Lần đầu tiên xét xử đối tượng khai thác cát trái phép
Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh đã mở phiên tòa xét xử và tuyên phạt bị cáo Ngô Thanh Phú (36 tuổi, ngụ huyện Cần Đước, tỉnh Long An) 1 năm tù về tội vi phạm quy định về khai thác tài nguyên.
Công an TP.Biên Hòa tạm giữ một ghe và sà lan chở cát của các đối tượng hút cát trái phép. Ảnh minh họa
Đây là lần đầu tiên TAND tỉnh Đồng Nai đưa ra xét xử hình sự một vụ khai thác cát trái phép trên địa bàn. Điều này không chỉ mang tính chất răn đe các đối tượng vi phạm mà còn thể hiện sự quyết liệt trong việc đấu tranh với “cát tặc” của các cơ quan chức năng.
* 3 lần khai thác cát trái phép
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh, vào ngày 1-10-2018, Phú không có giấy phép khai thác cát nhưng vẫn thỏa thuận với Nguyễn Xuân Tiến (phường Hóa An, TP.Biên Hòa) về việc Phú sẽ bơm hút cát trái phép trên sông Đồng Nai để bán cho Tiến với giá 100 ngàn đồng/m3.
Luật sư Vũ Văn Tăng, Đoàn Luật sư Đồng Nai cho biết, theo quy định pháp luật, cá nhân vi phạm các quy định của Nhà nước về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên sẽ bị xử lý hình sự với mức án có thể lên tới 7 năm tù hoặc xử phạt số tiền lên đến 5 tỷ đồng.
Đến 1 giờ ngày 2-10-2018, Phú liên lạc với Tiến để cho người đưa sà lan vào khu vực km43 (phường Bửu Long, TP.Biên Hòa) hút cát. Sau đó, Phú cùng với một số đối tượng khác dùng ghe hút cát để đưa lên sà lan biển số SG-7105 do Hứa Thanh Phương (ngụ tỉnh Long An, được Tiến thuê) điều khiển.
Trong lúc Phú cùng các đối tượng đang bơm hút cát thì bị Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh kiểm tra, lập biên bản và tạm giữ tang vật gồm: 1 ghe tải gỗ có gắn hệ thống bơm hút cát (tự chế) do Phú điều khiển; sà lan biển số SG-7105 và hơn 170m3 cát (giá trị hơn 23 triệu đồng) chứa trên 2 phương tiện bị tịch thu.
Vụ việc được Công an tỉnh chuyển hồ sơ cho Công an TP.Biên Hòa giải quyết theo thẩm quyền. Qua quá trình điều tra xác định, từ tháng 1 đến tháng 3-2018, Phú đã 2 lần bị Công an TP.Biên Hòa xử phạt vi phạm hành chính tổng cộng số tiền 5,5 triệu đồng về hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
Video đang HOT
Sau 3 lần ngoan cố thực hiện hành vi bơm hút cát trái phép, đến ngày 16-11-2018, Công an TP.Biên Hòa đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Phú về hành vi vi phạm quy định về khai thác tài nguyên và chuyển hồ sơ cho Công an tỉnh xử lý.
* Xử lý đúng quy định
Tại phiên tòa xét xử, Phú đã thừa nhận hành vi phạm tội và xin Hội đồng xét xử giảm nhẹ tội để về tìm việc làm khác lo cho gia đình. “Bị cáo phạm tội lần đầu, có hoàn cảnh khó khăn và là lao động chính trong gia đình nên mong Hội đồng xét xử khoan hồng” – bị cáo Phú nêu kiến nghị tại tòa.
Tuy nhiên, thẩm phán TAND tỉnh Nguyễn Văn Thành, Chủ tọa phiên tòa xác định hành vi của Phú đã vi phạm các quy định quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên, khoáng sản. Hiện nay, tình trạng khai thác cát trái phép diễn biến phức tạp, gây sạt lở hai bờ sông Đồng Nai, ảnh hưởng đến đời sống người dân và cả hệ sinh thái thủy sinh. Do đó, TAND tỉnh đã xử phạt Phú 1 năm tù giam theo quy định pháp luật nhằm răn đe, giáo dục và phòng ngừa tội phạm.
Trao đổi thêm với phóng viên, đại diện VKSND tỉnh cho biết, đây là vụ án đầu tiên các cơ quan tố tụng Đồng Nai xử lý hình sự đối tượng bơm hút cát trái phép. Trước đây, mặc dù các cơ quan chức năng luôn kiên quyết trong việc ngăn chặn khai thác cát trái phép trên địa bàn nhưng các vụ việc chỉ dừng lại ở xử lý vi phạm hành chính, vì rất khó để xử lý hình sự các đối tượng bơm hút cát trái phép.
Theo Điều 227, Bộ luật Hình sự quy định, tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên, phải xác định được đối tượng vi phạm thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng trở lên; gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe cho người khác từ 31-60% hoặc làm chết người; gây sự cố môi trường; đã bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi này hoặc bị kết án về tội này…
“Nếu số tài sản thu lợi bất chính của các đối tượng không đủ 100 triệu đồng hoặc các đối tượng chưa bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi này hay chưa bị kết án về tội này sẽ không đủ điều kiện để khởi tố hình sự” – đại diện VKSND tỉnh cho biết.
Như vậy, bên cạnh việc lực lượng công an tăng cường ra quân kiểm tra và xử lý, ngăn chặn kịp thời các vụ bơm hút cát trái phép thì việc đưa đối tượng ra để xử lý hình sự một lần nữa cho thấy động thái quyết liệt của cơ quan chức năng Đồng Nai trong việc mạnh tay xử lý các đối tượng khai thác cát trái phép trên địa bàn.
Tố Tâm
Theo baodongnai
Trách nhiệm Mobifone mua AVG: Chuyên gia nói về 'chính sách hình sự đặc biệt'
Những ngày qua, cơ quan điều tra đưa ra thuật ngữ "chính sách hình sự đặc biệt" áp dụng trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự một số bị can trong vụ Mobifone mua AVG.
Để rộng đường dư luận, Tiền Phong xin trích một số ý kiến của các chuyên gia pháp lý.
Ông Trần Văn Độ -nguyên Phó Chánh án TAND Tối cao, Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương: Không có "chính sách hình sự đặc biệt"
Bộ luật Hình sự hiện hành không có quy định nào về "chính sách hình sự đặc biệt", mà chỉ có chính sách khoan hồng. Theo đó, trong các vụ án án tham nhũng, nếu người phạm tội đã khắc phục hoàn toàn hậu quả, thành khẩn khai báo thì được hưởng chính sách khoan hồng trong khuôn khổ pháp luật. Việc dùng từ "chính sách hình sự đặc biệt" trong vụ việc Mobifone mua AVG, cho vài trường hợp có liên quan là không ổn, dễ gây hiểu nhầm chỉ được áp dụng cho Phạm Nhật Vũ và ông Trương Minh Tuấn... Đây là điều cần rút kinh nghiệm, bảo đảm sử dùng từ ngữ một cách chính xác, đúng thuật ngữ pháp luật.
Ngoài ra, qua vụ việc này các cơ quan chức năng cũng cần phải nghiên cứu, đề xuất sửa đổi các quy định để ngăn chặn tình trạng tẩu tán tài sản tham nhũng. Điều quan trọng là làm sao phải quản lý được dòng tiền, quản lý được sự dịch chuyển tài sản từ người này, sang người kia, từ tiền "bẩn" biến thành tiền "sạch". Ví dụ như trong trường hợp ông Nguyễn Bắc Son khai là sau khi nhận tiền hối lộ đã đưa cho con gái khoảng 10 lần, mỗi lần từ 300.000 - 400.000 USD.
Tuy nhiên, cô con gái lại phủ nhận việc này và cơ quan điều tra cũng không chứng minh được. Điều này cho thấy, pháp luật đang có những khoảng trống. Nếu chúng ta có cách thức quản lý hiện đại như các nước thì hoàn toàn có thể chứng minh được. Bởi tất cả giao dịch của họ đều qua tài khoản nên rất dễ trong việc truy vết, còn ở ta cứ xách valy tiền mặt đưa nhau, rất khó để chứng minh. Người ta tham ô, nhận hối lộ hàng trăm tỷ đồng sau đó "gửi" con cái, người thân cầm hộ thì khó mà truy ra được. Trong khi đó, ở các nước có tiền cũng chưa chắc tiêu được.
ĐBQH Nguyễn Bá Sơn, Ủy viên Ủy ban Tư pháp: ó là tình tiết "giảm nhẹ đặc biệt"
Việc cơ quan điều tra đề nghị áp dụng "chính sách hình sự đặc biệt" đối với ông Phạm Nhật Vũ, người chi hơn 6 triệu USD "lót tay" cho cựu lãnh đạo Bộ TT&TT và Mobifone trong vụ mua AVG, chính là một "chính sách hình sự mới" trong Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi năm 2017. Trong đó có quy định một số loại tội, đặc biệt là tội kinh tế, nếu khắc phục được toàn bộ, hoặc tối thiểu 2/3 thiệt hại gây ra thì có thể được hưởng "chính sách hình sự đặc biệt".
Quy định bây giờ ghi như thế có vẻ hơi khó hiểu, nhưng thực ra nó là sự phát triển của Điều 46 về các tình tiết giảm nhẹ trong Luật Hình sự năm 1999 trước đây, đã quy định một số tình tiết "giảm nhẹ đặc biệt". Lần này quy định có nâng lên, đối với tội phạm kinh tế, nếu khắc phục được từ 2/3 thiệt hại gây ra, có thể sẽ được hưởng chính sách hình sự đặc biệt ấy. Ví dụ giai đoạn trước mắt, có thể cho anh tại ngoại, rồi quá trình truy tố xét xử, có thể đề nghị với Tòa xem xét, đưa ra mức án hợp lý hơn.
Trong phần trả lời của lãnh đạo Bộ Công an tại phiên họp báo thường kỳ Chính phủ vừa qua có nói về việc này, và tôi cho như thế là rất rõ. Vì sao ông Nguyễn Bắc Son không được đề nghị hưởng chính sách hình sự đặc biệt? Vì ông Nguyễn Bắc Son đưa ra số tiền khắc phục hậu quả rất nhỏ so với tài sản phạm tội mà có. Cụ thể với chỉ xin nộp lại 500 triệu đồng, trong khi ông ấy thừa nhận đã nhận hối lộ số tiền 3 triệu USD, tương đương gần 70 tỷ đồng.
Liên quan đến việc thu hồi tài sản, đây được coi là yêu cầu đầu tiên trong các vụ án tham nhũng. Trong vụ việc này có hai khoản phải thu hồi: Thiệt hại của khoản tiền bỏ ra mua AVG, cái đó đã khắc phục hết rồi. Còn lại một chút đâu đó là các khoản chi phí thẩm định, làm các thủ tục. Còn với 6 triệu USD kia là "tài sản do phạm tội mà có". Số tiền đó buộc phải tịch thu, xung công quỹ.
Việc thu hồi tài sản này sẽ có nhiều phương án khác nhau. Khi chứng minh được anh phạm tội, lấy chừng đó tiền và tiền đó do phạm tội mà có, Tòa tuyên buộc anh phải hoàn trả, tịch thu xung công quỹ. Nhưng nếu anh nói không có tiền, hoặc số tiền do phạm tội mà có anh để đâu, tẩu tán đi đâu, tôi không biết. Lúc đó, tài sản của anh còn gì, tôi phong tỏa đã. Đó là tài sản để đảm bảo cho việc thi hành án sau này.
Cái quan trọng là cơ quan điều tra đã chứng minh được hành vi phạm tội. Đặc biệt đối với tội tham ô, hối lộ khó lòng mà bảo họ chỉ cho số tài sản đó đang nằm ở đâu, mà họ thường tẩu tán hết. Vì khi làm việc đó, họ biết rõ đó là hành vi phạm tội, không bao giờ người ta lại để tài sản ngời ngời ở đó cho anh thấy cả.
Luật đã quy định rõ, nếu đền bù thiệt hại ở mức độ nào thì sẽ tuyên tội ở mức độ đó. Nếu khắc phục được hậu quả, đó là tình tiết giảm nhẹ, không thì thôi. Đó là một chính sách hình sự, trong trường hợp anh tự nguyện khắc phục hậu quả sẽ được hưởng tình tiết giảm nhẹ. Trọng tâm của án tham nhũng là thu hồi tài sản.
ĐBQH Nguyễn Bá Sơn Ảnh: như ý
VĂN KIÊN - LUÂN DŨNG (GHI)
Theo tienphong
Vụ Mobifone mua AVG: Luật không quy định 'chính sách hình sự đặc biệt' Một số thẩm phán, luật sư nêu ý kiến như trên, khi được hỏi quanh việc cơ quan điều tra có đề nghị khi truy tố, xét xử sẽ áp dụng chính sách hình sự đặc biệt với bị can Phạm Nhật Vũ -nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Cty Cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG). Bị can Phạm Nhật Vũ...