Lần đầu tiên tìm thấy hoá thạch phôi khủng long cực hiếm
Nghiên cứu mới đã mô tả hộp sọ phôi thai gần như nguyên vẹn đầu tiên của một loài khủng long.
Nghiên cứu cung cấp cái nhìn vô giá về sự phát triển của loài sauropod, một nhóm khủng long ăn thực vật được biết đến với chiếc cổ cực dài, đuôi dài, đầu nhỏ và chân dày.
Nhấn để phóng to ảnh
Hình ảnh hoá thạch phôi khủng long mới được phát hiện.
Các nhà nghiên cứu cho biết, phôi khủng long rất có thể là của titanosaurian, một nhóm khủng long có xương sống khổng lồ được đặt theo tên của các Titan – những vị thần khổng lồ trong thần thoại Hy Lạp.
“Phôi thai nhỏ này cho thấy nó thuộc về một trong những nhóm khủng long lớn nhất, titanosaurian, trông như thế nào trước khi chúng nở ra. Phần thú vị nhất là lắp ráp các mảnh ghép để hiểu thông điệp đến từ quá khứ, hơn 80 triệu năm trước. Chúng tôi từng rất hào hứng với bộ xương của những con khủng long khổng lồ, nhưng mọi chuyện luôn khác khi bạn nhìn vào bên trong quả trứng của những sinh vật khổng lồ này”, Martin Kundrat, tác giả chính của nghiên cứu, phó giáo sư tại Phòng thí nghiệm PaleoBioImaging tại Đại học Pavol Jozef afárik ở Cộng hòa Slovakia, cho biết.
Những quả trứng hóa thạch 80 triệu năm tuổi lần đầu tiên được phát hiện cách đây 25 năm ở Patagonia, cực nam của Argentina, một nơi từng không xa lạ với những con khủng long khổng lồ.
Ban đầu câu chuyện về hóa thạch thực sự vẫn còn khá mơ hồ vì chúng được buôn bán bất hợp pháp khỏi đất nước trước khi được bán ở Mỹ cho một trong những đồng tác giả nghiên cứu, Terry Manning. Sau khi nhận ra tầm quan trọng của mẫu vật, Terry Manning đã đồng ý gửi hóa thạch độc đáo này trở lại Argentina vì nó là một phần di sản cổ sinh vật học của họ.
Sử dụng công nghệ chụp hình ảnh tiên tiến nhất hiện nay, các nhà nghiên cứu từ Đại học Pavol Jozef afárik ở Slovakia và Đại học Uppsala ở Thụy Điển đã tìm cách nghiên cứu chặt chẽ cấu trúc bên trong của xương, răng và các mô mềm. Kết quả sau đó được sử dụng để tái tạo lại hình dạng của các loài sauropod trước khi nở.
Công nghệ quét mới cho phép tìm thấy những chiếc răng nhỏ xíu nằm sâu trong hốc hàm của phôi thai. Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy các phần tử bị vôi hóa một phần của vỏ não và những gì có vẻ là phần còn lại của các cơ thái dương ở bên cạnh hộp sọ.
Đặc biệt, các nhà khoa học cũng phát hiện ra những điểm kì lạ ở phôi thai của loài khủng long khổng lồ này. Nếu như những phát hiện trước đây về hộp sọ titanosaurian đã định hình trí tưởng tượng của chúng ta về hình dáng khuôn mặt của chúng thì khi nhìn vào quả trứng thì lại hoàn toàn khác. Đôi mắt hướng về phía trước và một chiếc sừng nhô ra từ mõm khiến tổng thể chiếc đầu này trông kỳ lạ so với những gì chúng ta có thể mong đợi.
Phát hiện loài nấm ăn mới
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Oregon của Mỹ tìm thấy một loài nấm cục chưa được mô tả trên đảo Orcas ở bang Washington.
Ảnh chụp cắt lớp nấm Tuber luomae. Ảnh: Đại học Oregon.
Mẫu vật được Tiến sĩ Dan Luoma thu thập vào năm 1981 khi còn là sinh viên năm nhất của Đại học Oregon, nhưng gần đây mới được phân tích và xác nhận là loài mới với sự hỗ trợ của công nghệ khoa học hiện đại, theo công bố trên tạp chí Fungal Systematics & Evolution.
Nhóm nghiên cứu đã đặt tên cho loài mới là Tuber luomae để vinh danh người đầu tiên phát hiện ra chúng. "Đó là một trong những loài nấm cục đầu tiên mà tôi tìm thấy trong bộ sưu tập của mình. Việc lấy tên tôi đặt cho mẫu vật là một cách tuyệt vời để kỷ niệm ngày nghỉ hưu sau gần 40 năm học tập và làm việc tại Đại học Oregon", Luoma chia sẻ.
Nấm cục thường có màu đen, trắng hoặc nâu và được đánh giá cao trong ẩm thực. Chúng chỉ tồn tại trong những khu vực địa lý hạn chế và rất khó tìm. Đảo Orcas ở Tây Bắc Thái Bình Dương là một điểm nóng săn tìm nấm cục trên thế giới với nhiều loài có hương vị khác biệt. Tuber luomae cũng là loài nấm ăn được nhưng mùi vị không được đánh giá cao. Chúng có màu đỏ đặc trưng.
Các nhà nghiên cứu nấm Joyce Eberhart và Dan Luoma (phải) tại Đại học Oregon. Ảnh: Phys.
Trong một cuộc thám hiểm khác tại bang Oregon, nhà sinh vật học James Trappe, hiện là đồng nghiệp của Luoma, cũng tìm thấy ba mẫu vật nấm cục có hình dạng giống với loài mà Luoma tìm thấy trên Đảo Orcas. Các phân tích ADN sau đó, được thực hiện bởi nhà nghiên cứu nấm Joyce Eberhart tại Đại học Oregon, đã xác nhận chúng thuộc cùng một loài.
"Nhiều nhà nghiên cứu, bao gồm cả chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư, đã tìm kiếm nấm cục trong hơn 100 năm qua nhưng đến nay mới chỉ có bốn bộ sưu tập Tuber luomae được tìm thấy. Mỗi loại trong đó phân bố khá cục bộ, trải dài từ tây nam Oregon đến tây bắc Washington, cho thấy loài nấm này rất hiếm", Trappe cho biết.
Cũng giống các loài nấm cục khác, Tuber luomae không chỉ có giá trị ẩm thực mà còn đóng một vai trò quan trọng trong hệ sinh thái rừng. Chúng cung cấp dinh dưỡng cho thảm thực vật xung quanh và giúp chúng chống chịu hạn hán tốt hơn.
Lượng rác thải nhựa ở Đại Tây Dương cao hơn nhiều ước tính lâu nay Dựa trên các mô hình máy tính về xu hướng hình thành rác thải nhựa trên đại dương từ năm 1950, các nhà nghiên cứu ước tính Đại Tây Dương hiện nay chứa từ 17-47 triệu tấn rác thải nhựa. Các nhà nghiên cứu ước tính Đại Tây Dương hiện nay chứa từ 17-47 triệu tấn rác thải nhựa. (Nguồn: Getty Images) Một...