Lần đầu tiên trong lịch sử trí tuệ nhân tạo cứu sống được một mạng người, khi các bác sĩ bó tay
Xem Kẻ Hủy Diệt nhiều quá nên nhiều người cho rằng AI là xấu. Nên đổi cách suy nghĩ đi thôi!
Hệ thống AI Watson của IBM.
Có vẻ chúng ta đã quá sợ hãi một tương lai bị thống trị bởi trí tuệ nhân tạo mà quên mất rằng chúng được tạo ra, với mục đích đầu tiên, là để giúp đỡ con người. Và đúng như chức năng ấy, lần đầu tiên trong lịch sử, các bác sỹ Nhật Bản đã sử dụng trí thông minh nhân tạo để cứu sống một bệnh nhân: hệ thống AI đã phát hiện ra một loại leukemia trong bệnh nhân và nhờ đó, tính mạng người bệnh đã không còn gặp nguy hiểm.
Trí tuệ nhân tạo cứu người
Video đang HOT
Bạn không cần phải tìm đâu xa để nhận thấy rằng thời đại trí tuệ nhân tạo đang dần phủ lên thế giới hôm nay. Hệ thống AI của IBM mang tên Watson đã cứu mạng một phụ nữ Nhật Bản với việc tìm đúng căn bệnh mà người phụ nữ này đang gánh chịu. Khi mà tất cả các phương pháp phát hiện bệnh khác đều vô dụng, hệ thống AI đã khiến toàn bộ các bác sỹ ngạc nhiên.
Chìa khóa dẫn tới thành công là khả năng nhận và xử lý một lượng dữ liệu khổng lồ trong một thời gian ngắn. Đó là thứ mà một nhà nghiên cứu con người vẫn chưa thể thực hiện được. Hệ thống AI đã xem xét toàn bộ thông tin gen của người phụ nữ kể trên, so sánh với 20 triệu kết quả nghiên cứu bệnh khác. Sau đó, AI đã đưa ra kết quả rằng bệnh nhân đã mắc phải một chứng leukemia cực kì hiếm gặp.
Tương lai của y học nằm tại đây
Giáo sư Satoru Miyano tại Viện Khoa học và Y học tại Đại học Tokyo đã nhận định rằng đây sẽ là bước đột phá trong ngành y học vào những năm sắp tới, và tiềm năng các hệ thống AI sẽ “ thay đổi thế giới” (theo chiều hướng tốt). Chủ tịch của Cộng đồng Trí thông minh Nhân tạo và thành viên của Viện Tin học Quốc gia, ông Seiji Yamada bổ sung rằng ca bệnh đầu tiên mà AI phát hiện được tại đất nước này là “ứng dụng hữu ích nhất trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe với trí thông minh nhân tạo”.
Và một điểm đáng chú ý nữa, hệ thống AI chỉ giải quyết vấn đề này trong vỏn vẹn 10 phút, chẩn đoán được bệnh trong khi các bác sĩ mất rất nhiều công sức mà vẫn không tìm ra.
Một điều quan trọng nữa nên biết, đó là sử dụng AI trong y học không phải là điều chưa từng có. Nước Mỹ đã sử dụng AI để hỗ trợ bệnh nhân chữ trị leukemia và u não, nhưng đây lại là lần đầu tiên AI phát hiện ra bệnh. Và điều này chứng tỏ rằng chúng ta đang tiến thêm một bước vững chắc nữa vào kỷ nguyên sử dụng trí thông minh nhân tạo.
Theo GenK
Nga: Robot trốn khỏi phòng thí nghiệm rong chơi trên phố
Con robot "đào tẩu" khỏi phòng thí nghiệm, dạo chơi trên phố gây ra ùn tắc cục bộ trên đường tại một thành phố ở Nga.
Promobot trên đường phố Perm
Các nhà khoa học ở phòng thí nghiệm Promobot, Perm đang "dạy" con robot này cách tự di chuyển, và nó đã "đào tẩu" sau khi một kỹ sư quên không đóng cổng. Con robot chạy đi 50m mò ra được con phố gần đó trước khi hết pin.
Một nhân chứng đã đăng đoạn video ghi hình ảnh con robot đứng giữa con phố đông, bên cạnh là một cảnh sát giao thông. Lúc sau, con robot được một kỹ sư đuổi kịp và tóm gọn.
Kênh Channel 5 của Nga cũng đưa tin về vụ việc, cho biết robot này đã rong chơi ở ngoài đường 40 phút. Tuy nhiên không phải ai cũng tin nó tự trốn được ra đường. Nhiều người cho rằng đây chỉ là chiêu trò của Promobot để quảng bá sản phẩm.
Promobot cho biết máy móc của họ đã có thể giao tiếp với con người, thực hiện các tác vụ đơn giản như trả lời câu hỏi và chỉ đường, dù nghe cái tên "promobot" khiến người ta liên tưởng tới việc quảng cáo và truyền tin thông qua các loa gắn kèm.
Theo Danviet
Bóng ma trinh sát bí ẩn của Mỹ Nếu không gặp sự cố và rơi xuống Iran cuối năm 2011, máy bay trinh sát tàng hình RQ-170 Sentinel vẫn là một bí mật đối với thế giới. Để đảm bảo ưu thế quân sự, thu thập thông tin tình báo đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng chiến lược quân sự của Mỹ. Tìm hiểu các quốc gia...