Lần đầu tiên triển khai thay van động mạch chủ qua da tại Quảng Ninh
Lần đầu tiên tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, các bác sĩ tiến hành thay van động mạch chủ qua đường ống thông cho bệnh nhân 80 tuổi.
Bệnh nhân B.V.B. (80 tuổi, trú tại, Vạn Ninh, Móng Cái, Quảng Ninh) được chẩn đoán hẹp khít van động mạch chủ, suy tim, tăng huyết áp. Sau khi giải thích cho bệnh nhân và gia đình, các bác sĩ thống nhất hướng xử trí thay van động mạch chủ nhằm đảm bảo các bệnh lý về tim mạch cho bệnh nhân.
Đối với kỹ thuật thay van động mạch chủ có 2 phương pháp: Thay van động mạch chủ qua đường ống thông và phẫu thuật thay van động mạch chủ (mổ mở). Tuy nhiên, bệnh nhân đã cao tuổi, kèm theo các bệnh lý mạn tính, phẫu thuật thay van động mạch chủ theo hướng mổ mở thông thường sẽ tiềm ẩn nguy cơ. Phương án thay van động mạch chủ qua đường ống thông được lựa chọn, giúp thời gian phục hồi nhanh, ít biến chứng.
Thực hiện can thiệp các chuyên gia của Viện tim mạch quốc gia – Bệnh viện Bạch Mai và các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh.
Với kỹ thuật thay van động mạch qua đường ống thông, bệnh nhân được luồn một đường dẫn nhỏ từ động mạch đùi, đưa van sinh học đến vị trí động mạch chủ của bệnh nhân qua đường ống thông và đặt van sinh học tại đó. Van sinh học sẽ hoạt động như một van tim giúp lưu thông máu giữa buồng thất trái và động mạch chủ.
Video đang HOT
Ca can thiệp diễn ra thành công, sau can thiệp, bệnh nhân tỉnh, da niêm mạc hồng hào, phổi thông khí rõ, nhịp tim đều, không đau ngực, không khó thở.
GS.TS Phạm Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Tim mạch quốc gia, trưởng kíp can thiệp cho biết: Kỹ thuật thay van động mạch chủ qua đường ống thông (TAVI) là kỹ thuật tân tiến, ưu việt cho các bệnh nhân bị hẹp khít van động mạch chủ, đã được triển khai thường quy trên thế giới. Hẹp khít van động mạch chủ là bệnh lý chủ yếu gặp ở người cao tuổi, rất nhiều bệnh lý đi kèm, cơ thể không đủ sức khỏe để trải qua 1 cuộc đại phẫu.
Thay van động mạch chủ qua đường ống thông là phương án tối ưu đối với các bệnh nhân này, thậm chí đối với các bệnh nhân nhẹ, thông thường thì không cần gây mê, chỉ cần gây tê tại chỗ, sau khoảng 3 – 5h là bệnh nhân đã hồi phục, tỉnh táo và đi lại được.
Kỹ thuật thay van động mạch chủ qua da (hay còn gọi là thay van động mạch chủ qua đường ống thông) là một trong những kỹ thuật khó và cao nhất của chuyên ngành Tim mạch. Kỹ thuật này mới được triển khai từ năm 2015, rất ít trung tâm có thể tự thực hiện được kỹ thuật này. Đây là giải pháp tối ưu cho người bị hẹp van động mạch chủ không thể phẫu thuật do tuổi cao, sức yếu hoặc có các bệnh lý mạn tính kèm theo.
12 lần phẫu thuật, người đàn ông được loại bỏ khối u khổng lồ
Đây là khối u tái phát đã mổ rất nhiều lần (đây là lần thứ 12) và là khối u thần kinh to nhất từ trước đến nay được cắt bỏ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, nặng gần 8,9 kg.
Ngày 30-9, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh cho hay các bác sĩ của bệnh viện này vừa phẫu thuật cắt khối u thần kinh khổng lồ gần 8,9 kg ở mông cho bệnh nhân Nguyễn Văn H. (39 tuổi, trú tại phường Hà Phong, TP Hạ Long). Đây là khối u tái phát đã mổ rất nhiều lần (đây là lần thứ 12) và là khối u thần kinh to nhất từ trước đến nay được cắt bỏ tại bệnh viện.
Khối u được các bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ
Trước đó, anh H. được gia đình đưa tới Bệnh viện vì khối u khổng lồ ở mông sắp vỡ, da trên u có chỗ sắp hoại tử. Phim chụp cắt lớp vi tính cho thấy u dính vào xương cánh chậu không còn di động được. U gồm nhiều khối hợp lại, có nhiều mạch máu nuôi lớn từ động mạch chậu bên trái.
Bệnh nhân cho biết, từ hơn 20 năm trước, khối u đầu tiên chỉ to bằng quả trứng gà ở mặt sau đùi bên trái, được chẩn đoán là u xơ thần kinh và được cắt u. Sau mổ, vết mổ nhanh liền, nhưng sau đó một thời gian lại có khối u khác mọc lên, to hơn. Người bệnh đã đến các bệnh viện từ tỉnh đến Trung ương, cũng được chẩn đoán là u thần kinh và được cắt các khối u tái phát.
Cùng với đó, anh H. còn đắp lá, dùng thuốc nam sau khi mổ nhưng sau một thời gian, u vẫn mọc lại. Lần mổ thứ 10 vì u to và chân đã hết thịt, không còn chức năng, các bác sĩ đã quyết định tháo khớp háng chân trái để hy vọng phẫu thuật sẽ triệt để hơn, nhưng sau một thời gian u vẫn tái phát ở vùng mông. Năm 2017, bệnh nhân trải qua lần mổ thứ 11, cắt khối u tái phát nhưng cũng chỉ cắt được một phần khối u to quá và mất máu nhiều.
Các bác sĩ đánh giá đây là ca bệnh rất phức tạp do u thần kinh rất lớn, đã phẫu thuật nhiều lần. Đồng thời nguy cơ mất máu trong mổ rất lớn do u dính chắc vào xương chậu và tổ chức xung quanh cũng như các mạch máu nuôi u ngày càng nhiều... Tuy nhiên, với mục tiêu để tránh được biến chứng xuất huyết do hoại tử u sẽ xảy ra và hy vọng có thể cắt được u sẽ mang lại cuộc sống tốt hơn cho bệnh nhân nên các bác sĩ vẫn quyết định phẫu thuật cho người bệnh.
---
Các bác sĩ đánh dấu đường mổ và thực hiện bóc tách khối u cho bệnh nhân - Ảnh Bệnh viện cung cấp.
Kíp phẫu thuật phối hợp bác sĩ các khoa Ngoại, Ung bướu, Chấn thương chỉnh hình, Gây mê hồi sức. Đầu tiên, các phẫu thuật viên tiến hành mở nhỏ đường bụng, thắt động mạch chậu trong nuôi khối u để hạn chế mất máu trong mổ. Sau đó tiến hành cắt khối u; các mạch máu lớn được buộc tỉ mỉ, các mạch nhỏ và tổ chức xung quanh u được cắt và cầm máu bằng dao siêu âm.
Sau 6 giờ phẫu thuật liên tục, cẩn thận và cầm máu kỹ lưỡng, ca mổ đã thành công, cắt toàn bộ khối u với trọng lượng gần 8,9 kg. Các sợi thần kinh vào khối u được cắt cao để tránh khối u tái phát, mất máu trong mổ không đáng kể. Bệnh nhân được tạo hình xoay vạt da che phủ hoàn toàn diện cắt.
Theo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, chỉ sau mổ 1 ngày, bệnh nhân đã tỉnh táo, ăn uống được, còn đau nhẹ ở vết mổ, tình trạng toàn thân ổn định và các vạt da che phủ hồng hào.
Nam thanh niên khoẻ mạnh bỗng nhiên mất giọng nói Ban đầu anh Quang chỉ thấy khàn giọng kèm tức ngực, sau đó mất hẳn tiếng, không thể nói. Anh Lê Thái Quang, 28 tuổi ở TP. Cẩm Phả, Quảng Ninh chia sẻ, anh vốn là người khoẻ mạnh, chưa từng có bất kỳ triệu chứng đau ngực, khó thở hay mệt mỏi gì ngay cả khi hoạt động mạnh. Đột nhiên, 2...