Lần đầu giải trình tự nấm penicillin của Alexander Fleming
Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Hoàng gia London giải trình tự loại nấm mốc thuộc họ Penicillium do chính cha đẻ của thuốc kháng sinh nuôi cấy.
Nấm nuôi cấy từ mẫu vật của Alexander Fleming. Ảnh: CABI.
Các nhà nghiên cứu Anh sử dụng mẫu vật đông lạnh từ chủng nấm ban đầu do bác sĩ kiêm nhà vi sinh vật học Alexander Fleming tình cờ nuôi cấy ở London năm 1928, sau đó so sánh với chủng nấm hiện đại sử dụng trong sản xuất công nghiệp. Mẫu vật chủng nấm của Fleming được giữ lạnh trong bộ sưu tập tại Trung tâm Nông nghiệp và Sinh học Quốc tế tại Oxfordshire, Anh. Nhóm nghiên cứu nhận thấy chủng nấm Anh sử dụng phương pháp sản sinh penicillin hơi khác biệt so với các chủng hiện nay trong sản xuất kháng sinh ở Mỹ. Họ công bố kết quả nghiên cứu hôm 24/9 trên tạp chí Scientific Reports.
Video đang HOT
Fleming phát hiện loại kháng sinh đầu tiên trên thế giới khi một loài nấm mốc thuộc họ Penicillium mọc tình cờ trong đĩa petri ở phòng thí nghiệm của ông tại Trường Y Bệnh viện St. Mary, ngày nay thuộc Đại học Hoàng gia London. Fleming quan sát đĩa cạn gần cửa sổ để mở bị nhiễm nấm. Tụ cầu khuẩn mà ông nuôi cấy trong kỳ nghỉ tới Suffolk đã chết khi loại nấm này mọc. Ngược lại, những đám tụ cầu khuẩn mọc xa chỗ nấm vẫn nguyên vẹn.
Fleming được trao giải Nobel Y sinh năm 1945 cho công trình về penicillin và thuốc kháng sinh, cùng với đồng nghiệp Ernst Chain và Howard Florey. Dù chủng nấm của Fleming được xem như “nguồn ban đầu” của penicillin, việc sản xuất kháng sinh ở Mỹ nhanh chóng chuyển sang sử dụng loại nấm khác mọc trong dưa ruột vàng. Hơn nữa, loại nấm tự nhiên này cũng thay đổi theo thời gian do các nhà sản xuất thuốc chọn lọc nhân tạo những chủng sản sinh lượng penicillin cao hơn.
Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học nuôi nấm từ mẫu vật ban đầu của Fleming. Ban đầu, họ định sử dụng chủng nấm trong một số thí nghiệm khác nhau, theo nhà sinh vật học tiến hóa Timothy Barraclough ở Đại học Hoàng gia London và Đại học Oxford. Nhưng họ bất ngờ nhận ra chưa có ai giải trình tự gene của nấm penicillium nguyên bản dù nó có ý nghĩa quan trọng đối với lĩnh vực y học.
Giáo sư Barraclough và cộng sự tập trung vào hai loại gene, một loại mã hóa enzyme mà nấm sử dụng để sản sinh penicillin và một loại điều phối các enzyme đó. Họ nhận thấy cả chủng nấm ở Anh của Fleming và chủng dùng trong sản xuất công nghiệp đều có cùng mã gene điều phối, nhưng loại sau có nhiều bản sao gene điều phối hơn, khiến nó phù hợp để sản xuất thuốc hơn.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu phát hiện gene mã hóa enzyme sản sinh penicillin khác biệt giữa hai chủng cô lập ở Anh và Mỹ. Điều này hé lộ penicillium tự nhiên tiến hóa khác biệt giữa hai nước, dẫn đến các phiên bản enzyme hơi khác nhau. Do nấm mốc như Penicillium tiết ra kháng sinh để chống lại vi khuẩn, nhiều khả năng chủng ở Anh và Mỹ khác biệt bởi chúng cần thích nghi nhằm chiến đấu tốt nhất với quần thể vi khuẩn ở địa phương.
Lá nhân tạo biến ánh sáng mặt trời thành... thuốc
Các nhà khoa học tại Đại học Công nghệ Eindhoven (Hà Lan) đã nghiên cứu ra một loại lá nhân tạo, mở ra một tương lai đầy hứa hẹn cho ngành dược.
Với hình dạng giống lá cây bình thường, loại lá nhân tạo hấp thụ ánh sáng mặt trời, rồi chuyển đổi năng lượng này thành một thứ hoàn toàn mới - có công dụng như thuốc dành cho con người.
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành dự án này được một thời gian và giới thiệu mẫu vật đầu tiên vào năm 2016. Đến nay, công nghệ đã tiến bộ hơn nhiều và các nhà nghiên cứu cho biết chiếc lá nhân tạo có màu sắc đẹp mắt này có thể sử dụng để tạo ra gần như bất kì loại thuốc nào.
Chiếc lá nhân tạo biến ánh sáng mặt trời thành năng lượng để sản xuất thuốc
Về cấu tạo, bên trong những chiếc lá này sẽ có hệ thống đường dẫn tương tự như gân lá tự nhiên. Khi ánh sáng mặt trời chiếu vào chất lỏng chảy trong lá, phản ứng hóa học sẽ xảy ra. Thông thường, quá trình này đòi hỏi có năng lượng điện, hóa chất hoặc đồng thời có cả hai. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chứng minh được, năng lượng từ ánh sáng mặt trời thực sự hiệu quả trong việc tạo ra năng lượng để sản xuất thuốc.
Trưởng nhóm nghiên cứu Timothy Noel cho biết, ông và các đồng nghiệp không gặp bất kỳ trở ngại nào để quan sát hoạt động của công nghệ mới này, ngoại trừ việc giới hạn thời gian làm việc vào ban ngày.
Những chiếc lá nhân tạo hoàn toàn có thể nhân rộng, bất cứ nơi nào có mặt trời là chúng hoạt động được. Việc nhân rộng rất dễ dàng và do tính chất tự cung cấp năng lượng và giá thành không hề đắt, chúng rất phù hợp để dùng trong quá trình sản xuất hóa chất cần tiết kiệm chi phí.
Phương pháp này sẽ được sử dụng ở những nơi khan hiếm thuốc và không có đủ điều kiện sản xuất thuốc.
Tàu thăm dò Osiris-Rex sắp chạm bề mặt hành tinh Bennu Sau hành trình kéo dài 4 năm, tàu thăm dò Osiris-Rex của Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) dự kiến chạm xuống bề mặt tiểu hành tinh Bennu vào ngày 20/10 tới để thu thập mẫu vật mang về Trái Đất. NASA đưa ra thông báo này ngày 24/9. Hình minh họa này cho thấy tàu vũ trụ OSIRIS-REx của...