Lần đầu tiên phẫu thuật bóc tách nội mạc động mạch cảnh thành công
Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh vừa triển khai thành công kỹ thuật phẫu thuật nội mạc động mạch cảnh điều trị cho bệnh nhân 75 tuổi bị hẹp khít kèm vôi hóa nặng động mạch cảnh trong 2 bên (hẹp động mạch đưa máu lên não).
Đây là lần đầu tiên kỹ thuật này được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh phối hợp triển khai thực hiện tại Quảng Ninh, trước đó người bệnh phải chuyển lên tuyến Trung ương để điều trị.
Kíp phẫu thuật tiến hành bóc tách nội mạch động mạch cảnh.
Bệnh nhân là Đỗ Đình V. (75 tuổi, phường Hồng Gai, TP Hạ Long) có tiền sử tai biến mạch máu não đã được điều trị ổn định cách đây khoảng chục ngày. Tuy nhiên, sau đó, bệnh nhân ở nhà thường xuyên đau đầu chóng mặt, mệt nhiều nên vào viện thăm khám.
Kết quả thăm khám cho thấy, bệnh nhân bị hẹp khít cả hai động mạch cảnh trong 2 bên kèm vôi hóa nhiều. Tình trạng này có thể gây ra tắc mạch, nguy cơ nhồi máu não tái phát, nguy hiểm đến tính mạng cho người bệnh.
Các bác sĩ đánh giá, nếu xử trí bằng can thiệp nong mạch và đặt stent đối với trường hợp tắc mạch phức tạp như bệnh nhân V. thì sẽ có nhiều nguy cơ như hội chứng tăng tái tưới máu não gây phù não, xuất huyết não… hoặc nhồi máu não do cục nghẽn di chuyển trong quá trình can thiệp.
Vì vậy, sau khi hội chẩn chuyên khoa, các bác sĩ đã chỉ định thực hiện phẫu thuật bóc tách nội mạc động mạch cảnh cho người bệnh.
Video đang HOT
Động mạch cảnh hẹp tắc được phẫu thuật tái thông thành công.
Ngày 12/7, dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Ngọc Tú, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, kíp bác sĩ khoa Ngoại do bác sĩ Phạm Việt Hùng, Trưởng khoa Ngoại phụ trách đã tiến hành mở 5cm đường cổ bên để bộc lộ động mạch cảnh trái.
Sau khi đặt cầu nối nuôi não tạm thời, phẫu thuật viên khéo léo mở động mạch cảnh và lấy bỏ khối xơ vữa trong lòng mạch, đồng thời dùng mảnh ghép nhân tạo vá để nới rộng lòng mạch tránh hẹp tắc về sau.
Ca mổ diễn ra thành công sau 90 phút phẫu thuật, động mạch cảnh trái đã được loại bỏ mảng xơ vữa hoàn toàn và mở rộng lòng mạch bằng mảnh ghép nhân tạo giúp tái lập lưu thông dòng máu lên não.
Việc mở rộng mạch cảnh kết hợp sử dụng mảnh ghép nhân tạo sẽ làm hạn chế tối đa khả năng tái hẹp sau mổ. Hiện sau 3 ngày phẫu thuật, bệnh nhân đã ổn định sức khỏe, dự kiến động mạch cảnh bên phải sẽ được mổ tái thông sau khoảng 1 tháng nữa.
Hẹp động mạch cảnh là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ.
Nguyên nhân bệnh là do mảng xơ vữa phát triển dày lên từ thành mạch và làm giảm lưu lượng dòng máu tới não. Mảng xơ vữa có thể gây huyết khối tắc mạch tại chỗ hoặc di chuyển làm tắc mạch máu não.
Mặc dù là bệnh lý tương đối phổ biến, nhiều nguy cơ, song rất ít bệnh nhân đến khám và điều trị nên thông thường khi phát hiện đã trong tình trạng hẹp tắc và vôi hoá nặng nề.
Tùy theo mức độ hẹp và các triệu chứng mà bệnh nhân có thể được điều trị nội khoa, can thiệp đặt stent hoặc phẫu thuật bóc mảng xơ vữa gây hẹp.
Phẫu thuật bóc nội mạc là phương pháp điều trị mang lại hiệu quả lâu dài, chi phí thấp, tuy nhiên đây là kỹ thuật khó, đòi hỏi đội ngũ bác sĩ phải có kỹ năng tay nghề chuyên khoa sâu trong lĩnh vực phẫu thuật mạch cùng sự phối hợp điều trị nội khoa ở cả trước, trong và theo dõi sau mổ.
Hôn mê do hạ natri máu
Bệnh nhân nữ, 48 tuổi, được bệnh viện tuyến dưới chuyển tới Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong tình trạng hôn mê.
Bệnh nhân có biểu hiện mệt mỏi từ đầu tháng 6, không đi khám mà tự bốc thuốc nam uống. Tới khi bị nôn nhiều, li bì, hôn mê, chị mới được đưa đến bệnh viện.
Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân bị hạ natri máu nên rơi vào hôn mê. Chị đồng thời bị rụng lông mày, nách, mu, gương mặt vô cảm, tuyến vú teo, bác sĩ chẩn đoán hội chứng Sheehan (suy tuyến yên).
Người nhà cho biết sau khi sinh con thứ ba, bệnh nhân bị xuất huyết, phải truyền máu. Do mẹ không có sữa, con phải ăn sữa ngoài. Chị mãn kinh sớm khi mới 25 tuổi.
Bác sĩ Nguyễn Minh Nguyên, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết natri giúp duy trì huyết áp bình thường, hỗ trợ hoạt động của dây thần kinh, cơ bắp, điều chỉnh cân bằng lượng nước trong và ngoài tế bào. Thiếu natri trong một thời gian dài khiến cơ thể suy yếu. Ngưỡng natri bình thường trong máu là 135-145 mEq/L, người bệnh thì lượng natri thấp hơn, chỉ 103 mEq/L.
Khi bị hạ natri máu, bệnh nhân thường chán ăn, buồn nôn, nôn, sợ nước. Nặng hơn, bệnh nhân mệt mỏi, đau đầu, lẫn lộn, u ám, mê sảng, rối loạn ý thức, hôn mê, cơn co giật. Cơ thể tích nước ngoài tế bào gây phù, cổ chướng hoặc mất nước ngoài tế bào như giảm cân, da khô, nhăn nheo.
Người bệnh mạn tính như suy thận, suy tim, xơ gan, hoặc mất dịch cấp như nôn nhiều, đi ngoài phân lỏng nhiều lần, say nóng, sử dụng thuốc lợi niệu, mắc bệnh liên quan đến hormone, đều có nguy cơ cao bị hạ natri.
Bác sĩ khám cho bệnh nhân tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Phác đồ điều trị dựa vào nguyên nhân, tính chất và mức độ của bệnh. Nếu bệnh nhân bị ứ nước, suy tim, suy thận thì hạn chế nước và muối. Bệnh nhân bị hạ natri nặng, mất nước, phải bù dung dịch muối...
Bác sĩ Nguyên khuyến cáo hạ natri máu xảy ra trong nhiều bệnh lý, biểu hiện không điển hình hoặc tình cờ đi khám mới phát hiện. Do đó, người bệnh nên kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm tổng quát thường xuyên, đặc biệt với người có bệnh mạn tính hoặc điều trị nhiều thuốc. Những người nôn, đi ngoài phân lỏng nhiều lần, có thể bù dịch và điện giải bằng oresol.
Khi có các biểu hiện lâm sàng như mất nước hoặc triệu chứng nặng, người bệnh cần đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Mùa hè có 2 loại cảm ai cũng dễ mắc, bác sỹ chỉ cách thoát khỏi sự khó chịu dai dẳng khi bị cảm Thời điểm này đã có rất nhiều người bị mắc bệnh cảm. Theo các bác sĩ, cảm lạnh có thể chữa theo cách dân gian, nhưng cảm nóng thì chống chỉ định với xông, dùng thuốc gì cũng cần có y lệnh. Nếu không chữa sẽ mệt mỏi, đau nhức khắp người, và có thể sốt, suy nhược cơ thể... Theo PGS -...