Lần đầu tiên Việt Nam tổ chức Hội chợ quốc tế “Mỗi xã một sản phẩm”
Nằm trong chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) gắn với xây dựng nông thôn mới, “Diễn đoàn kết nối mạng lưới OCOP toàn cầu” và “ Hội chợ quốc tế OCOP năm 2019″ sẽ diễn ra từ ngày 17 đến 20.4.2019 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Chiều 9.4, tại Hà Nội, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cùng Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công Mỹ nghệ Việt Nam (VIETCRAFT) tổ chức họp báo giới thiệu về “Diễn đàn kết nối mạng lưới OCOP toàn cầu” và “Hội chợ quốc tế OCOP năm 2019″.
Toàn cảnh buổi họp báo. Ảnh: Nguyễn Quỳnh
Ông Ngô Tất Thắng, Phó Chánh Văn phòng Nông thôn mới Trung ương cho biết, “Diễn đoàn kết nối mạng lưới OCOP toàn cầu” và “Hội chợ quốc tế OCOP năm 2019″ từ ngày 17-20.4.2019 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Hiệp hội Xuất khẩu hàng Thủ công Mỹ nghệ Việt Nam (Vietcraft) và Ủy ban Hợp tác quốc tế OVOP (Nhật Bản) tổ chức.
Phát biểu tại cuộc họp báo, ông Đặng Văn Cường, Trưởng phòng OCOP, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương thông tin: Hội chợ quốc tế OCOP năm 2019 diễn ra từ ngày 17 – 20.4.2019, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn, số 799 đường Nguyễn Văn Linh, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh với sự tham gia của khoảng 600 gian hàng đến từ các tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước.
Đặc biệt, sự kiện còn có sự góp mặt của đại diện các chương trình OCOP tại 20 quốc gia, vùng lãnh thổ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, Kenya…; đại diện của các cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội, doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đến từ gần 30 quốc gia, vùng lãnh thổ và nhiều tổ chức quốc tế đang hoạt động ở Việt Nam sẽ tham dự “Diễn đàn kết nối mạng lưới OCOP toàn cầu” và Hội chợ quốc tế OCOP năm 2019 này.
Video đang HOT
Hội chợ quốc tế OCOP năm 2019 được tổ chức với mục đích quảng bá các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, quà tặng tiêu biểu, thiết kế mới của các làng nghề của Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Quỳnh
Theo ông Cường, hội chợ quốc tế OCOP năm 2019 được tổ chức với mục đích quảng bá các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, quà tặng tiêu biểu, thiết kế mới của các làng nghề của Việt Nam; tạo cơ hội để các doanh nghiệp trưng bày, trình diễn các sản phẩm thể hiện sự sáng tạo, bản sắc riêng cho từng sản phẩm; tăng cường và mở rộng các hoạt động xúc tiến thương mại, tạo điểm nhấn quan trọng góp phần quảng bá thu hút đông đảo người tiêu dùng, khách du lịch trong và ngoài nước.
Đây là hoạt động ý nghĩa giúp nâng cao sức cạnh tranh về sản phẩm của các doanh nghiệp và làng nghề để sản xuất hàng hóa tiêu thụ nội địa và phục vụ xuất khẩu, tạo cơ hội để du khách quốc tế, các nhà nhập khẩu, các nhà phân phối trong và ngoài nước tiếp cận về các sản phẩm mang thương hiệu OCOP Việt Nam. Đồng thời, tạo dựng sự kết nối giao thương với các quốc gia tham dự với và các địa phương trên cả nước.
Bên cạnh đó, “Diễn đàn kết nối mạng lưới OCOP toàn cầu” được tổ chức cũng sẽ tăng cường quan hệ hợp tác giữa các nước đang triển khai chương trình OVOP hoặc OCOP, thúc đẩy phong trào OVOP hoặc OCOP trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng; chia sẻ kinh nghiệm giữa các quốc gia trong việc xây dựng cơ chế, chính sách, nguồn lực và thương mại, quảng bá Chương trình OCOP Việt Nam trên toàn cầu; quảng bá các sản phẩm OCOP tiêu biểu của Việt Nam tới bạn bè quốc tế cũng như giữa các địa phương trên cả nước.
Việt Nam là nước có sáng kiến mở mạng lưới liên kết Chương trình OCOP ra toàn cầu. Tính đến thời điểm này đã có 43 nước phê duyệt Chương trình OCOP; trong đó đã có 20 nước tham gia mạng lưới này.
Ông Lê Bá Ngọc, Tổng thư ký hiệp hội Thủ công mỹ nghệ (VIETCRAFT) cho hay: “Mạng lưới liên kết Chương trình OCOP vận hành không phải theo hình thức mà trên cơ sở phải đảm bảo lợi ích bền vững của các bên tham gia. Để mạng lưới này hoạt động bền vững thì không thể phụ thuộc quá nhiều vào riêng một quốc gia nào, ta vận hành trên cơ sở tìm hiểu lợi ích của từng nước để từ đó tìm cơ hội cùng hợp tác và phát triển”.
Theo Danviet
Bộ NN&PTNT thúc các địa phương đẩy nhanh tiến độ chương trình OCOP
Ngày 12.12 Bộ NN&PTNT đã ban hành văn bản số 9654/BNN-VPĐP đề nghị Trưởng Ban chỉ đạo các Chương trình Mục tiêu quốc gia, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo để đẩy nhanh tiến độ triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) theo kế hoạch đã được phê duyệt.
Chương trình OCOP giai đoạn 2018 - 2020 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 490/QĐ-Ttg ngày 7.5.2018. Kế hoạch triển khai cũng đã được Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia, giai đoạn 2016 - 2020 ban hành ngày 22.8.2018 theo Quyết định số 01/QĐ-BCĐTW.
Theo Bộ NN& PTNT, trong thời gian qua Bộ đã phối hợp với các Bộ, ban ngành Trung ương, các đơn vị tư vấn hỗ trợ tích cực các địa phương tổ chức xây dựng Đề án, kế hoạch triển khai chương trình OCOP. Đến nay, trên cả nước đã có nhiều tỉnh, thành phố tích cực triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Ông Phạm Minh Hùng, UV Ban thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, chuyên trách công tác phía Nam, cùng lãnh đạo Hội Nông dân TP.HCM tham quan gian hàng triển lãm các sản phẩm nông nghiệp địa phương. Ảnh: QH
Trên tinh thần văn bản số 9654/BNN-VPĐP, Bộ NN&PTNT tuyên dương 22 tỉnh, thành phố đã tích cực triển khai phê duyệt Đề án, kế hoạch Chương trình OCOP cấp tỉnh. Được biết, trong 22 tỉnh, thành đã phê duyệt kế hoạch, đề án có hơn 1.760 sản phẩm đặt mục tiêu chuẩn hóa OCOP đến 2020, huy động khoảng 4.146 tỷ đồng.
Cũng theo nội dung công văn trên, Bộ NN&PTNT đề nghị các địa phương chỉ đạo triển khai ngay một số nội dung: Chỉ đạo quyết liệt các cơ quan tham mưu hoàn thành xây dựng Đề án, kế hoạch triển khai chương trình OCOP để trình UBND tỉnh, thành phố xem xét, phê duyệt theo đúng tiến độ Ban Chỉ đạo Trung ương yêu cầu; Kiện toàn tổ chức triển khai Chương trình OCOP theo đúng tinh thần QĐ số 490/QĐ-Ttg ngày 7.5.2018 của Thủ tướng Chính phủ.
Chương trình OCOP sẽ đem các sản phẩm tiêu biểu của các địa phương đến với các khách hàng trong và ngoài nước, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương. Ảnh: Quốc Hải
Theo đó cần giao nhiệm vụ cụ thể cho đơn vị chuyên trách cấp tỉnh, cấp huyện để chịu trách nhiệm đầu mối triển khai các nội dung, hoạt động của Chương trình OCOP; sớm tổ chức khảo sát, đánh giá, lựa chọn sản phẩm lợi thế của từng xã, huyện để xúc tiến triển khai chương trình OCOP, tổ chức đánh giá, xếp hạng sản phẩm cấp tỉnh, kịp tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại cấp quốc gia, tham gia cuộc thi đánh giá sản phẩm OCOP quốc gia vào cuối năm 2019;
Cân đối, bổ sung nguồn lực từ Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình, dự án khác trên địa bàn, các nguồn lực của địa phương, xã hội để triển khai có hiệu quả Chương trình OCOP.
Bộ NN&PTNT cũng yêu cầu các địa phương báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình Mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 về kết quả triển khai Chương trình OCOP tính đến 31.12.2018 trước ngày 10.1.2019.
Được biết thêm, ngày 16.12.2018, tỉnh Bắc Kạn sẽ tổ chức công bố và cấp chứng nhận sản phẩm OCOP. Đây là tỉnh đầu tiên trên cả nước (trừ Quảng Ninh đã bước sang Giai đoạn 2) xét công nhận sao sản phẩm OCOP.
Theo đó, có 5 sản phẩm 4 sao, 32 sản phẩm 3 sao được UBND tỉnh công nhận.
Theo Danviet
Sản xuất sản phẩm OCOP thời 4.0 cần nông dân, nông trại thông minh "Ứng dụng triệt để vận hội của cánh mạng công nghiệp 4.0, chúng ta sẽ triển khai tổ chức sản xuất sản phẩm OCOP theo mô hình nông nghiệp 4.0 với 3 trụ cột quan trọng là Nông trại thông minh - Nông dân thông minh - Công chức thông minh". Đó là khẳng định của ông Trần Thanh Nam - Thứ trưởng...