hành động “Make in Vietnam”, Diễn đàn phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam sẽ là nơi chia sẻ, truyền cảm hứng, đề xuất giải pháp, ý tưởng đột phá, huy động và tập hợp nguồn lực của cả xã hội để phát triển hàng chục, hàng trăm nghìn doanh nghiệp công nghệ Việt Nam.
Diễn đàn dự kiến thu hút khoảng 1.000 đại biểu, trong đó có hàng trăm chuyên gia, doanh nghiệp công nghệ uy tín trong và ngoài nước cũng như các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam tham dự.
Các chủ đề sẽ được trình bày và tập trung thảo luận tại diễn đàn như: doanh nghiệp công nghệ Việt Nam giải quyết bài toán Việt Nam; doanh nghiệp công nghệ Việt Nam giúp Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình; chính sách và giải pháp phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam; giải pháp, kết nối các doanh nghiệp công nghệ.
Theo Ban tổ chức, cơ hội hóa rồng cho Việt Nam đang đến với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 dựa trên nền tảng của nhiều công nghệ mới mà cốt lõi là công nghệ số ICT, lĩnh vực mà người Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tương lai và triển vọng kinh tế của mỗi quốc gia không nằm trên đường kéo dài của quá khứ, nên một quốc gia đang phát triển, với ít hành trang của quá khứ, hoàn toàn có thể đi nhanh hơn và đuổi kịp các nước phát triển. Vì vậy, ứng dụng và phát triển công nghệ, xây dựng cộng đồng 100.000 doanh nghiệp công nghệ Việt Nam sẽ là một trong các giải pháp đột phá để kinh tế Việt Nam bứt phá, góp phần đưa Việt Nam trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045.
Theo chính phủ
Mạng 5G đã tới, cùng nhìn lại chặng đường thế giới triển khai và áp dụng 3G, 4G
Mạng 5G đã được triển khai ở một số quốc gia phát triển, đây là lúc thích hợp để chúng ta nhìn lại chặng đường của các mạng 3G, 4G tiền nhiệm.
Theo GSMArena, các mạng lưới 2G đầu tiên đã xuất hiện vào năm 1991, sau đó các mạng 3G thương mại đầu tiên ra đời vào năm 2001 (nhưng chỉ được triển khai ở châu Âu và Mỹ vào năm 2003).
Chúng ta sẽ sử dụng mức độ phổ biến tương đối của điện thoại chỉ có 2G, điện thoại hỗ trợ 3G và sau đó là điện thoại 4G để đo tốc độ đón nhận của thị trường. Khoảng thời gian xét sẽ bắt đầu từ năm 1994, nhưng cần nhớ rằng giai đoạn 1991-2003 về cơ bản cả thế giới sử dụng mạng 2G.
Những chiếc điện thoại 3G đầu tiên đã không "gây bão" trên toàn thế giới - MMS vẫn rất tốt, không ai sử dụng các cuộc gọi video và gói dữ liệu vẫn còn quá đắt cho việc áp dụng chính thống. Tuy nhiên, một vài năm sau đó, mọi thứ đã trở nên tốt hơn.
Vào năm 2007, điện thoại kết nối 3G đã trở thành chuẩn mực. Đó là 4 năm kể từ khi mạng 3G trở nên phổ biến rộng rãi và 16 năm kể từ buổi bình minh của kỷ nguyên 2G.
Các mạng 4G thương mại đầu tiên được triển khai vào năm 2009 và một lần nữa phải mất vài năm cho đến khi điện thoại tương thích bắt đầu xuất hiện. Điều này không phải là bất thường và nó cũng xảy ra với 5G - thiết bị đầu tiên kết nối với mạng mới là các máy tính được gắn vào modem (thông qua USB hoặc gần đây là Wi-Fi).
Phải đến năm 2013 thì sự phổ biến của điện thoại hỗ trợ 4G mới vượt qua các mẫu chỉ có 3G. Mất 4 năm kể từ ngày mạng 4G ra mắt đầu tiên cho đến khi smartphone 4G trở thành tiêu chuẩn (và 10 năm kể từ khi mạng 3G ra mắt).
Các mạng 5G thương mại đầu tiên đã được cho ra mắt trong năm nay. Một số nhà mạng tuyên bố họ đã ra mắt 5G trước đó, nhưng đó là những lần thử nghiệm với quy mô nhỏ.
Vì vậy, nếu xu hướng này được giữ vững, đến năm 2023 thì 5G sẽ trở thành thứ mà smartphone nào cũng sẽ có.
Trong một thời gian dài, tuổi thọ pin của thiết bị khi sử dụng mạng 3G là rất tệ. Modem 4G ban đầu khá nóng khi hoạt động. Thông tin ban đầu về các modem 5G đầu tiên cho thấy dường như lịch sử sẽ lặp lại.
Các thành phố lớn sẽ được triển khai 5G đầu tiên và phải mất thêm một thời gian để các khu vực lân cận được phủ sóng. Vì vậy, năm 2023 là dự đoán sẽ là năm mà 5G trở thành tiêu chuẩn, thay thế cho 4G. Flagship ngày nay có thể tự hào về kết nối 5G nhưng chỉ khi nào công nghệ này được trang bị cho những thiết bị tầm trung thì nó mới thực sự trở nên phổ biến.
Theo VN Review
Microsoft chia sẻ mã nguồn mở của công cụ tính toán Calculator trong Windows Việc chia sẻ mã nguồn mở của công cụ Caculator đồng nghĩa với việc bất kỳ nhà phát triển nào cũng có thể đóng góp những dòng code để cải tiến và tích hợp thêm những tính năng mới. Microsoft vừa mới chia sẻ mã nguồn mở của công cụ tính toán Calculator trong Windows 10, trên diễn đàn GitHub. Đây là một...