Lấn chiếm hàng nghìn mét vuông đất rừng để xây lăng mộ
Ngành chức năng tỉnh Thừa Thiên – Huế xác định diện tích đất rừng bị lấn chiếm là 3 hecta, có hộ dân chiếm đến hơn 3.000 m2 dựng hàng chục mộ gió.
Năm 2006, xã Phú Xuân, huyện Phú Vang, được UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế chọn làm điểm xây dựng nghĩa trang nhân dân cho toàn huyện Phú Vang trên diện tích 7 hecta. Công trình được đầu tư hiện đại với hệ thống phụ trợ đạt chuẩn. Tuy nhiên, khi hoàn thành, nhiều hộ dân không chịu vào chôn cất thân nhân mà chọn những khu đất liền kề để xây lăng, đắp mộ. Những khu đất này trước được đầu tư làm dự án trồng rừng tràm phủ xanh đồi cát của địa phương.
Nhiều diện tích đất ở các thôn của xã Phú Xuân được người ngoài địa phương dựng mô gió, cọc tiêu, hàng rào bằng bêtông để phân định ranh giới. Ảnh: Đắc Đức.
Người dân địa phương cho hay, sau khi rừng tràm được thu hoạch, hàng nghìn mét vuông bỗng trở thành khu lăng mộ tập trung, được xây dựng kiên cố. Trong đó, nhiều ngôi mộ tồn tại dưới hình thức mộ gió và được xí phần để chờ người chết.
“Cách mua bán đất hầu như chỉ thỏa thuận miệng hoặc được sang tay với giá trị từ vài triệu đến hàng chục triệu mỗi lô tùy thuộc địa thế. Điều này khiến không ít người dân bản xứ bức xúc”, một người dân xã Phú Xuân nói và cho hay đa số chủ sở hữu những lô đất nằm ngoài quy hoạch của nghĩa trang huyện Phú Vang đều là người vùng khác đến.
Ông Hồ Đình Tiễn, Chủ tịch UBND xã Phú Xuân cho biết, tình trạng người ngoài địa phương đến xí phần để chôn cất người thân xảy ra từ năm 2007 và ngày càng tăng về số lượng, diện tích lấn chiếm. Thống kê sơ bộ ngành chức năng mới đây cho thấy, tổng diện tích bao chiếm là trên 4,3 hecta, tập trung ở các thôn Diên Đại, Quảng Xuyên, Xuân Ổ và Lộc Sơn (xã Phú Xuân). Trong đó diện tích tại khu vực rừng sản xuất bị lấn chiếm là 3,1 hecta.
Video đang HOT
Qua kiểm đếm có 326 bo mộ giả, 112 lăng mộ với diện tích xây dựng 1.480 m2. Người ngoài địa phương vào bao chiếm là 54 trường hợp, diện tích trên 3,7 hecta. Có hộ bao chiếm trên diện từ 1.500 đến hơn 3.000 m2, dựng hàng chục mộ gió quanh những bờ bao bằng bêtông kiên cố để đánh dấu ranh giới.
Trong khi đó, nghĩa trang nhân dân huyện Phú Vang được xây dựng kiên cố, nhưng nhiều người không chọn làm nơi an nghỉ cho người quá cố. Ảnh: Đắc Đức.
Ông La Phúc Thành, Chủ tịch UBND huyện Phú Vang (Thừa Thiên – Huế), cho biết đã thành lập đoàn kiểm tra của huyện, có cả công an vào cuộc để điều tra, xác minh từng trường hợp bao chiếm và có hay không chuyện mua bán đất để xử lý những người có liên quan.
“Chúng tôi sẽ rà soát từng khu vực, lăng mộ nào ngoài quy hoạch sẽ đập bỏ; đồng thời làm rõ trách nhiệm của những người đứng đầu địa phương khi để xảy ra tình trạng này”, ông Thành nói và cho hay UBND huyện tới đây sẽ có đề án cải tạo cổng chào dẫn vào nghĩa trang và bố trí người bảo vệ, quản trang nhằm tránh tình trạng xâm lấn.
Đắc Đức
Theo VNE
Ngư tặc tận diệt thủy sản ở phá Tam Giang, dân điêu đứng
Nạn "ngư tặc" lộng hành trên vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai của tỉnh Thừa Thiên - Huế đã và đang khiến ngư dân điêu đứng, nguồn lợi thủy sản và môi trường đầm phá bị hủy hoại.
Khai thác tận diệt, đánh người
Từ năm 2010 đến nay, trước tình trạng nguồn lợi thủy sản trên vùng đầm phá Tam Giang- Cầu Hai suy giảm nghiêm trọng do nạn đánh bắt tận diệt, UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế đã thành lập hơn 20 khu bảo vệ thủy sản (BVTS) với tổng diện tích mặt nước gần 600ha. Tuy nhiên, sau khi được thành lập, thủy sản tại nhiều khu bảo vệ vẫn bị khai thác tận diệt.
Công an xã Điền Hải tuần tra tại khu BVTS Cồn Cát. Ảnh: An Sơn
Có mặt tại khu BVTS Cồn Cát (xã Điền Hải, huyện Phong Điền), chúng tôi chứng kiến nhiều thuyền của ngư tặc đang ngang nhiên đánh bắt thủy sản bằng các phương tiện hủy diệt như xung điện, lừ xếp, giã cào... Ông Nguyễn Xuân Long - Phó trưởng Công an xã Điền Hải cho biết, mặc dù ngư dân trong tổ tự quản của chi hội nghề cá xã đã nhiều lần phối hợp Công an xã tổ chức truy đuổi, nhưng nạn "ngư tặc" lộng hành tại khu BVTS Cồn Cát vẫn ngày càng gia tăng.
Theo ông Long, các đối tượng ngư tặc rất manh động, sẵn sàng tấn công lại lực lượng truy đuổi. Mới đây, lực lượng của tổ tự quản truy đuổi 10 thuyền của ngư tặc thì một thành viên của tổ này là ông Phan Đế bị 3 đối tượng dùng gậy đánh bị thương, phải nhập viện cấp cứu. Chuyện tại khu BVTS Cồn Cát cũng là thực trạng chung tại nhiều khu BVTS khác trên vùng đầm phá Tam Giang- Cầu Hai.
Ngoài tàn phá các khu BVTS, ngư tặc còn ngang nhiên vào đánh bắt tận diệt tại các hồ nuôi của ngư dân. Nhiều năm trở lại đây, hàng loạt hộ nuôi tôm, cá trên đầm phá ở các xã Quảng Phước, Quảng An, Quảng Lợi và thị trấn Sịa (huyện Quảng Điền) bị ngư tặc đẩy vào cảnh sạt nghiệp. "Hồ nuôi của gia đình tôi đã nhiều lần bị ngư tặc ngang nhiên đánh bắt bằng xung điện, gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng"- anh Nguyễn Thành (xã Quảng Phước) cho biết. Những năm qua, đã có nhiều người dân và cán bộ ở Quảng Điền bị ngư tặc dùng hung khí tấn công gây thương tích.
Cần giải quyết từ gốc
Trước sự lộng hành của ngư tặc ở vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế đã nhiều lần chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc xử lý. Trong đó, Công an tỉnh được chỉ đạo thành lập chuyên án để điều tra, truy tố các đối tượng ngư tặc. Tuy nhiên, sau những lần chỉ đạo trên của tỉnh, nạn ngư tặc ở vùng đầm phá vẫn rất nhức nhối.
Theo tìm hiểu của NTNN, ngư tặc hoành hành trên khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai chủ yếu đến từ các xã Hương Vinh, Hương Phong (thị xã Hương Trà), Hương Sơ (TP.Huế). Các địa phương trên từ lâu đã được coi là "cái nôi" của ngư tặc. Cuộc sống khó khăn, trong khi không có nghề nghiệp để mưu sinh là nguyên nhân khiến nhiều người dân ở các địa phương này phải sắm các phương tiện đánh bắt tận diệt để trộm cắp thủy sản kiếm sống.
Đại tá Nguyễn Thành Luân - Trưởng phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết: Thời gian qua, Phòng đã phối hợp các đơn vị chức năng tổ chức tuần tra và đã bắt giữ hàng chục vụ ngư tặc đánh bắt thủy sản kiểu tận diệt trên vùng đầm phá nhưng vấn nạn này vẫn khó ngăn chặn. Theo đại tá Luân, để có thể xóa bỏ nạn ngư tặc, các cơ quan chức năng cần giải quyết từ gốc vấn đề. Đó là việc quan tâm hỗ trợ, giúp những người kiếm sống bằng nghề trên có kế mưu sinh và việc làm ổn định để họ từ bỏ nghề mình đang theo.
Theo Danviet
Sẽ lấy ý kiến nhân dân về cầu vượt sông Hương Những ngày qua, phương án kiến trúc cầu vượt sông Hương sau khi được công bố đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều ý kiến cho rằng phương án Chiếc nón chưa đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ cho việc xây dựng công trình cầu vượt trên sông Hương (ảnh dưới) - Ảnh: phối cảnh của đơn vị dự thi -...