Lần đầu tiên sản xuất thành công giống hải sâm vú trắng
Trước nguy cơ tuyệt chủng của loài quý hiếm, đây là lần đầu tiên nhóm nghiên cứu sản xuất thành công con giống hải sâm vú trắng, mở ra hướng nuôi trồng và bảo tồn nguồn lợi cho loài hải sâm.
Hải sâm vú trắng. (Nguồn: wikimedia.org)
Dự án “Nâng cao sản xuất hải sâm giá trị cao thông qua công nghệ phân tử” thuộc Chương trình đổi mới sáng tạo 4Innovation trong khuôn khổ hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam với chính phủ Australia.
Dự án do nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III (Viện III) – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện.
Trước nguy cơ tuyệt chủng của loài quý hiếm, đây là lần đầu tiên nhóm nghiên cứu thực hiện và sản xuất thành công con giống hải sâm vú trắng, mở ra hướng nuôi trồng và bảo tồn nguồn lợi cho loài hải sâm.
Ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ nhiệm đề tài lưu giữ gene hải sâm vú trắng, đã chia sẻ thông tin, nêu bật ý nghĩa to lớn của việc thực hiện dự án.
- Xin ông cho biết tại sao Viện III lại thực hiện dự án “Nâng cao sản xuất hải sâm giá trị cao thông qua công nghệ phân tử”?
Ông Nguyễn Văn Hùng: Hải sâm (Stichopus japonicus Sel), gọi theo dân dã là sâm biển, dưa biển, đỉa biển – loại động vật không xương sống, thuộc ngành động vật da gai, sống ở biển, thích nghi với điều kiện nước chảy mạnh ở vịnh và những nơi có nhiều đá ngầm.
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 60 loài hải sâm trong số hơn 1.000 loài, được khai thác thương mại. Tại Việt Nam có khoảng 20 loài hải sâm có giá trị kinh tế được khai thác, trong đó hải sâm vú trắng (Holothuria fuscogilva) được xem là một trong những loài có giá trị kinh tế cao nhất.
Hải sâm vú trắng là một trong những loài khó sản xuất giống trên thế giới so với loài hải sâm cát (H.Scabra) đã được sản xuất giống và nuôi thương phẩm thành công tại Việt Nam.
Video đang HOT
Loài hải sâm vú trắng gần đây đã được đưa vào nghiên cứu sản xuất giống và tiến tới nuôi trồng tại Việt Nam.
Hải sâm vú trắng là loài quý hiếm, có giá trị kinh tế cao, bị khai thác gần như cạn kiệt trên thế giới và tại Việt Nam. Năm 2019, hải sâm vú trắng được Hội đồng các nhà nghiên cứu khai thác hải sâm thế giới đề xuất đưa vào danh sách những loài nguy cấp trong Công ước về buôn bán quốc tế về loài có nguy cơ tuyệt chủng. Điều này sẽ dẫn đến hạn chế hoặc cấm hoàn toàn buôn bán hải sâm vú trắng có nguồn gốc tự nhiên.
Trước nguy cơ tuyệt chủng của loài quý hiếm, việc sản xuất giống nhân tạo phục hồi nguồn lợi và nuôi trồng hải sâm vú trắng có ý nghĩa rất lớn.
Hải sâm vú trắng có thân dạng tròn, kích thước lớn, con trưởng thành có thể đạt hơn 3kg. Hải sâm vú trắng thường sống ở độ sâu từ 3-40m, kích thước có thể lên đến 57cm và tuổi thọ đến hơn 12 năm; phân bố rộng khắp vùng biển nhiệt đới Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Tại Việt Nam, hải sâm vú trắng phân bố ở các đảo Phú Quốc (Kiên Giang), Phú Quý (Bình Thuận), Trường Sa (Khánh Hòa). Hiện nay, hải sâm vú trắng chỉ còn tìm thấy ở vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa do việc hạn chế khai thác, còn các vùng biển khác, nguồn lợi hải sâm vú trắng gần như cạn kiệt.
- Xin ông đánh giá về ý nghĩa dự án “Nâng cao sản xuất hải sâm giá trị cao thông qua công nghệ phân tử”?
Ông Nguyễn Văn Hùng: Trước nguy cơ tuyệt chủng của loài hải sâm vú trắng quý hiếm, lần đầu tiên nhóm nghiên cứu Viện III đã nghiên cứu và thực hiện sản xuất thành công con giống hải sâm vú trắng, mở ra hướng nuôi trồng và bảo tồn nguồn lợi cho loài hải sâm.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về sản xuất giống nhưng chưa có công bố khoa học rõ ràng về kết quả thành công của hải sâm vú trắng.
Do đó, từ năm 2018, Viện III đã thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Nhà nước với đề tài: “Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gene hải sâm vú trắng” nhằm xây dựng quy trình sản xuất giống nhân tạo và thử nghiệm nuôi thương phẩm.
Sự khác nhau về đặc điểm sinh học sinh sản và sinh thái của hải sâm vú trắng so với các loài hải sâm đang sản xuất đã gây không ít khó khăn cho nhóm nghiên cứu ở giai đoạn sản xuất con giống bám đáy trước khi đưa ra ương nuôi.
Ấu trùng hải sâm vú có kích thước nhỏ và trải qua ba giai đoạn ấu trùng, lần lượt là ấu trùng Auricularia, kế tiếp Doliolaria rồi đến Pentactula trước khi chuyển sang giai đoạn con giống Juvenile có hình dạng gần giống con trưởng thành.
Tuy nhiên, khó khăn nhất trong việc nuôi ương ấu trùng là giai đoạn ấu trùng bắt đầu chuyển sang giai đoạn sống bám. Giai đoạn này nếu dinh dưỡng không đủ thì ấu trùng không thể chuyển giai đoạn bám đáy thành công.
Trước những khó khăn thực tế, từ cuối năm 2019, nhóm nghiên cứu đề tài đã phối hợp với nhóm nghiên cứu của dự án 4Innovation tại Viện III để cùng tìm hướng đi và đột phá trong sản xuất giống và ương nuôi hải sâm vú trắng.
Hải sâm được nuôi trong ao cát kết hợp với ốc hương. (Ảnh: Phan Sáu/TTXVN)
Do đó, dự án “Nâng cao sản xuất hải sâm giá trị cao thông qua công nghệ phân tử” đã được lựa chọn là 1 trong 3 dự án trong 120 đề án được phê duyệt đợt 1/2019.
Sau quá trình nghiên cứu, thử nghiệm, nhóm nghiên cứu đã “khép kín” được các giai đoạn biến thái ấu trùng, từ giai đoạn Auricularia, Doliolaria, Pentactula, sau đó đến con giống nhằm xây dựng quy trình kỹ thuật sinh sản nhân tạo loài hải sâm vú trắng.
Thành công trong việc lần đầu tiên sản xuất con giống hải sâm vú trắng để đưa ra ương nuôi con giống lớn phục vụ nuôi thương phẩm.
Thành công của dự án “Nâng cao sản xuất hải sâm giá trị cao thông qua công nghệ phân tử” là kết quả của sự kiên trì và sáng tạo của cả nhóm nghiên cứu trong và ngoài nước, cùng trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu và sản xuất, ứng dụng công nghệ mới.
Việc chuẩn bị đưa con giống vào ương nuôi đã sẵn sàng và nhóm nghiên cứu dự án cũng đang khảo sát các vùng nuôi phù hợp cho nuôi thương phẩm.
Nếu việc triển khai nuôi thương phẩm thành công trong thời gian tới, dự án sẽ tạo ra một đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao, góp phần bảo tồn nguồn lợi hải sâm vú trắng tự nhiên và tạo sinh kế cho nhiều người dân biển đảo thay đổi nghề lặn bắt hải sâm vốn rất nhiều rủi ro.
- Trân trọng cảm ơn ông!./.
Bắt được 'quái ngư' khủng, nặng hơn nửa tạ ở đầm phá xứ Huế
Quá trình thu hoạch cá mú nuôi thử nghiệm tại xã Lộc Bình (huyện Phú Lộc, tỉnh TT-Huế) trên vùng đầm Cầu Hai, người dân bắt được cá mú có trọng lượng 'khủng' nặng tới 55kg.
Cá mú "khủng" nặng tới 55kg vừa bắt được trên vùng đầm Cầu Hai. Ảnh: Trung tâm Ươm tạo và Chuyển giao công nghệ - Đại học Huế.
Một trung tâm của Đại học Huế cho hay, họ vừa thu hoạch cá mú nuôi thử nghiệm tại xã Lộc Bình (huyện Phú Lộc, tỉnh TT-Huế) từ năm 2015. Tại đây, người nuôi bắt được một con cá mú nghệ có hình thể bằng với cơ thể người trưởng thành, nặng đến 55kg.
Ban đầu mới đánh bắt được, cá nặng khoảng 25kg. Sau 3 năm nuôi theo mô hình thử nghiệm của trung tâm, cá đạt trọng lượng hơn 55kg. Đây được xem là con cá mú lớn nhất được nuôi tại môi trường đầm phá xứ Huế.
Được biết, giá bán thương phẩm loài cá này hiện nay từ 400.000 đến 500.000 đồng/kg. Nếu nuôi với số lượng lớn, giá trị kinh tế do loài cá này mang lại cho bà con ngư dân địa phương sẽ rất cao.
Cá mú nghệ còn có tên khác cá song vua (Epinephelus lanceolatus), tên tiếng Anh là Giant grouper (có nghĩa là loài cá khổng lồ trong các loài cá mú grouper). Đây là loài cá xương lớn nhất được tìm thấy ở các rạn san hô, là biểu tượng thủy sinh của bang Queensland, Úc. Loài cá này sống ở khắp vùng Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, trừ vịnh Ba Tư.
Cá mú này hai năm về trước tại xã Lộc Bình. (ảnh: Lê Túy)
Ở Việt Nam, cá mú nghệ phân bố chủ yếu ở vùng biển Quảng Ninh - Hải Phòng, Nam Định, Quảng Trị, vùng biển Cà Mau - Kiên Giang và ở TT-Huế nhưng khá ít. Trong tự nhiên, những cá thể lớn có thể dài đến 2,7m và nặng tới vài tạ, hoặc lớn hơn. Cá thường sống ở vùng nước nông và ăn nhiều loài thủy sinh ở biển, kể cả cá mập nhỏ và rùa biển nhỏ.
Một góc đầm Cầu Hai, nơi tập trung nhiều lồng cá nuôi trong môi trường nước lợ - ảnh: Ngọc Văn
Mặc dù sống ở môi trường nước mặn, nhưng qua nuôi thực tế ở vùng đầm Cầu Hai thuộc khu vực Lộc Bình, cá mú nghệ lại chịu đựng tốt với nguồn nước bị ngọt hóa kéo dài vào mùa mưa lũ. Cụ thể, cá thể cá mú nghệ nói trên đã sống sót qua đợt ngọt hóa nguồn nước đầm Cầu Hai kéo dài trong tháng 11 đến tháng 12/2016. Trong khi, nhiều loài cá nuôi lồng nước lợ ở cùng khu vực như cá vẩu, cá dìa... lại không thể sống sót khi nước ngọt tràn về.
Cảnh báo nguy cơ nhựa nano có thể tích lũy trong rễ cây Nghiên cứu mới cho biết nhựa nano sẽ làm chậm sự phát triển của các loài thực vật trên cạn và dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng. Đồ họa cho thấy rễ và lông rễ hấp thụ nano, ở phía dưới là những mảnh rác thải nhựa. Các nhà nghiên cứu môi trường đã cảnh báo rằng vật liệu nano đe dọa sinh...