Lần đầu tiên tìm ra vùng não gây trầm cảm – một kỷ nguyên mới trong y học sắp bắt đầu?
Có vẻ như sắp tới, trầm cảm sẽ không còn là căn bệnh quá trầm trọng nữa. Chúng ta sẽ có thể điều trị nó một cách hiệu quả hơn rất nhiều so với thời điểm hiện tại.
Nhiều người chắc cũng biết rằng trầm cảm đã và đang trở thành một căn bệnh nguy hiểm như thế nào. Bất kỳ ai cũng có thể mắc trầm cảm, và nếu để bệnh kéo dài, tình trạng sẽ ngày càng trầm trọng hơn, dễ khiến người bệnh tự hủy hoại bản thân mình và nặng nhất là tự sát.
Việc điều trị trầm cảm hiện nay phụ thuộc nhiều vào thuốc. Tuy nhiên, tỷ lệ chữa trị trầm cảm thành công thường chỉ là 50%, lại mang đến các tác dụng phụ có phần ghê gớm. Hay nói cách khác, trầm cảm hiện chưa có phương pháp chữa trị nào thực sự hiệu quả.
Trầm cảm là một căn bệnh nguy hiểm
Nhưng theo một nghiên cứu mới đây, chúng ta đã có hy vọng rồi. Các chuyên gia thần kinh học đã chỉ ra được vùng não chịu trách nhiệm cho cảm giác lo âu và trầm cảm, từ đó mở ra một cánh cửa hoàn toàn khác biệt đối với ngành y thế giới.
Cụ thể, các chuyên gia từ MIT đã làm một số thử nghiệm trên não của một số loài vật. Họ nhận ra rằng khi kích thích khu vực điều khiển cảm xúc trong não là phần nhân đuôi (caudate nucleus), chúng sẽ luôn đưa ra những lựa chọn bất lợi và rất tiêu cực trong các tình huống gặp phải sau đó.
Những lựa chọn tiêu cực như vậy vẫn tiếp tục diễn ra trong vòng 1 ngày sau đó, ngay cả khi đã dừng việc kích thích não.
“Có vẻ như chúng tôi đã tìm ra căn cơ gây ra sự lo âu, hoặc trầm cảm, hoặc cả hai” - trích lời Ann Graybiel, tác giả nghiên cứu từ MIT.
Video đang HOT
“Đó đều là các chứng bệnh tâm lý cực kỳ khó chữa hiện nay.”
Vùng nhân đuôi trong não (được bôi đỏ)
Theo Graybiel, nhóm nghiên cứu đã muốn tử tái hiện lại hiệu ứng thường thấy ở những người mắc trầm cảm hoặc rối loạn lo âu trên động vật. Những đối tượng này luôn có xu hướng đưa ra những quyết định và lựa chọn tiêu cực trong các tình huống gặp phải.
Để có được kết quả ấy, họ đã kích thích vùng nhân đuôi của một số loài vật bằng một dòng điện nhỏ. Cụ thể hơn, các loài vật sẽ được đưa vào tình huống phải lựa chọn: uống nước hoa quả kèm theo một hình phạt là luồng gió mạnh thổi vào mặt, hoặc không uống và chẳng bị gì.
Trong mỗi lần thử nghiệm, tỷ lệ phần thưởng/hình phạt có sự biến động. Khi phần thưởng đủ lớn, chúng sẽ cố chịu phạt để nhận lấy. Khi phần thưởng quá nhỏ, chúng sẽ từ chối không uống nữa.
Nhưng đó là với những cá thể bình thường. Sau khi kích thích vùng nhân đuôi, chúng không buồn lựa chọn nữa, dù phần thưởng có lớn đến mức nào. Theo các chuyên gia, dường như việc kích thích vùng nào này đã khiến chúng có cái nhìn tiêu cực về các phần thưởng, không còn muốn cố gắng nữa – một triệu chứng thường thấy ở người trầm cảm.
Tiến sĩ Graybiel cho biết, hiện tại ông đang tiếp tục hợp tác với các bệnh viện, để xem những gì vừa tìm ra có đúng với não bộ của con người không. Họ sẽ sử dụng thiết bị chụp cộng hưởng từ (MRI), để xem liệu có bất thường trong phần nhân đuôi của não ở những bệnh nhân mắc trầm cảm không.
Nếu có, thì rất có thể chúng ta sẽ bước vào một cuộc cách mạng của y học, nơi trầm cảm có thể được điều trị một cách thật hiệu quả.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Neuron.
Tham khảo: Samaritan, Daily Mail
Theo Helino
Ám ảnh mất 2 con liên tiếp đeo đẳng trong tâm trí, người mẹ trầm cảm nặng sau 10 năm
Sau nhiều năm sống trong nỗi lo âu, chị đã rơi vào trầm cảm nặng và phải vào bệnh viện tâm thần điều trị.
Chị Nguyễn Thị Tuyết Chinh (35 tuổi) hiện đang bị trầm cảm nặng sau sinh. Khi vào viện, chi Chinh ơ trong tình trạng chống đối hoàn toàn không ăn uống, không phối hợp điều trị. Theo PGS.TS Tô Thanh Phương (Trưởng khoa Nữ, Phó giám đốc Bệnh viện tâm thần Trung ương I), bệnh nhân là giáo viên, điều kiện gia đình tốt có hai con (gái và trai). Khi vào viện, bệnh nhân người gầy sụt (không ăn uống), bệnh nhân không muốn giao tiếp với bất cứ ai. Bệnh nhân được chẩn đoán trầm cảm sau sinh do những u ất, lo âu từ rất lâu tích tụ mà phát bệnh.
Bệnh nhân trầm cảm thường có ý định tự sát chống đối điều trị.
Được biết, cách đây khoảng 10 năm, chị Chinh sinh con lần đầu tiên, tuy nhiên niềm hạnh phúc đó không được trọn vẹn khi sinh ra đứa trẻ bị dị tật và qua đơi. Điều này khiến cho chị Chinh luôn bị ám ảnh, chị luôn cho rằng chính mình là người gây nên cái chết cho con. Chị đã mất một thời gian để lấy lại tinh thần.
Trong lân mang thai thứ 2, chị Chinh đặt rất nhiều hy vọng con sẽ khỏe mạnh, không gặp bất cứ vấn đề gì. Tuy nhiên, dường như ông trời không thấu hiểu nỗi lòng của người làm mẹ. Trong lân mang thai thứ 2 này, con chị Chinh tiếp tục gặp phải vấn đề dị tật bẩm sinh. Luc đo, chi Chinh phải đứng trước quyết định phải bỏ con một lần nữa.
"Sự việc trôi qua nhiều năm, bệnh nhân cũng đã có 2 đứa con khỏe mạnh nhưng những ký ức năm xưa vẫn đeo đẳng chị, cộng thêm những u uất đã khiến cho bệnh nhân bị rơi vào trầm cảm", bác sĩ Phương nói.
Trầm cảm sau sinh có thể xảy ra với bất cứ ai
Bác sĩ Tô Thanh Phương cho hay, trầm cảm sau sinh có thể xảy ra ở bất cứ ai do trong quá trình mang thai, nồng độ oestrogen tăng lên. Tuy nhiên, sau khi sinh, oestrogen sẽ bị giảm đột ngột. Cho nên 1 tuân sau sinh, phụ nữ thường rơi vào tình trạng hay mất ngủ, lo âu, buồn chán vu vơ, hay nghỉ bị bỏ rơi, suy nghĩ về con...
Ở giai đoạn này, nếu như người phụ nữ không nhận được sự hỗ trợ của gia đình đặc biệt là chồng thi các triệu chứng trên sẽ biểu hiện càng nặng hơn. Lúc này. người phụ nữ sẽ có thêm những triệu chứng không ngủ được, căng thẳng, bi quan, chán nản... nặng hơn bệnh nhân sẽ xuất hiện những hoang tưởng liên quan tới đứa con (ghét hoặc yêu con quá mức).
"Bệnh nhân khi có những hoang tưởng sẽ có ý định tự sát. Ở một số trường hợp bệnh nhân trước khi có ý định chết sẽ giết chồng, con, bố mẹ xung quanh", bác sĩ Phương nói.
Đê đê phong trâm cam, trong thời kỳ mang thai, cách tốt nhất cần phải có sự quan tâm hỗ trợ của gia đình trong suốt quá trình mang thai. Trong đó vai trò của người chồng là đặc biệt quan trọng. Ngươi chông nên chung tay giúp đỡ, hỗ trợ chăm sóc con để giúp phụ nữ vượt qua trầm cảm. Sau khi sinh, nêu thấy phụ nữ có vấn đề bất thường cần phải đi khám ngay lập tức.
Nếu bệnh nhân đã mắc trầm cảm thì cần phải tuân thủ điều trị của bác sĩ uống thuốc đúng liều, đúng thời gian. Quá trình điều trị trầm cảm dài hay ngắn sẽ phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh nhân.
(Tên nhân vật đã được thay đổi)
Ngọc Minh
Theo emdep.vn
Bức thư bố bệnh nhi viết về người điều dưỡng gây bão facebook Bộ trưởng Y tế Người bố có con trai mắc bệnh động kinh gửi tâm thư về nam điều dưỡng nơi con điều trị. Bức thư nhận nhiều chia sẻ ngay khi được đăng tải trên facebook của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến. Cậu con trai 10 tuổi của anh Nguyễn Khắc An (Nghệ An) không may mắc bệnh động kinh. Nhiều năm nay, anh cần...