Làn da thay đổi như thế nào trong ngày ‘đèn đỏ’?
Ngày ‘đèn đỏ’ ảnh hưởng đến bạn ở các triệu chứng như thèm ăn, chuột rút… thậm chí nó còn làm cho làn da của bạn xấu đi.
Dưới đây là một số vấn đề thường gặp ở da do ảnh hưởng của chu kì kinh nguyệt và ngày ‘đèn đỏ’:
Tăng lượng dầu dưới da
Trước ngày có kinh nguyệt, lượng hoóc-môn trong cơ thể người phụ nữ tăng lên. Điều này kích thích tuyến dầu của da và có thể làm xuất hiện mụn trên da do lượng dầu tiết ra bít lỗ chân lông và khiến cho vi khuẩn sinh sôi nhiều hơn. Đó là lý do vì sao nhiều người thường bị mụn khi có kinh nguyệt’, bác sĩ da liễu Josh Zeichner cho biết.
Trong thời gian 14 ngày kể từ ngày cuối cùng của chu kì kinh nguyệt, lượng estrogen giảm xuống và nồng độ androgen tăng lên. Đây là khi da sản xuất dầu ở mức cao nhất, lỗ chân lông bị chặn và sự hình thành mụn là phổ biến. ‘Mụn xuất hiện ở thời kì này cũng có thể gây tổn thương vĩnh viễn và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Để ngăn chặn mụn, tốt nhất bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ hoặc làm sạch da với dung dịch có lượng pH thấp’, Giáo sư Kecia Gaither thuộc Bệnh viện Đại học Brookdale và Trung tâm y tế, Brooklyn, New York cho biết.
Những ngày ‘đèn đỏ’ là thời điểm sản xuất da dầu ở mức cao nhất (Ảnh minh họa: Internet)
Lỗ chân lông lớn hơn
Một sự đột biến của progesterone và testosterone xảy ra khoảng một tuần trước khi có kinh nguyệt có thể làm cho lỗ chân lông trên da của chị em bị tắc nghẽn với bã nhờn. Kết quả là trong những ngày này, chị em thấy lỗ chân lông trên da mình như lớn hơn. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập qua da dễ dàng hơn và đe dọa sức khỏe của bạn.
Video đang HOT
Da bị khô
‘Trong thời gian có kinh nguyệt, mức độ estrogen giảm dẫn đến khử nước trên da. Kết quả làn da bạn bị khô hơn những ngày khác không có ‘đèn đỏ’, Gaither nói. Để tránh điều này, bạn nên duy trì thói quen dưỡng ẩm cho da và uống đủ nước để da được cung cấp đủ nước, đặc biệt là trong những ngày ‘đèn đỏ’.
Da bạn bị khô hơn những ngày khác không có ‘đèn đỏ’ (Ảnh minh họa: Internet)
Tăng sự nhạy cảm với ánh mặt trời
Giáo sư, bác sĩ phẫu thuật Dana Khuthaila, nói rằng, sự thay đổi hormone làm cho lỗ chân lông của bạn bị tắc cũng có thể làm tăng sự ửng đỏ và nhạy cảm của da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Do đó, da dễ bị viêm và nhiễm trùng hơn. Vì vậy, trong những ngày này, chị em đặc biệt không được quên dùng kem chống nắng mỗi khi ra ngoài trời, đặc biệt là trong mùa hè chứ không phải chỉ trong những ngày ‘đèn đỏ’.
Theo Afamily
5 bệnh gây triệu chứng khó chịu trong kì 'đèn đỏ'
Ngoài nguyên nhân do đặc điểm sinh lý, những khó chịu trong chu kì kinh nguyệt có thể xuất phát từ những nguyên do bệnh tật khác.
Những cơn đau trong chu kì kinh nguyệt là điều mà không chị em nào muốn gặp cho dù đôi khi nó là cảm giác khó chịu chứ không hẳn là những cơn đau. Nhưng nếu không may gặp phải tình trạng này, bạn cần nắm được các nguyên nhân có thể gặp để biết cách xử trí phù hợp và hiệu quả nhất.
Nguyên nhân đau bụng, khó chịu trong chu kì kinh nguyệt có thể xuất phát từ yếu tố di truyền nhưng cũng có thể là do sự căng thẳng hoặc các yếu tố tâm sinh lý khác gây ra. Một số chị em có thể gặp triệu chứng chuột rút, đau lưng hoặc đau bụng trong khi những người khác lại kèm theo cả triệu chứng đầy hơi, buồn nôn, khó thở... Trong một số trường hợp nghiêm trọng, các cơn đau có thể khiến chị em bị tê vùng bụng, kinh nguyệt ra nhiều mệt mỏi đến kiệt sức... Nếu gặp tình trạng này thì chị em phải đến bệnh viện để được chăm sóc sức khỏe thích hợp. Chẩn đoán sớm và chính xác nguyên nhân sẽ giúp việc điều trị đạt kết quả tốt nhất.
Hãy cùng tìm hiểu xem những nguyên nào gây ra tình trạng này ở chị em nhé:
Những cơn đau trong chu kì kinh nguyệt là điều mà không chị em nào muốn gặp (Ảnh minh họa: Internet)
Lạc nội mạc tử cung
Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc trong tử cung. Nội mạc tử cung có thể bong ra và chảy ngược vào trong, bám vào các vùng trong cơ quan sinh sản và gây viêm mãn tính, chảy máu trong và gây ra các cơn đau ở vùng chậu. Do vậy, vào những ngày có 'đèn đỏ', đây cũng có thể là một trong những những lý do chính khiến nhiều chị em đau vùng chậu.
U xơ tử cung
U xơ tử cung là bệnh rất phổ biến và nhiều chị em gặp phải. Tuy nhiên, bệnh này lại không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu nên nhiều chị em không biết mình bị bệnh. U xơ tử cung có thể ảnh hưởng tới dòng chảy của kinh nguyệt hàng tháng và khiến không ít phụ nữ cảm thấy đau đớn, thậm chí trở thành ác mộng của không ít chị em.
Vòng tránh thai
Vòng tránh thai là một công cụ tránh thai có tác dụng tạm thời và không liên quan đến nội tiết tố trong cơ thể. Vòng tránh thai được đặt trong tử cung và có thể có những tác dụng phụ, ví dụ như khiến dòng chảy kinh nguyệt nhiều hơn, chu kì kinh nguyệt thay đổi, kéo dài hơn hoặc có gây ra những triệu chứng khi có kinh như đau bụng, đầy bụng, đầy hơi... Những tác dụng phụ này thường xuất hiện rõ nhất trong thời gian đầu mới đặt vòng. Nó cũng có thể tái phát sau đó nhiều năm.
Ngoài nguyên nhân do đặc điểm sinh lý, những khó chịu trong chu kì kinh nguyệt có thể xuất phát từ những nguyên do bệnh tật khác (Ảnh minh họa: Internet)
Các bệnh vùng chậu
Các bệnh vùng chậu, đặc biệt là nhiễm trùng vùng chậu cũng được coi là nguyên nhân có thể gây ra tình trạng khó chịu trong kì kinh nguyệt. Nhiễm trùng vùng chậu là một bệnh nhiễm trùng về đường sinh dục nữ và có thể xuất phát từ tình trạng lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục mà không được điều trị thích hợp.
Bệnh nhiễm trùng này có thể gây ra các vết sẹo gần khung xương chậu. Trong thời gian kinh nguyệt, các kích thích tố sẽ ảnh hưởng đến tử cung, các mô sẹo và gây đau, khó chịu.
Ung thư biểu mô
Ung thư biểu mô cũng có thể là một trong những nguyên nhân làm cho nhiều chị em đau đớn trong ngày có kinh nguyệt. Bệnh ung thư biểu mô cũng có thể gây vô sinh hoặc đau khi giao hợp. Rất khó để tự chẩn đoán nguyên nhân gây đau bụng kì kinh nguyệt có phải do ung thư biểu mô gây ra hay không, bệnh này chỉ có thể phát hiện thông qua thăm khám cụ thể.
Vì vậy, nếu muốn biết chính xác nguyên nhân, bạn cần đi khám càng sớm càng tốt để được khám và điều trị kịp thời.
Theo Afamily
Những thời điểm quan hệ tình dục gây hại.. Tình dục là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, đồng thời nó là một trong những yếu tố gắn kết tình cảm vợ và chồng. Tình dục có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa Tuy nhiên, cuộc yêu ở một số thời điểm lại là yếu tố gây hại cho sức khỏe, mọi người cần lưu ý tránh....