Lần đầu tiên robot trả lời trước Thượng viện Anh
Ủy ban Truyền thông và Kỹ thuật số của Thượng viện Anh đã trực tiếp đối thoại với Aida để có cái nhìn khách quan hơn về việc công nghệ hiện đại tác động đến nghệ thuật.
Những bức tranh là các tác phẩm tự họa của Aida – một robot có khả năng vẽ tranh xuất sắc. Những tác phẩm của Aida khiến nhiều người sẽ đặt câu hỏi: Công nghệ hiện đại sẽ tác động thế nào đến các ngành nghệ thuật? Công việc của các nhạc sĩ, họa sĩ hay nhà thơ sẽ bị ảnh hưởng thế nào khi robot ngày càng hiện đại và có khả năng tạo ra các tác phẩm nổi bật?
Tại một cuộc họp đặc biệt của Ủy ban Truyền thông và Kỹ thuật số của Thượng viện Anh, bên cạnh khoảng 30 chính trị gia, nghệ sĩ và nhà khoa học thì còn một thành viên đặc biệt khác, đó là cô robot có tên Aida.
Aida có khả năng đối đáp, làm thơ và vẽ tranh nhờ các thuật toán phức tạp do các chuyên gia tại Đại học Oxford chế tạo.
“Bạn sáng tạo nghệ thuật như thế nào? Tác phẩm của bạn khác gì tác phẩm của con người Điều khác biệt với con người là ý thức. Tôi phụ thuộc vào các phần mềm máy tính và thuật toán. Mặc dù vậy tôi có thể sáng tạo nghệ thuật” - robot Aida chia sẻ.
Video đang HOT
Trả lời câu hỏi của ủy ban về cách tạo ra các bức tranh, Aida cho biết có thể vẽ trên vải nhờ vào các thuật toán, camera và cánh tay robot. Aida cũng giải thích, robot này làm thơ bằng cách phân tích một kho văn bản lớn để xác định nội dung phổ biến và cấu trúc thơ và từ đó tạo ra những bài thơ mới.
Quan chức Ủy ban Thượng viện Anh cho biết, những nhà phát triển robot cần có trách nhiệm về các sản phẩm tạo ra bởi robot.
Bà Tina Stowell – thành viên Ủy ban Truyền thông và Kỹ thuật số Thượng viện Anh – cho rằng: “Robot không phải là nhân chứng theo đúng nghĩa. Tôi không muốn xúc phạm người máy nhưng không thể coi robot có tư cách giống như con người. Và nhà phát triển robot sẽ chịu trách nhiệm cuối cùng về các tuyên bố của robot”.
Aida là người máy đầu tiên xuất hiện trước Thượng viện Anh. Các cuộc trao đổi như vậy được kỳ vọng sẽ thúc đẩy hiểu biết và tầm nhìn của giới lập pháp Anh về tương lai của robot và trí tuệ nhân tạo.
Taxi bay của Trung Quốc thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên ở Dubai
Xe taxi bay do nhà sản xuất xe điện tử Trung Quốc Xpeng Inc chế tạo đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE).
Chuyến bay thử nghiệm taxi bay diễn ra trong bối cảnh công ty Xpeng Inc hướng tới việc tung ô tô bay chạy điện ra thị trường quốc tế.
X2 là loại ô tô bay hai chỗ ngồi, cất và hạ cánh theo chiều thẳng đứng bằng điện (eVTOL), được nâng bằng 8 cánh quạt với 2 cánh ở mỗi góc của phương tiện.
Chuyến bay thử nghiệm không người lái kéo dài 90 phút ở Dubai hôm 10/10 được đánh giá là đã hoàn thành các mục tiêu thử nghiệm, đồng thời được nhà sản xuất mô tả là "cơ sở quan trọng cho thế hệ ô tô bay tiếp theo".
Minguan Qiu, Tổng Giám đốc của Xpeng Aeroht, cho biết: "Chúng tôi đang từng bước tiến ra thị trường quốc tế. Đầu tiên chúng tôi chọn thành phố Dubai vì Dubai là thành phố sáng tạo nhất trên thế giới".
Xe bay X2 của Xpeng Aeroht. (Ảnh: Xpeng Aeroht)
Mẫu xe bay này không phát thải carbon, được trang bị hệ thống bay tự động và cả điều khiển bằng tay. Xe có thể đạt tốc độ tối đa 130 km/h.
Xpeng là một trong những nhà sản xuất xe điện lớn nhất ở Trung Quốc và là công ty tiên phong trong việc sản xuất ô tô bay.
Trong tương lai, những chiếc taxi bay có thể chở khách trong thành phố mà không phải lo lắng về những con đường tắc nghẽn. Tuy nhiên, loại hình giao thông này còn nhiều thách thức lớn gồm tuổi thọ pin, độ an toàn, kiểm soát không lưu và vấn đề cơ sở hạ tầng.
Trung Quốc phóng thành công đài quan sát Mặt trời đầu tiên Đài quan sát Mặt trời trị giá 126 triệu USD của Trung Quốc vừa được phóng thành công vào quỹ đạo cách Trái đất 720 km. Tổng công ty Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASC) cho biết, Trung Quốc phóng thành công đài quan sát Mặt trời đầu tiên của mình vào ngày 9/10, lúc 7h43 giờ...