Lần đầu tiên phát lộ cấu trúc hào thành thành nhà Hồ
Ngày 9/1, các nhà khoa học, cơ quan quản lý đã tổ chức công bố kết quả bước đầu khai quật Hào thành phía Đông và phía Tây thành nhà Hồ.
Tìm thấy nhiều hiện vật có giá trị lớn về lịch sử, đồng thời xác định cơ sở khoa học về quy mô, kiến trúc hào thành.
Thành nhà Hồ là công trình kiến trúc bằng đá độc đáo có một không hai tại Việt Nam, được xây dựng chỉ trong ba tháng (từ tháng 1/1397). Thành còn được gọi là Tây Đô (hay Tây Giai) để phân biệt với Đông Đô ( Thăng Long, Hà Nội). Nơi đây từng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa vào cuối triều Trần và kinh đô của nước Đại Ngu trong 7 năm (1400-1407).
Nhiều hiện vật có giá trị được tìm thấy
Thành nhà Hồ gồm 3 bộ phận, La thành, Hào thành và Hoàng thành. Trong đó, công trình đồ sộ nhất và còn khá nguyên vẹn cho đến ngày nay là Hoàng thành. Hai bộ phận còn lại đã bị thời gian, chiến tranh phá huỷ, nay chỉ còn dấu vết mờ nhạt.
Ngày 27/6/2011, tại phiên họp lần thứ 35 của Ủy ban di sản thế giới thuộc Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên Hợp Quốc (UNESCO), Thành nhà Hồ được công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Một trong 2 hố khai quật tại Thành nhà Hồ
Tại 2hố khai quật rộng 7.000 m2 (hố phía Đông rộng 3.000 m2, phía Tây rộng 4.000 m2) các nhà nghiên cứu tìm thấy nhiều mảnh đá khối kích thuớc nhỏ, một số mảnh vật liệu kiến trúc như gạch chữ nhật, ngói đỏ và hiện vật sành sứ, công cụ sản xuất, sinh hoạt thuộc các giai đoạn sớm, muộn khác nhau (có niên đại khoảng từ thời Lý kéo dài đến thời Trần, Hồ, Lê Sơ, Nguyễn…)
Video đang HOT
Lần đầu tiên các nhà sử học tìm thấy cấu trúc góc Hào thành phía Tây cũng như phần nền gia cố chân Thành nhà Hồ. Từ phát hiện này, các nhà sử học thống nhất kết luận, Hào thành là một bộ phận quan trọng cấu thành Thành nhà Hồ. Hào có chiều rộng 50-60 m, sâu khoảng 6.8-7.2 m, còn chiều dài chưa thể xác định.
Qúa trình khai quật đã phác lộ cấu trúc Hào thành
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Bá Linh, Phó giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ cho biết: “Các nhà khoa học đã làm việc rất cẩn thận, tích cực. Có nhiều cơ sở khẳng định hào thành được gia cố bằng nhiều lớp đất đá dăm, đất sét kiên cố, có khả năng chống chọi thiên tai và biến động của thời gian”.
Giáo sư, tiến sĩ Lưu Trần Tiêu – Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia chia sẽ: “Việc tìm thấy cấu trúc góc Hào thành là một phát hiện quan trọng, góp phần xác định thêm lần nữa quy mô, giá trị, kiến trúc và vị trí của hào thành, kinh thành Tây Đô. Ngoài giá trị văn hoá lịch sử, về lâu dài cần có hội thảo chuyên sâu và sớm tìm phương án khôi phục Hào thành, góp phần phát huy hơn nữa giá trị Thành nhà Hồ về mặt lịch sử và thu hút du khách thăm quan trong tương lai.”
Đây là đợt thứ 3 (sau các năm 2015 và 2016), các nhà khảo cổ tổ chức khai quật Thành nhà Hồ. Ở hai lần khai quật trước, chưa tìm thấy nhiều hiện vật và dấu vết Hào thành như lần này.
Thanh Phương
Theo congly.vn
Giật mình thuật ướp xác "mỹ nhân" Trung Quốc 2.000 tuổi còn nguyên nội tạng
Xác ướp của Tân Truy phu nhân có niên đại hơn 2.000 tuổi gây bất ngờ khi còn nguyên da, tóc và nội tạng. Vì vậy, các chuyên gia tiến nghiên cứu thuật ướp xác để giải mã lý do vì sao thi hài của bà được bảo quản hoàn hảo đến vậy.
Không chỉ Ai Cập, các chuyên gia tìm được một số xác ướp có niên đại hàng ngàn năm tuổi ở Trung Quốc. Đặc biệt, thuật ướp xác của Trung Quốc chứa nhiều điều bí ẩn. Điển hình là bí mật về sự nguyên vẹn đến khó tin của xác ướp Tân Truy phu nhân.
Cụ thể, vào năm 1971, một ngôi mộ cổ hơn 2.000 năm tuổi được tình cờ phát hiện tại Hồ Nam. Bên trong ngôi mộ có xác ướp của một phụ nữ.
Về sau, các chuyên gia xác định được danh tính của xác ướp là Tân Truy phu nhân hay còn gọi Đại phu nhân. Bà là vợ của một hầu tước từng cai quản vùng đất này khoảng 2.200 năm trước, dưới thời nhà Hán.
Điều khiến các chuyên gia vô cùng bất ngờ là xác ướp của Tân Truy phu nhân nguyên vẹn tới mức làn da mềm mại, máu vẫn còn trong huyết quản, tóc và cơ quan nội tạng không bị phân hủy.
Thêm nữa, thi hài của Tân Truy phu nhân không có dấu hiệu của sự co cứng cơ bắp. Bà được mai táng cùng với hơn 1.000 cổ vật quý giá như tượng vàng bạc, váy áo lụa, mỹ phẩm...
Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia chỉ ra Tân Truy phu nhân qua đời khi khoảng 50 tuổi.
Trước sự nguyên vẹn đến khó tin của xác ướp Tân Truy phu nhân, giới chuyên gia bắt tay vào nghiên cứu.
Sau một thời gian tìm hiểu, giới chuyên gia cho hay sở dĩ thi hài Tân Truy phu nhân không có dấu hiệu phân hủy dù đã qua đời hơn 2.000 năm trước là bởi cách bà được chôn cất.
Trên thực tế, thi hài của Tân Truy phu nhân được bọc trong 18 lớp lụa và vải lanh. Kế đến, xác của bà được đặt trong 4 quan tài lồng vào nhau theo kích thước giảm dần. Để tránh không khí và nước lọt vào bên trong, ngôi mộ của vị phu nhân quyền quý được phủ bằng than và phần đỉnh được bịt kín bằng đất sét.
Nhờ vậy, các loại vi khuẩn không thể xâm nhập vào bên trong giúp bảo quản thi hài của Tân Truy phu nhân nguyên vẹn theo thời gian.
Tâm Anh
Theo Kiến thức
Chuyện lạ ở ngôi chùa không hòm công đức Tiếp tục hành trình lần theo dấu vết Vua Lý Công Uẩn, tôi tìm đến chùa Tiêu Sơn - nơi ông từng tu học theo sư Vạn Hạnh. Nơi đây đã gần 1000 năm, nhưng giai thoại về bậc minh quân, thiền sư nổi tiếng vẫn còn in đậm trong khung cảnh của hiện tại. Tượng sư Vạn Hạnh nhìn về Thăng Long...