Lần đầu ăn Tết nhà chồng, nàng dâu run rẩy trước bảng chi tiêu của mẹ
Tết sắp đến, vợ chồng tôi lại đau đầu chuyện quà cáp cho họ hàng ở quê. Năm ngoái, lần đầu về nhà chồng ăn Tết, tôi phải chi hơn 10 triệu đồng để mua bánh kẹo, lì xì bố mẹ, họ hàng bên chồng.
Tôi lấy chồng năm ngoái. Vợ chồng tôi làm công nhân, sống trọ tại tỉnh Bình Dương. Quê tôi ở Long An, còn quê chồng ở Lâm Đồng.
Hàng tuần, chúng tôi đều về Long An thăm cha mẹ tôi. Thế nên, dịp lễ Tết, cả hai sẽ về thăm cha mẹ chồng.
Quanh năm không phải làm dâu, tôi thấy mình thảnh thơi hơn nhiều chị em khác. Từ đó, tôi có suy nghĩ khi về nhà chồng chơi, mình phải quan tâm và chi tiêu thoáng hơn.
Tuy nhiên, ngay lần đầu về nhà chồng ăn Tết, tôi đã có một trải nghiệm không mấy vui vẻ.
Trước ngày về Lâm Đồng, tôi mua sắm rất nhiều bánh mứt, quần áo làm quà. Tôi còn cẩn thận chuẩn bị phong bao lì xì cho cha mẹ chồng và các cháu nhỏ.
Tôi tính toán tiền tiêu Tết mà đau hết cả đầu. Ảnh minh họa: PX
Tôi đinh ninh, mẹ chồng sẽ vui vẻ và trách yêu: “Mua gì mà nhiều thế”. Thế nhưng, thực tế lại hoàn toàn ngược lại.
Video đang HOT
Vợ chồng tôi vừa bước xuống xe khách, khệ nệ xách hành lý vào nhà thì mẹ chồng từ sau bếp ra đón. Nụ cười của bà chợt tắt khi cùng tôi soạn đến túi quà cuối cùng.
Bà kéo tôi vào phòng riêng và dạy dỗ: “ Sao năm đầu về nhà chồng mà con không chuẩn bị quà bánh biếu họ hàng?
Nhà mình có thông lệ, năm đầu về nhà chồng ăn Tết, cô dâu mới phải chuẩn bị quà bánh, bao lì xì cảm ơn cô bác, anh em… đã đến dự cưới.
Chồng con không nói cho con biết sao, cha mẹ con không dạy con điều này sao?”.
Tôi có chút hoang mang nhưng kịp nói đỡ rằng, ở quê mình không có thông lệ đó.
Nghe vậy, mẹ chồng sang phòng riêng lấy giấy bút, rồi ghi “những thứ cần làm, cần tiêu” trong lần đầu về nhà chồng ăn Tết. Bà đưa cho tôi tờ giấy và nói: “Ngày trước, chị gái của thằng T. (chồng tôi) lấy chồng, mẹ cũng đưa giấy, dặn nó làm theo. Nhờ vậy, cha mẹ chồng quý nó lắm”.
Đọc từng việc cần làm và những khoản cần chi tiêu trong tờ giấy của mẹ chồng đưa mà tôi run lẩy bẩy. Tiền quà, tiền lì xì, tiền biếu cha mẹ chồng, tiền góp vào ăn Tết chung… cứ nhảy múa trong đầu tôi.
Chỉ riêng khoản tiền góp vào ăn Tết chung, tôi đã phải đưa cho mẹ chồng 3 triệu đồng. Vì mẹ chồng có lưu ý rõ trong giấy là “ít nhất 2 triệu đồng”.
Ngoài ra, tiền lì xì cha mẹ chồng vào mùng 1 Tết là 500.000 đồng/người, các cháu nhỏ thì 200.000 đồng/bé. Chưa kể, quà thăm họ hàng mỗi nhà bao gồm: 1 hộp bánh ngọt, 1 túi trà hoặc cà phê.
Tết năm ngoái, tôi không còn thời gian vui chơi, phải dành trọn mùng 2, mùng 3 để đến biếu quà từng nhà. Đến nhà nào có trẻ con, tôi lại phải lì xì từ 20.000 – 50.000 đồng/bé.
Tổng chi tiêu “cảm ơn họ hàng” phải hơn 10 triệu đồng, chưa tính đến quà bánh trước đó vợ chồng tôi chuẩn bị cho cha mẹ chồng.
Với đồng lương công nhân và nhất là thời điểm khó khăn, hơn 10 triệu đồng đó trở thành món nợ mà vợ chồng tôi phải dè sẻn mới trả hết.
Lần này về quê chồng, tôi đã chuẩn bị 3 triệu đồng góp vào ăn Tết, 2 triệu đồng tiền lì xì. Dù rất xót xa nhưng tôi cũng cố gắng thu xếp, tính toán để chồng được vui.
Tôi chỉ mong lần về Tết này không phát sinh thêm khoản chi tiêu nào khác. Bởi, tôi đang lên kế hoạch có em bé trong năm mới. Việc gánh thêm nợ sau Tết sẽ khiến dự định của chúng tôi phải hoãn lại mất thôi.
Bán được mảnh đất tiền tỷ, mẹ mất ăn mất ngủ vì các con kêu khó
Từ ngày bán được mảnh đất hơn 1 tỷ đồng, con cái thường xuyên về nhà thăm hỏi, quà cáp cho bố mẹ.
Không khí khác hẳn mấy năm về trước.
Tôi sinh được 4 người con, 2 trai, 2 gái. Nhiều năm, tôi phải chật vật nuôi các con khôn lớn, cũng chỉ hy vọng chúng được học hành đàng hoàng, có công việc ổn định. Vợ chồng tôi đều làm nông, chạy ăn từng bữa. Những năm tháng đó, nghĩ lại tôi vẫn thấy sợ. Nhưng may mắn, con cái đứa nào cũng ý thức được sự vất vả của bố mẹ nên chăm chỉ học hành. Tuy không giỏi giang như con người ta nhưng cũng đỗ trường này, trường nọ.
Ra trường, các con phải tự lập, tự kiếm việc. Hai đứa con gái may mắn hơn vì có công việc tốt hơn các anh. Hai đứa con trai thì chật vật, lập nghiệp thất bại rồi lại chọn đi làm công, ăn lương. Lúc nào con cái chưa ổn định, trong lòng tôi còn lo lắng bộn bề.
Tôi lo con cái nghĩ mình ích kỷ. Ảnh minh họa: Sina
Người ta bằng tuổi của vợ chồng tôi được con cái đưa đi du lịch đây đó, thậm chí được con xây nhà cao cửa rộng cho nhưng chúng tôi thì không. Hai vợ chồng vẫn ở căn nhà cấp 4 cũ, con cái chưa đứa nào biếu được bố mẹ khoản trợ cấp hàng tháng. Mọi chi tiêu trong gia đình, vợ chồng tôi vẫn phải bòn từ việc bán con gà, quà mít trong vườn.
Hai con trai lớn đã có gia đình, sống ở thành phố. Đứa thuê nhà, đứa mua nhà trả góp, chật vật từng tháng trả ngân hàng. Thương các con nhưng tôi không biết làm gì. Con gái cũng đã lấy chồng, đều có con. Chúng may mắn hơn các anh vì có công việc tốt nhưng nhà chồng cũng nhàng nhàng lại ở xa, chẳng đứa nào giúp được bố mẹ lúc ốm đau, bệnh tật. Ngày trước nghĩ có con trai sẽ ở cùng với bố mẹ nhưng khi chúng lập nghiệp, cưới vợ, tôi lại thấy ở riêng là tốt nhất.
Vợ chồng già tuy có buồn nhưng cũng được yên tĩnh, khỏi lo lắng chuyện mẹ chồng nàng dâu. Nhiều năm nay, tôi đau đáu việc bố mẹ làm nông không lo được cho các con có cuộc sống sung túc, để các con phải bươn chải, vất vả. Mấy năm trước, đất sốt, tôi bàn với chồng bán mảnh đất rộng đang ở. Nghĩ bụng, dù sao các con cũng có cơ ngơi riêng, giữ nhiều đất cũng không làm gì.
Cuối cùng, chúng tôi bán một mảnh đất hơn 400m2 được 1,4 tỷ đồng. Tôi chia đều cho mỗi con 200 triệu đồng. Số còn lại, hai vợ chồng quyết định giữ, gửi ngân hàng lấy lãi để chi tiêu hàng tháng, sống sung túc hơn một chút.
Tôi cũng kiên quyết không cho ai vay khoản đó để phòng khi vợ chồng ốm đau còn có cái để lo liệu. Thực tế, nhiều năm nay, khi chúng tôi ốm đau, chỉ có tôi và chồng là người tự đi vay mượn lo liệu cho nhau. Gọi con cái từ xa về một là khó, hai là chẳng đứa nào có nổi tiền mà biếu bố mẹ được chục triệu chữa bệnh.
Thế nhưng, sau này, vợ chồng chúng tôi khổ sở vì liên tục bị các con làm phiền. Sau khi mỗi đứa con nhận 200 triệu, dường như đứa nọ lo đứa kia "vay kín" bố mẹ. Nên thi thoảng con gái lại gọi về hỏi: "Bố mẹ đã gửi tiền tiết kiệm chưa ạ? Nhất định không được cho ai vay đâu nhé". Vài tháng con trai lớn lại gọi về kêu khó khăn, làm ăn thất bát. Con gái thì than phiền nhà chồng gây khó dễ, muốn ra ngoài ở riêng mà chưa có tiền mua nhà.
Các con cũng chăm về thăm bố mẹ hơn, thường xuyên mua quà biếu bố mẹ, thuốc thang tẩm bổ cũng không quên. Trước đây, việc này chưa từng xảy ra. Đến ngày Tết, mua cây đào nhỏ, bố mẹ cũng phải bỏ tiền.
Tôi không biết có phải mình đa nghi không nhưng tôi luôn có cảm giác, các con đang nhòm ngó số tiền còn lại của bố mẹ. Tôi đã cho đứt mỗi đứa 200 triệu là muốn chúng an phận, khỏi giành nhau. Sau này đất còn đó, tôi sẽ di chúc chia đều cho 4 con không phân biệt trai gái.
Giữ được số tiền hơn 400 triệu mà suốt mấy năm nay tôi mất ăn mất ngủ. Con cái kêu khó, mình giữ thì bị mang tiếng xấu với con, với xóm giềng. Nhưng một đứa kêu, hai đứa kêu tôi lại rút tiền cho chúng vay, liệu đến lúc bệnh, chúng có tiền lo cho vợ chồng tôi như lời chúng hứa? Hay lúc đó lại "con khó khăn lắm, bố mẹ thông cảm". Tôi thực sự không biết mình làm đúng hay sai khi cứ giữ khư khư toàn bộ số tiền còn lại?
Giám đốc nợ nần chồng chất, ô tô cũng bán rồi, tiền đâu lo Tết hoành tráng Ai cũng nghĩ, giám đốc từng giàu có như tôi chẳng lẽ không lo được tiền ăn Tết nhưng nói thật, cái mác đã gắn rồi, giờ buông rất khó. 4 năm nay, lần nào tôi về quê, họ hàng, bà con lối xóm cũng sang đầy nhà chờ sẵn. Chẳng là, từ ngày tôi lên làm giám đốc, có công ty riêng,...