Lần đầu tiên một ca phẫu thuật chữa trị ung thư được điều khiển từ xa bằng mạng 5G tại Trung Quốc
Lại có thêm một lý do nữa để thế giới nhanh chóng tiến tới mạng 5G càng sớm càng tốt.
Người phụ nữ tên Mao bị ung thư vú và đang được chữa trị tại bệnh viện quận Phổ Khẩu, TP. Nam Kinh, Giang Tô, Trung Quốc.
Vào lúc 9h sáng ngày 3/7, các bác sỹ, dẫn đầu là Jiang Ping đã chuẩn bị ca phẫu thuật chữa trị ung thư cho bà Mao. Điều đặc biệt là bác sỹ phẫu thuật chính Tang Jinghai, một chuyên gia về ung thư vú lại không có ở bệnh viện mà trực tiếp chỉ đạo các thủ thuật mổ và lấy khối ung thư cho bệnh nhân từ khoảng cách hơn 20km.
Với sự trợ giúp của mạng 5G và công nghệ thực tế hỗn hợp, việc truyền tín hiệu diễn ra suôn sẻ và ổn định trong suốt quá trình phẫu thuật. Tang có nhiệm vụ mô tả và chỉ dẫn các bác sỹ phẫu thuật biết về các vị trí cần tiếp cận. Mọi câu hỏi và chỉ dẫn đều được truyền đi trong thời gian thực. Hai giờ sau khi phẫu thuật, khối u đã được loại bỏ hoàn toàn.
Video đang HOT
Tang cho biết, công nghệ 5G và thực tế hỗn hợp sẽ giúp các bệnh viện tuyến trung ương có thể chuyển giao công nghệ và liên kết chặt chẽ với các bệnh viện tuyến dưới. Việc có thể kết nối và trò chuyện trong thời gian thực giúp các bác sỹ có thể dễ dàng trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ các phương pháp chữa trị phức tạp hơn.
Trước đó, bệnh viện này cũng đã thành công trong việc phẫu thuật phỏi từ xa bằng công nghệ 5G và thực tế hỗn hợp vào ngày 13/5.
Hay vào hồi tháng 1/2019, một bác sỹ phẫu thuật ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc đã thực hiện ca phẫu thuật từ xa đầu tiên trên thế giới bằng công nghệ 5G. Nơi phẫu thuật cách nơi vị bác sỹ đang ở khoảng 64km và ca trực hôm đó đã cắt bỏ thành công gan của động vật thí nghiệm bằng cánh tay hỗ trợ.
Theo lý thuyết, tốc độ truyền của mạng 5G nhanh hơn 10 – 20 lần so với 4G và chỉ trễ khoảng một vài phần nghìn giây. Trong khi đó độ trễ của mạng 4G là hàng chục mili giây.
Công nghệ 5G hứa hẹn sẽ giúp chữa trị cho các bệnh nhân ở vùng sâu vùng xa, nơi không có điều kiện tiếp cận các phương tiện chữa trị hiện đại.
Theo GenK
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân bị khối u màng não khổng lồ
Đây là trường hợp đầu tiên được thực hiện tắc mạch trước khi mổ lấy u màng não tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ. Kỹ thuật này giúp giảm thiểu ra máu nếu mổ ngay từ đầu, rút ngắn thời gian phẫu thuật.
Theo dõi bệnh nhân sau khi phẫu thuật tách khối u - Ảnh: Phong Phạm
Nữ bệnh nhân Thạch Thị Sa Phên, người Khơme (SN 1967, ngụ H.Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long), được đưa vào khoa Cấp cứu của Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ ngày 23.6 trong tình trạng lơ mơ. Trước đây, bệnh nhân đã có những cơn đau đầu, mỗi lần tự uống thuốc thì đều giảm. Gần đây, do bà Phên đau đầu ngày càng nhiều, uống thuốc không giảm, kèm theo tri giác lơ mơ hơn, nên người nhà đưa đi nhập viện và phát hiện bệnh nhân bị khối u.
Do khối u kích thước lớn, vượt khả năng điều trị nên Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ. Khám lâm sàng ghi nhận: bệnh nhân lơ mơ, đau đầu nhiều, buồn nôn, không yếu chi. Trên CT-scan sọ não có khối u vùng chẩm phải rất lớn với kích thước 57,5 x 69,6 x 66,2mm đẩy đường giữa lệch trái.
Khối u là u màng não lành tính, bám vào mặt trên lều tiểu não bên phải, nhưng do kích thước to, khối u phát triển ra phía sau, bám dọc theo xoang ngang.. Khối u có kích thước lớn, bám vào những vị trí dễ ra máu và được cấp máu bởi nhiều mạch máu nuôi.
Phẫu thuật được xem là phương pháp lựa chọn ưu tiên hàng đầu. Nhưng những khối u nằm sâu ở nền sọ, khối u có kích thước lớn, đặc biệt những khối u có nhiều mạch máu tăng sinh thì kết quả phẫu thuật không được như mong muốn, thậm trí có trường hợp tử vong, đôi khi mở hộp sọ ra lại phải đóng vào do u ra máu nhiều, không cầm được máu.
Do đó, bệnh viện tiến hành hội chẩn khẩn cấp, với các chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh, ngoại thần kinh, đơn vị can thiệp nội mạch, gây mê hồi sức... Kết thúc hội chẩn, các bác sĩ đưa ra hướng điều trị là phối hợp giữa kỹ thuật can thiệp nội mạch trước và phẫu thuật lấy u qua kính vi phẫu.
Hình ảnh chụp khối u của bệnh nhân - Ảnh: Phong Phạm
Ngày 25.6, ê kíp can thiệp nội mạch đã tiến hành chụp mạch cho bệnh nhân để đánh giá mạch máu nuôi và tắc động mạch nuôi khối u màng não. Theo bác sĩ Trịnh Thành Tín (đơn vị Can thiệp mạch): "Ê kíp sử dụng 1 ống siêu nhỏ, luồn từ động mạch đùi, tại vị trí cuống mạch nuôi khối u, các hạt vật liệu được bơm vào mạch máu, làm giảm dần khẩu kính lòng mạch và cuối cùng gây tắc mạch. Chụp kiểm tra sau cùng tắc hoàn toàn các nhánh nuôi u.
Nút mạch trước mổ làm giảm lượng máu tới u, hạn chế nguy cơ ra máu ồ ạt trong phẫu thuật; đồng thời làm khối u hoại tử dần, thời gian phẫu thuật được rút ngắn, tăng tính an toàn cho người bệnh. Nếu bệnh nhân không được phẫu thuật kịp thời, kích thước khối u ngày càng to, sẽ ảnh hưởng sức khỏe rất lớn bởi các biến chứng: liệt người, tần suất các cơn động kinh tăng lên, hôn mê, thậm chí gây tử vong".
Sau 24 giờ can thiệp nội mạch, ngày 26.6, bệnh nhân được đưa vào phòng mổ lần 2 để thực hiện phẫu thuật lấy u. Do đã được tắc mạch trước mổ, khối u trở nên mềm, ít ra máu. Việc lấy giảm khối mô u ở trung tâm diễn ra thuận lợi và nhanh chóng. Sau 4 giờ phẫu thuật với lượng máu mất không đáng kể, cuộc phẫu thuật đã thành công ngoài mong đợi. Chụp CT-scanner đầu kiểm tra sau phẫu thuật, hình ảnh cho thấy đã bóc tách hoàn toàn khối u. Bệnh nhân đã được theo dõi và điều trị tích cực Khoa Phẫu thuật - Gây mê hồi sức.
Sáng 1.7, bệnh nhân đã tỉnh táo tiếp xúc tốt, sinh tồn ổn định, dự kiến trong ngày sẽ chuyển xuống Khoa Ngoại thần kinh tiếp tục theo dõi và điều trị tiếp. Theo các bác sĩ, các khối u màng não cần được chẩn đoán sớm, điều trị phẫu thuật triệt để sẽ cho kết quả tốt và ít để lại di chứng.
Phạm Phong
Theo motthegioi
Nam thanh niên bị máy làm mộc nghiền nát bàn tay Tai nạn khiến bàn tay phải của bệnh nhân bị vỡ nát, chảy nhiều máu, phải nhập viện khẩn cấp. Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa cấp cứu cho trường hợp bệnh nhân N.V.T., 28 tuổi, trú tại Tam Nông, Phú Thọ trong tình trạng bàn tay bị nghiền nát nham nhở, ra máu nhiều, ngón 2, 3, 4 dập...