Lần đầu tiên phát hiện một hành tinh… biết chạy
Sáu chất hóa học trong bầu khí quyển của một ngoại hành tinh cho thấy không chỉ quay quanh sao mẹ, mà còn âm thầm chạy lại gần để hóa thành thế giới nóng bỏng.
Hành tinh kỳ lạ HD 209458b đã giúp giới chứng minh lý thuyết “ Sao Mộc di chuyển” là có thật. Từ lâu, giới thiên văn đã cho rằng Sao Mộc – hành tinh hình thành đầu tiên trong hệ Mặt Trời – thực ra được sinh ra ở một nơi xa Mặt Trời hơn hiện tại, sau đó dần di chuyển vào trong, tác động không ít vào sự hình thành các hành tinh đá nhỏ khác, bao gồm Trái Đất. Trong nghiên cứu mới dẫn đầu bởi Đại học Warwick (Anh), lần đầu tiên một hành tinh biết chạy tương tự đã được xác nhận.
Hành tinh biết chạch HD 209458b. Ảnh: University of Warwick/Mark Garlick
HD 209458b hiện vẫn đang chuyển dịch – nghiên cứu vừa công bố trên Nature khẳng định. Nhóm tác giả đã sử dụng Telescopio Nazionale Galileo một “siêu kính viễn vọng” được đặt ở La Palma, Tây Ban Nha, và thu được quang phổ có độ phân giải cao của bầu khí quyển HD 209458b trong 4 lần nó bay nga ng sao mẹ theo hướng quan sát từ Trái Đất.
Video đang HOT
Theo Sci-tech Daily, họ đã phát hiện ra hydro xyanua, mêtan, amoniac, axetylen, cacbon monoxit và lượng hơi nước thấp trong khí quyển của HD 209458b. Trong đó, sự phong phú bất ngờ của các phân tử gốc cacbon (hydro xyanua, mêtan, axetylen và cacbon monoxit), gấp đôi lượng cacbon dự kiến quan sát được, cho thấy hành tinh này phải tích tụ rất nhiều cacbon trong quá trình hình thành. Điều này chỉ có thể xảy ra ở các hành tinh rất xa sao mẹ.
Tuy nhiên hydro xyanua, mêtan, axetylen và cacbon monoxit) hiện chỉ cách sao mẹ 7 triệu km, tức chưa đầy 1/5 khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời.
“Sẽ không có chuyện một hành tinh hình thành với bầu khí quyển rất giàu carbon nếu nó nằm trong dòng ngưng tụ của hơi nước. Ở nhiệt độ rất nóng của hành tinh này (1.227 độ C), nếu bầu khí quyển chứa tất cả các nguyên tố theo cùng một tỷ lệ như trong ngôi sao mẹ, oxy sẽ dồi dào hơn gấp đôi so với carbon và chủ yếu liên kết với hydro để tạo thành nước hoặc carbon để tạo thành cacbon monoxit” – Tiến sĩ Siddharth Gandhi từ Khoa Vật lý của Đại học Warwick, giải thích.
Theo Tiến sĩ Matteo Brogi, một thành viên khác của nhóm nghiên cứu, phát hiện này còn cung cấp cách để phân loại các hành tinh dựa trên vị trí hình thành và quá trình tiến hóa ban đầu của chúng, cũng như cơ sở để xác định các hành tinh có khả năng lưu giữ sự sống thông qua phân tích các hợp chất trong khí quyển dựa vào quang phổ của chúng.
Phát hiện hành tinh bí ẩn, giống sao Mộc nhưng lại không có mây
Các nhà thiên văn học của Trung tâm Harvard-Smithsonian về Vật lý học thiên thể (Mỹ) vừa phát hiện một hành tinh giống sao Mộc nhưng khí quyển hoàn toàn không có mây hoặc sương mù.
Mô phỏng "sao Mộc nóng" CFA
"Gã khổng lồ khí", có tên WASP-62b, lần đầu tiên lọt vào tầm quan sát của các chuyên gia Trái đất từ năm 2012, thông qua dự án khảo sát WASP của một đội ngũ các nhà nghiên cứu quốc tế. Tuy nhiên, khí quyển của nó chưa từng được nghiên cứu cặn kẽ, cho đến nay.
Khổng lồ khí là nhóm các hành tinh có phần lớn cấu tạo từ khí, như sao Thổ và sao Mộc của hệ mặt trời chúng ta.
Theo thông cáo báo chí của Trung tâm Harvard-Smithsonian về Vật lý học thiên thể, WASP-62b nằm cách Trái đất khoảng 575 năm ánh sáng, và có khối lượng bằng phân nửa sao Mộc.
Trong khi sao Mộc mất gần 12 năm để hoàn tất vòng quay quanh mặt trời, WASP-62b chỉ cần 4 ngày rưỡi để xoay quanh sao trung tâm. Khoảng cách quá gần với sao trung tâm đồng nghĩa với thực tế bề mặt hành tinh này cực nóng, nên được gọi là "sao Mộc nóng", theo báo cáo trên chuyên san Astrophysical Journal Letters.
Điểm đặc biệt hơn cả là hành tinh này không có mây. Đây là lần thứ hai các nhà thiên văn học Trái đất phát hiện một hành tinh không mây, nhưng lần đầu tiên lại là một hành tinh thuộc dạng khác, được gọi là "sao Thổ nóng" và có tên WASP-96b.
Những hành tinh không mây khá hiếm trong vũ trụ. Giới nghiên cứu ước tính chỉ có không đến 7% số hành tinh sở hữu khí quyển trong suốt.
Các chuyên gia hy vọng kính thiên văn không gian James Webb một khi được phóng lên quỹ đạo có thể cho phép nghiên cứu chi tiết hơn về hành tinh trên, chẳng hạn như WASP-62b hình thành như thế nào, liệu nó có khác những hành tinh mây hay không.
Hành tinh kiên cường tạo lại khí quyển thay thế sau khi mất lớp ban đầu Mất đi khí quyển bảo vệ, một hành tinh lại "mọc" ra lớp mới? Trường hợp khó tin này đã xảy ra tại một hành tinh vô cùng kiên cường ở cách Trái đất 41 năm ánh sáng sau vụ chạm trán khốc liệt với sao trung tâm. GJ 1132 b chỉ mất 1,5 ngày để hoàn tất vòng quay quanh sao trung...